Giáo án bài Cây táo đã nảy mầm | Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 4: Cây táo đã nảy mầm sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liu

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 4: Cây táo đã nảy mầm

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết tưởng tượng mình là người làm vườn, chia sẻ cảm xúc khi hạt giống nảy mầm, cây lên xanh tốt, ra hoa, kết quả,…; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Nhờ được cô bé chăm sóc, hạt táo gieo trong chiếc chậu đất ngoài ban công đã nảy mầm. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mầm cây táo là minh chứng rõ ràng cho một niềm tin: giéo hạt lành, ắt sẽ được quả thơm.

- Nói được về ý nghĩa của việc làm trong tranh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Có ý thức phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.

- Bảng phụ ghi đoạn 3.

- Thẻ từ, thẻ câu để HS thực hiện các BT từ câu.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài học

- GV cho HS hoạt động nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Tưởng tượng mình là người làm vườn, chia sẻ cảm xúc khi hạt giống nảy mầm, cây lên xanh tốt, ra hoa, kết quả.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.123 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học.

Giáo án Cây táo đã nảy mầm lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 4 – Hạt táo đã nảy mầm.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe:

Giọng đọc trong sáng.

+ Đoạn 2 giọng trầm buồn, thể hiện niềm hi vọng.

+ Đoạn 3 thể hiện niềm vui.

+ Giọng cô bé: đoạn đầu dỗ dành dịu dàng, đoạn sau hớn hở.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm hoặc chỉ hoạt động.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Từ khó: gieo, lúc lỉu.

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

Cô bé tưới nước cho chậu đất mỗi ngày/ với niềm tin chắc chắn rằng/ ở đó sẽ mọc lên một cây táo.//

Nhưng/ cô bé vẫn không thôi mơ mộng/ về một cây táo có hoa trắng/ và chùm quả xanh/ xuất hiện ở ban công nhà mình.//

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến “mọc lên một cây táo”.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến “ở ban công nhà mình”.

+ Đoạn 3: còn lại.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Lúc lỉu: sai trĩu xuống.

+ Bằng chứng: cái dùng để minh chứng tính chân thật cho một cái khác.

+ Hồn nhiên: biểu hiện có bản tính gần với tự nhiên, có sự đơn giản, chân thật, trong trắng, nhiều khi ngây thơ trong tình cảm, trong suy nghĩ, trong tâm hồn.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.124.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Cô bé ước ao điều gì khi gieo hạt táo vào chiếc chậu đất ngoài ban công?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Khi gieo hạt táo vào chiếc chậu đất ngoài ban công, cô bé ước ao ở đó sẽ nhanh chóng mọc lên một cây táo.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Ước ao của cô bé khi gieo hạt táo vào chiếc chậu đất ngoài ban công.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Những chi tiết nào cho thấy cô bé rất hi vọng hạt táo sẽ nảy mầm?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Những chi tiết cho thấy cô bé rất hi vọng hạt táo nảy mầm:

Tưới nước mỗi ngày.

Luôn mơ mộng về cây táo có hoa trắng và quả xanh.

Thì thầm mỗi sáng trước chậu đất.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Sự chăm sóc và niềm hi vọng của cô bé với hạt táo.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Lời nói của cô bé khi thấy hạt táo nảy mầm nói lên điều gì?

Tìm các đáp án đúng:

Cô bé luôn mong chờ cây táo nảy mầm.

Cô bé rất vui mừng khi hạt táo nảy mầm.

Cô bé coi cây táo như một người bạn.

Cô bé mong cây táo mau ra hoa, kết quả.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Chọn các đáp án:

Cô bé rất vui mừng khi hạt táo nảy mầm.

Cô bé coi cây táo như một người bạn.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3: Hạt táo nảy mầm và vẻ đẹp của hạt táo trong tưởng tượng của cô bé.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Tưởng tượng, kể tiếp về việc chăm sóc của cô bé và sự phát triển của mầm táo nhỏ.

+ GV hướng dẫn HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.

(Gợi ý: Sau vài tuần chăm sóc, từ hai chiếc lá bé xíu ban đầu, cây táo đã ra thêm bốn, rồi năm, sáu chiếc lá xanh mơn mởn, hằng ngày cô bé vẫn chăm chỉ tưới nước cho cây, và không thôi ước ao về một ngày cây táo ra hoa, kết quả.)

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Nội dung bài đọc: Nhờ được cô bé chăm sóc, hạt táo gieo trong chiếc chậu đất ngoài ban công đã nảy mầm.

+ Ý nghĩa bài đọc: Mầm cây táo là minh chứng rõ ràng cho một niềm tin: giéo hạt lành, ắt sẽ được quả thơm.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Đặt một tên khác cho bài đọc.

+ GV hướng dẫn HS trả lời theo cảm nhận riêng.

(Gợi ý: Rồi cây táo sẽ lớn, Mầm cây bé nhỏ,…)

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc thầm.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS đọc câu hỏi 1.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 2.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 3.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 4.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 5.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời.

................................

................................

................................

Giáo án (Luyện từ và câu) Luyện tập về nhân hoá (trang 124, 125)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Xác định đúng các cách nhân hóa, biết sử dụng biện pháp nhân hóa để ghi lại lời nói của sự vật.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có sử dụng phép nhân hóa).

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về nhân hóa, các cách nhân hóa.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 2 – Luyện tập về nhân hóa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm và xác định cách nhân hóa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm và xác định được cách nhân hóa có trong đoạn vè, đoạn thơ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HSxác định yêu cầu của BT1a:

+ Tìm các sự vật được nhân hóa.

+ Mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng những cách nào?

- GV cho HS thảo luận nhóm để thực hiện các yêu cầu của BT.

GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Sự vật nhân hóa

Cách nhân hóa

Chim sẻ

Gọi bằng “bà”.

Chim sâu

Gọi bằng “mẹ”.

Có tính cách như con người: có tình có nghĩa.

Tu hú

Gọi bằng “cô”.

Có hoạt động như con người: giục hè đến mau.

Cú mèo

Gọi bằng “bác”.

Có trạng thái như con người: buồn ngủ.

Mặt trời

Có hoạt động như con người: rúc bụi tre.

Có hoạt động như con người: chào.

Có cách xưng hô như con người: anh bạn.

- GV yêu cầu HSxác định yêu cầu của BT1b: Chọn ra hình ảnh nhân hóa em thích và giải thích lí do.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về hình ảnh nhân hóa em thích và giải thích lí do. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

(Gợi ý: Em thích nhất là hình ảnh “bà chim sẻ”. Hình ảnh nhân hóa giúp chim sẻ trở nên sinh động, ngộ nghĩnh, gần gũi như một con người,…)

Hoạt động 2: Sử dụng biện pháp nhân hóa để hoàn thành đoạn văn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành được đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc đoạn văn.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện yêu cầu BT.

GV mời đại diện 1 – 2 nhómHS chia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

(Gợi ý: - Chào cô bé dễ thương!; - Chào các bạn hoa xinh đẹp!)

Hoạt động 3: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lời tự giới thiệu của một đồ vật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của BT3:

Sử dụng biện pháp nhân hóa viết 3 – 4 câu ghi lại lời giới thiệu của một đồ vật.

- GV hướng dẫn HS thực hiện BT:

+ Mỗi sự vật sẽ xưng hô như thế nào? (Gợi ý: tôi, tớ, mình,…)

+ Đồ vật sẽ giới thiệu những gì về mình? (Gợi ý: tên, đặc điểm nổi bật, công dụng,…)

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT.

GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp, chỉ ra từ dùng để xưng hô. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Hoàn thiện các bài tập còn thiếu trong SHS.

+ Ôn lại các kiến thức đã học về nhân hóa.

+ Đọc trước Tiết 3: Viết SHS tr.125.

- HS thảo luận nhóm

- HS trả lời:

+ Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

+ Có 3 cách nhân hóa. Đó là:

Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.

Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.

Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS xác định yêu cầu BT1a.

- HS hoạt động nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS xác định yêu cầu BT1b.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT2.

- HS thảo luận nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS xác định yêu cầu BT3.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

................................

................................

................................

Giáo án Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Nhận diện và tìm ý cho bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gẫn gũi, thân thiết.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS làm việc nhóm đôi trả lời câu hỏi:

+ Em có hay bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình với người gần gũi, thân thiết với em không?

+ Em sẽ bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình như thế nào?

(VD: Kể về những việc làm tốt của họ đối với em, sự quan tâm, chăm sóc họ dành cho em,…)

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ phân tích được đề bài.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, trả lời một số câu hỏi để phân tích đề bài:

+ Đề bài yêu cầu viết đoạn văn thuộc thể loại nào?

+ Đối tượng chính trong đoạn văn là ai?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Nhận diện đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1, đọc đoạn văn và các câu hỏi gợi ý.

- GV cho HS thảo luận nhóm để thực hiện BT.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. Câu văn mở đầu đoạn văn giới thiệu bố là người gần gũi nhất với bạn nhỏ.

b. Các việc làm:

Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bố đối với bạn nhỏ: thường đọc truyện cho bạn nhỏ nghe, cùng vẽ tranh, xếp hình, cuối tuần đưa đi chơi, tặng chuông gió,…

Nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bố: tự tay làm quà, làm thiệp tặng bố, mong bố luôn mạnh khỏe,…

c. Câu cuối đoạn văn nói về tình cảm và ước mong của bạn nhỏ đối với bố.

Hoạt động 3: Rút ra ghi nhớ về cấu tạo đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:

+ Theo em, đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết thường gồm mấy phần?

+ Mỗi phần có nhiệm vụ gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV rút ra cấu tạo của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc thường có:

+ Câu mở đầu: Giới thiệu người gần gũi, thân thiết.

+ Các câu tiếp theo:

Kể lời nói, việc làm,… thể hiện sự gần gũi, thân thiết.

Nêu tình cảm, cảm xúc với người gần gũi, thân thiết.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc ghi nhớ. Các HS khác theo dõi, lắng nghe.

Hoạt động 4: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm được ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc các gợi ý.

- GV cho HS chia sẻ trong nhóm đôi, ghi chép vắn tắt những nội dung chính.

(Gợi ý: Xác định đối tượng cần nêu tình cảm, cảm xúc à nêu nội dung, diễn biến của hoạt động thể hiện tình cảm, cảm xúc à nêu kết thúc/ kết quả.)

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức về nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Nói ý nghĩa của việc làm trong các bức tranh.

- GV cho HS quan sát tranh, nói về việc làm và kết quả việc làm của các bạn HS và người làm vườn.

Giáo án Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS nói trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động, tổng kết bài học.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Nắm được cấu tạo của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

+ Tìm đọc thêm một số bài thơ, câu chuyện về chủ đề ước mơ.

+ Chuẩn bị bài đọc Hái trăng trên đỉnh núi SHS tr.127.

- HS làm việc nhóm.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu tình cảm, cảm xúc.

+ Em và một người gần gũi, thân thiết.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT1.

- HS thảo luận nhóm.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS rút ra ghi nhớ.

- HS đọc ghi nhớ.

- HS xác định yêu cầu BT2.

- HS hoạt động nhóm.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS nói trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 4: Cây táo đã nảy mầm.

Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong

Giáo án Bài 5: Hái trăng trên đỉnh núi

Giáo án Bài 6: Hướng dẫn tham gia cuộc thi vẽ

Giáo án Bài 7: Nếu chúng mình có phép lạ

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá