Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2024

1.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn 10. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2024

I. Kiến thức trọng tâm giữa kì 1 Ngữ văn 10

A. PHẦN VĂN BẢN

1. Thần thoại

Văn bản

Thể loại

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Thần trụ trời

Thần thoại Việt Nam

Tác giả dân gian

Sự lí giải của con người dựa vào yếu tố tâm linh, thần kì để giải mã các hiện tượng xung quanh cuộc sống.

Sử dụng thành công yếu tố kỳ ảo hoang đường.

Prô-mê-tê và loài người

Thần thoại Hy Lạp

Tác giả dân gian

- Lý giải nguồn gốc của loài người và loài vật

- Ca ngợi ý nghĩa của ngọn lửa trong cuộc sống

- Sử dụng thành công các yếu tố kì ảo hoang đường

- Tình huống truyện gay cấn, bất ngờ

Đi san mặt đất

Truyện thơ của người Lô Lô

Tác giả dân gian

- Lý giải cách con người sinh sống thủa ban sơ

- Ca ngợi ý nghĩa vai trò của con người đối với thiên nhiên

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

- Phương thức biểu đạt thú vị, cuốn hút.

Cuộc tu bổ lại các giống vật

Thần thoại Việt Nam

Tác giả dân gian

Lý giải đặc điểm phần chân của chó, vịt, chiền chiện, đó nách và ốc cau

Sử dụng thành công các yếu tố kì ảo hoang đường

2. Sử thi

Văn bản

Thể loại

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Đăm Săn chiến thắng Mtao – Mxây

Sử thi Ê-đê

Tác giả dân gian

- Ca ngợi dũng cảm, trọng danh dự, gắn bó với gia đình

- Phê phán tính cách tham lam, độc ác, hèn nhát

- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ

- Nghệ thuật phóng đại

Gặp Ka-ríp và Xi-la

Sử thi Hy Lạp

Tác giả dân gian

- Ca ngợi dũng cảm chiến đấu của Ô-đi-xê khi gặp những khó khăn, thử thach trên biển

- Ca ngợi khả năng lãnh dạo cả Ô-đi-xê khi gặp khó khăn thử thách trong chuyến đi

- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ

- Nghệ thuật phóng đại

Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời

Sử thi Ê-đê

Tác giả dân gian

- Ca ngợi khát khao chinh phục nữ thần Mặt trời của Đăm Săn

- Thể hện khát vọng chinh phục tự nhiên của người xưa

Nghệ thuật so sánh,

B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn

- Thiếu mạch lạc:

+ Các câu trong đoạn văn không tập trung vào một chủ đề (lỗi lạc chủ đề) hoặc nội dung nêu trong câu chủ đề không được triển khai đầy đủ trong đoạn văn (lỗi thiếu hụt chủ đề).

+ Các câu trong đoạn văn không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

- Thiếu các phương tiện liên kết hoặc sử dụng các phương tiện liên kết chưa phù hợp

2. Cách đánh dấu bị tỉnh lược trong văn bản

- Dùng kí hiệu chấm lửng đặt trong ngoặc đơn (...) hoặc trong móc vuông

- Dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược dẫn, lược một đoạn,...

- Dùng một đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược

- Kết hợp một số cách nêu trên

II. Đề thi minh họa giữa kì 1 Ngữ văn 10

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau :

Người anh hùng vĩ đại của thành A-ten là Tê-dê, chàng đã có nhiều cuộc phiêu lưu và tham dự nhiều sự kiệnquan trọng đến nỗi ở A-ten người ta có câu “Không có việc gì mà không có Tê-dê”
Chàng là con của vua Ê-giê tại A-ten. Tuy nhiên thuở nhỏ chàng sống nơi quê mẹ, trong một thành phố phía nam Hy Lạp. Ê-giê quay trở về Hy Lạp lúc Tê-dê chưa sinh ra, nhưng trước khi đi ông có đặt một thanh kiếm và một đôi giày vào trong một cái hố và lấp lại bằng một tảng đá lớn. Ông làm việc này với sự chứng kiến của vợ và dặn rằng khi nào đứa con trai – nếu nàng sinh ra con trai – của họ lớn lên đủ mạnh để lăn hòn đá này đi và lấy những thứ cất bên dưới thì hãy cho nó đến A-ten nhận cha.

Đứa bé sinh ra là con trai và khoẻ mạnh hơn các trẻ khác rất nhiều, thế nên khi mẹ cậu cuối cùng dẫn cậu đến nơi hòn đá thì cậu nhấc nó lên một cách dễ dàng. Bà bèn bảo cậu rằng đã đến lúc cậu đi tìm cha và đã có một chiếc thuyền được ông ngoại cậu dành sẵn cho cậu. Nhưng Tê-dê không muốn đi bằng đường thuỷ vì chuyến đi như thế quá an toàn và nhàn nhã.

Ý nghĩ của chàng là sớm trở thành một đại anh hùng, và quá an toàn, dễ dãi không phải là cách để đạt tới điều đó. Chàng luôn luôn mơ tưởng được như Hê-ra-cờ-lét – vị anh hùng sáng chói nhất trong các anh hùng của người Hy Lạp, và chàng quyết định hành động sao cho sáng chói như thế. Điều này hoàn toàn tự nhiên vì hai người là anh em họ.

Do đó, chàng khăng khăng từ chối chiếc thuyền mà mẹ và ông ngoại chàng đã thuyết phục chàng sử dụng, chàng bảo rằng đi bằng thuyền như thế là sự lẩn trốn gian nguy một cách hèn hạ và chàng quyết tâm đi đến A-ten bằng đường bộ. Đây là một chuyến đi dài và rất nguy hiểm vì bọn cướp đầy đường. Tuy nhiên, chàng đã tiêu diệt sạch bọn chúng, chàng chẳng để sót một tên nào có thể quấy nhiều khách bộ hành tương lai […]

(Theo Ê-đi Ha-min-tơn, Huyền thoại phương Tây, Chương Ngọc dịch, NXB Mỹ thuật, Hà Nội, 2004)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm

Câu 2. Xác định ngôi kể trong văn bản:

A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Theo văn bản, Tê-dê có nguồn gốc xuất thân như thế nào?

A. Chàng là con vua Ê-giê ở A-ten
B. Chàng sống ở phía tây thành phố Hy Lạp
C. Chàng là con thần Dớt
D. Chàng sống với cha từ thuở nhỏ.

Câu 4. Vì sao Tê-dê từ chối sử dụng chiếc thuyền của mẹ và ông ngoại chuẩn bị cho mình?

A. Chàng sợ đắm thuyền trên biển, không thể đi tìm cha được
B. Chàng bảo đi bằng thuyền sẽ gặp nhiều cướp trên biển
C. Chàng bảo đi bằng thuyền như thế là sự lẩn trốn gian nguy một cách hèn hạ.
D. Chàng có thể tự lo cho bản thân, không cần tới sự trợ giúp.

Câu 5. Ý nghĩa câu nói của người dân ở A –ten: “Không có việc gì mà không có Tê-dê”?

A. Biết ơn người có công với cộng đồng
B. Tôn vinh người anh hùng Tê -dê
C. Sự ngưỡng mộ đối với Tê-dê
D. Khẳng định sự nghiệp lẫy lừng của Tê-dê.

Câu 6. Câu nói của người dân ở A –ten: “Không có việc gì mà không có Tê-dê” đã thể hiện thái độ nào với người anh hùng?

A. Sự ngưỡng mộ
B. Lòng biết ơn
C. Thái độ ngợi ca
D. Thái độ trân trọng

Câu 7. Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong câu văn sau: “Đứa bé sinh ra là con trai và khoẻ mạnh hơn các trẻ khác rất nhiều, thế nên khi mẹ cậu cuối cùng dẫn cậu đến nơi hòn đá thì cậu nhấc nó lên một cách dễ dàng”

A. Nhân hoá
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Cường điệu

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Theo em, mục đích của thử thách đầu tiên mà cha Tê-dê đặt ra cho con trai là gì?

Câu 9. Thông tin “Nhưng Tê-dê không muốn đi bằng đường thuỷ vì chuyến đi như thế quá an toàn và nhàn nhã” giúp em hiều gì về Tê-dê?

Câu 10. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói của Tê -dê: “Đi bằng thuyền như thế là sự lẩn trốn gian nguy một cách hèn hạ”

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống

Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 B 0.5
2 C 0.5
3 A 0.5
4 C 0.5
5 D 0.5
6 C 0.5
7 D 0.5

8

Mục đích: muốn kiểm tra cậu con trai xem có đủ sức mạnh về thể chất, đủ ý chí, đủ trưởng thành để đối mặt với những khó khăn thử thách trên đường đi tìm cha hay không.

0.5

9

Hiểu về Tê-dê: là người ưu khám phá, ưu thử thách mạo hiểm. Chàng muốn thử thách bản thân mình, muốn đối diện với gian nguy, muốn trải nghiệm để học hỏi.

1,0

10

Hiểu về câu nói của Tê -dê: “Đi bằng thuyền như thế là sự lẩn trốn gian nguy một cách hèn hạ”: Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách, thay vì tìm cách né tránh, chúng ta phải đối mặt với nó và vượt qua nó để đi tới thành công.

1,0

II

 

VIẾT

4,0

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội

0,25

 

 

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

Suy nghĩ của mình ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống

0,5

 

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

1. Mở bài

– Nêu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống

2. Thân bài

– Giải thích: Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó, buộc con người ta phải vượt qua.

– Phân tích

+ Cuộc đời vốn không bằng phẳng mà luôn có những khó khăn, vấp ngã đang chờ đón con người.

+ Những khó khăn của cuộc sống là môi trường để thử thách tuổi trẻ;

– Ý nghĩa:

+ Khi ta vượt qua những thử thách ta sẽ có bản lĩnh vững vàng

+ Ta sẽ rèn được ý chí, nghị lực; có sức mạnh tinh thần để từng bước dấn thân vào cuộc đời; làm chủ cuộc đời của mình…

+ Có thêm kinh nghiệm để phát triển tương lai

 

3. Kết bài

Phải biết thử thách là điều tất yếu để chuẩn bị tinh thần tìm mọi cách vượt qua và đi qua nó để cuộc sống tốt đẹp hơn.

2.5

 

 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

 

 

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5

 

Tổng điểm

10.0

Đánh giá

0

0 đánh giá