Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2024

1.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 Ngữ Văn 10. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2024

A.   PHẦN KIẾN THỨC

I.   TRI THỨC NGỮ VĂN

1.   Văn học trung đại

a.   Khái quát chung về văn học trung đại

-  Văn học trung đại Việt Nam hình thành, phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX; trong thời phong kiến.

-  Gồm hai bộ phận: Văn học viết bằng chữ Hán văn học viết bằng chữ Nôm

-  Văn học trung đại được nuôi dưỡng bởi nguồn mạch của văn học dân gian

-  Tiếp thu một cách chọn lọc, sáng tạo tinh hoa của nhiều nền văn hoá, văn học trong khu vực đặc biệt là văn học cổ điển Trung Hoa.

-   Nội dung chủ yếu: yêu nước và nhân văn, nhân đạo

-   Đặc trưng:

+ Tính nguyên hợp (văn, sử, triết bất phân)

+ Tính sùng cổ

+ Tính song ngữ

+ Tính quy phạm -> đặc trưng tiêu biểu nhất

b.   Tác giả văn học trung đại

-   các thế hệ trí thức giàu ý thức tự tôn dân tộc

-  Hấp thụ tinh hoa văn hoá dân gian tiếp nhận ảnh hưởng tưởng Nho, Phật, Đạo

-  Loại hình tác giả phổ biến thiền sư, nhà nho, đạo

c.  Văn nghị luận thời trung đại

-  Thể loại phong phú: hịch, cáo, chiếu, biểu, thư, trát, luận thuyết, tự, bạt…

-  Đặc điểm của văn nghị luận thời trung đại

+ Bố cục mang tính quy phạm

+ Lời văn chứa nhiều điển tích, điển cố

+ Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng điệu hùng hồn

+ Giàu yếu tố biểu cảm thể hiện rõ quan điểm, chủ kiến của người viết

d. Tác gia Nguyễn Trãi

-    Tiểu sử

-  Sự nghiệp sáng tác

-  Đọc hiểu các tác phẩm chữ Hán chữ Nôm theo đặc trưng thể loại

2. Quyền năng của người kể chuyện

a.  Người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

-    Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể xưng “tôi” hoặc dùng một hình thức tự xưng tương đương.

-    Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, không tham gia vào các sự việc, chỉ được nhận biết qua lời kể.

-   Lời người kể chuyện là lời kể, tả, bình luận của người kể chuyện, có chức năng khắc hoạ bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, thái độ đánh giá đối với  sự việc, nhân vật.

-   Quyền năng của người kể chuyện thể hiện ở phạm vi miêu tả, phân tích, lí giải và mức độ định hướng đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật được khắc hoạ trong tác phẩm văn học.

b.  Cảm hứng chủ đạo

-   Là tình cảm, thái độ được thể hiện xuyên suốt tác phẩm đối với những vấn đề cuộc sống được nêu ra.

c.  Biện pháp chêm xen và biện pháp liệt

 

-   Chêm xen trước hết là một thao tác trong tạo câu;còn có tính chất của một biện pháp tu từ.

-   Liệt kê là trình bày một chuỗi các yếu tố cùng loại nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về một đối tượng được nói đến trong câu hoặc trong đoạn.

II.  Đọc hiểu văn bản

a.   Đọc hiểu văn bản truyện

+ Xác định được phương thức biểu đạt, thể loại của văn bản/đoạn trích.

+ Xác định được cốt truyện, các sự việc chi tiết tiêu biểu, nhân vật, tình huống truyện trong văn bản/đoạn trích.

+ Xác định được không gian, thời gian trong văn bản/đoạn trích.

+ Chỉ ra thông tin trong văn bản/ đoạn trích.

+ Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản/đoạn trích: đề tài, chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, ý nghĩa của sự việc chi tiết tiêu biểu…

+ Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của văn bản/ đoạn trích: nghệ thuật trần thuật, xây dựng nhân vật, chi tiết hoang đường kì ảo…

+ Hiểu được một số đặc trưng của tự sự dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại thể hiện trong văn bản/đoạn trích.

+ Nhận xét giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong văn bản/đoạn trích.

+ Rút ra được thông điệp, bài học cho bản thân từ nội dung văn bản/đoạn trích.

b.   Đọc hiểu văn bản thơ trữ tình

+ Xác định được phương thức biểu đạt, thể thơ, các biện pháp tu từ trong văn bản/đoạn trích thơ Đường luật trung đại Việt Nam.

+ Xác định được đề tài; chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc, hình  tượng nhân vật trữ tình của bài thơ/đoạn thơ.

+ Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh,... trong bài thơ/đoạn thơ.

+ Chỉ ra được thông tin trong bài thơ/đoạn thơ.

+ Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản/đoạn trích: bức tranh thiên nhiên, đời sống; tâm sự của tác giả,...

+ Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: hình ảnh, ngôn ngữ, biện pháp tư từ,...

+ Hiểu được một số đặc trưng của thơ Đường luật trung đại Việt Nam; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ.

+ Nhận xét ý nghĩa, giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức của bài thơ/đoạn thơ.

+ Rút ra được thông điệp, bài học cho bản thân từ nội dung bài thơ/đoạn thơ.

III.   Viết bài văn nghị luận

1.   Nghị luận về một vấn đề hội

a.   Nghị luận về một tư tưởng, đạo

+ Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận.

+ Xác định được yêu cầu trình bày bài văn.

+ Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí.

+ Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí.

+ Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân bàn luận về tư tưởng đạo lí.

+ Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.

b.   Nghị luận về một hiện tượng đời sống

+ Nhận diện hiện tượng đời sống cần nghị luận.

+ Xác định được yêu cầu trình bày bài văn.

+ Hiểu được thực trạng/nguyên nhân/ các mặt lợi - hại, đúng - sai của hiện tượng đời sống.

+ Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu

 

đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về hiện tượng đời sống.

+ Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống.

+ Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.

2.   Nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (chủ đề nhân vật trong tác phẩm truyện)

+ Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề của một tác phẩm truyện và mối quan hệ giữa chủ đề với các các nhân vật được xây dựng trong tác phẩm (Chủ để đã chi phối sự lựa chọn, miêu tả nhân vật như thế nào, nhân vật đã phát triển và khơi sâu về chủ đề ra sao… với những ngữ liệu sinh động).

+ Cách tạo lập một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện hấp dẫn, sâu sắc, sinh động và thú vị.

B.   PHẦN THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP

 

ĐỀ SỐ 1

 

Thời gian làm bài 90 phút

 

I.   ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

 

Đọc văn bản sau:

Anh nhớ không những con đường quê ta Thân thương từ thuở nhỏ ?

Bao năm tháng đi về trên ngõ

Bao hoàng hôn rậm rịch bước chân trâu Đường lập loè đom đóm bay cao

Ta ghé cửa nhà nhau xin lửa Nghe hoa súng bờ ao se sẽ nở

Da diết lòng hương dịu tự vườn cau...

 

Xưa xóm nghèo mái rạ chen nhau Gồ ghề lối hẹp

Hun hút bờ tre gió rét Mưa dầm lầy lội bùn trơn

Bà lưng còng chống gậy bước run Còm cõi vai gầy gánh nặng

Sương trắng mùa đông ngõ vắng Quét hoài không hết lá khô...

Ôi những con đường hẹp ngày xưa Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt Khiến lòng người nhiều khi cũng chật... Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng Bước đi dài đường phải thênh thang

Vui mở với đời ta như trời rộng…

(Những con đường, Trích Hương cây – 1968 – Lưu Quang Vũ)

 

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

A.   Tự do.

B.   Hiện đại.

C.   Bảy chữ.

D.   Tám chữ.

Câu 2. Các từ láy trong khổ thơ đầu:

A.   rậm rịch, lập loè, lầy lội, còm cõi.

B.   rậm rịch, lập loè, se sẽ, da diết.

C.   ghồ ghề, hun hút, lầy lội, còm cõi.

D.   se sẽ, da diết, ghồ ghề, hun hút.

Câu 3. Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn trích?

A.   Xóm nghèo mái rạ.

B.   Bờ tre hun hút.

C.   Đom đóm lập lòe.

D.   Dòng sông xanh mát.

Câu 4. Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu thơ còm cõi vai gầy gánh nặng?

A.   Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người bà.

B.   Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người mẹ.

C.   Nhấn mạnh niềm vui, niềm hạnh phúc của người bà.

D.   Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, kiên cường của người bà.

Câu 5. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong đọan thơ là

A.   ngỡ ngàng.

B.   nhớ thương.

C.   hân hoan.

D.   đau buồn.

Câu 6. Con đường ngày xưa con đường ngày mai có gì khác nhau?

A.   Con đường ngày xưa thân thương, con đường ngày mai xa lạ.

B.   Con đường ngày xưa gồ ghề, con đường ngày mai bằng phẳng.

C.   Con đường ngày xưa hẹp, con đường ngày mai thênh thang.

D.   Con đường ngày xưa lầy lội bùn trơn, con đường ngày mai rực rỡ ánh điện.

Câu 7. Theo văn bản, các câu thơ sau được hiểu như thế nào?

Ôi những con đường hẹp ngày xưa Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...

A.   Điều kiện sống thiếu thốn ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người.

B.   Điều kiện sống sung túc ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người.

C.   Điều kiện sống không ảnh hưởng đến lối sống của con người.

D.   Cần tạo môi trường sống tốt đẹp để con người được phát triển.

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.

Câu 9. Anh/chị có đồng tình với ước vọng của tác giả trong hai câu thơ sau không? Vì sao?

Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng Bước đi dài đường phải thênh thang

Câu 10. Thông điệp có ý nghĩa tích cực mà anh/ chị nhận được sau khi đọc đoạn trích?

II.   VIẾT (4.0 điểm)

Đọc truyện ngắn:

Một viện bảo tàng được lát đá cẩm thạch rất tinh tế và ngay chính giữa sảnh ngự một bức tượng cẩm thạch khổng lồ. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây đều trầm trồ trước bức tượng cẩm thạch lộng lẫy này.

Đêm nọ, đá cẩm thạch nói với tượng cẩm thạch.

Đá: Này tượng, như thế là không công bằng đâu nhé. Thật là bất công! Tại sao mọi người tới đây đều giẫm lên tôi trong khi họ ngước mắt ngưỡng mộ cậu?

Tượng: Đá thân mến, cậu có nhớ rằng chúng ta đều sinh ra từ một mỏ đá không?

Đá: Đúng vậy! Chính điều đó lại càng làm tớ thấy bất công hơn. Chúng ta sinh ra từ một mỏ nhưng lại được đối xử khác nhau. Bất công làm sao!

Tượng: Rồi cậu có còn nhớ ngày mà nhà điêu khắc đẽo cậu nhưng cậu từ chối không để các dụng cụ đó đẽo gọt lên mình không?

Đá: Đúng thế, tớ vẫn nhớ […].

Tượng: Rồi thì ông ấy quyết định từ bỏ cậu và bắt đầu làm việc trên mình tớ. Tớ hiểu ngay rằng mình sẽ khác biệt sau những nỗ lực của ông ấy. Tớ không từ chối các dụng cụ. Thay vào đó, tớ chịu đựng đau đớn khi những dụng cụ đó gọt giũa vào thân mình.

Đá: Ừ…

Tượng: Cậu thân mến, đó là cái giá của mọi thứ trong cuộc sống. Vì cậu quyết định bỏ cuộc giữa chừng, cậu không thể oán trách vì sao hôm nay người ta lại giẫm lên cậu.

(Bạn chỉ sống có một lần, Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2018, tr.90,91)

Thực hiện yêu cầu:

Câu chuyện giữa nhân vật đá cẩm thạch tượng cẩm thạch gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì?

Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 500 chữ trình bày suy nghĩ đó.

 

ĐỀ SỐ 2

Thời gian làm bài 90 phú

 

I.   ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau:

 

ĐƯỜNG ĐI HỌC

 

Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó

Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ

Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh…

 

Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe

 

Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài

Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt Túc tắc rồi con cũng lớn như ai.

 

Thêm một tuổi là con thêm một lớp Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn Con đường cũ mở ra nhiều lối mới

Cánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn.

 

Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con !

18.02.2003

(Trích Từ khi có phượng, Nguyễn Ngọc Hưng, NXB Hội nhà văn, 2005, tr.7-8)

Lựa chọn đáp án đúng :

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì ?

A.   Phong cách ngôn ngữ chính luận

B.   Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

C.   Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

D.   Phong cách ngôn ngữ khoa học

Câu 2. Từ “khúc khuỷu” thuộc từ loại nào ?

A.   Danh từ

B.   Động từ

 

C.   Trạng từ

D.   Tính từ

Câu 3. Những hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của con đường đi học ?

A.   Đầy hoa cỏ, ổ gà ổ chó

B.   Đầy hoa cỏ, những cánh bướm xinh

C.   Đầy hoa cỏ, khúc khuỷu

D.   Những cánh bướm xinh, ổ gà ổ chó

Câu 4. Ý nào sau đây không thể hiện đúng hoàn cảnh sống của tác giả trong bài thơ ?

A.   Cơ cực, manh áo nghèo

B.   Thiếu thốn, cơm cõng củ

C.   Cơ cực, thiếu tình thương

D.   Nghèo khổ, bữa cháo bữa rau

Câu 5. Trong kí ức của tác giả, con đường đi học hiện lên như thế nào ?

A.   Khó khăn, thơ mộng

B.   Khúc khuỷu, huy hoàng

C.   Gai góc, khúc khuỷu

D.   Thơ mộng, huy hoàng

Câu 6. Câu thơ “Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót” gợi ra hình ảnh một cậu bé

A.   nhanh nhẹn như chim sáo.

B.   đang nhảy chân sáo.

C.   hồn nhiên, vô tư.

D.   lạc quan, ca hát.

Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản ?

A.   Kí ức về con đường đi học đầy gian khổ nhưng thơ mộng

B.   Kí ức tuổi thơ gian khó gắn với con đường đi học và người mẹ tảo tần

C.   Kí ức về những ngày gian khổ và người mẹ tảo tần

D.   Kí ức về tuổi thơ hồn nhiên, tinh nghịch bên mẹ

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Ôi ! Thương quá cái thời cơm cõng củ”.

Câu 9. Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ.

Câu 10. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về con đường đi học của mình.

II.   VIẾT (4,0 điểm)

Đọc truyện ngắn:

Nghề của mẹ

Mẹ tôi làm nghề bán cá. Mùa nước nổi mẹ bán cá linh. Cá linh đưa lên bờ mau chết dễ sình, nên xuống bến mua cá xong mẹ phải chạy rao bán khắp xóm.

Có lần mẹ đội thau cá đứng trước cổng trường tiểu học nơi tôi học, ở ngoài rào mẹ ngoắt tôi đến cốt đưa cho gói xôi, cái bánh…

 

Mấy năm học xa, tôi không cho ai biết mẹ làm nghề bán cá.

Nay về, giữa mênh mông đồng nước quê mình, tự thấy như chưa bao giờ tròn chữ hiếu cùng mẹ.

(Võ Thành An, nguồn Kiến thức ngày nay số 404 ngày 06/01/2015)

Thực hiện yêu cầu:

Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện ngắn trên.

ĐỀ SỐ 3

Thời gian làm bài 90 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài ca dao:

Hôm qua tát nước đầu đình,

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.

Em được thì cho anh xin, Hay là em để làm tin trong nhà?

Áo anh sứt chỉ đường tà,

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu, Áo anh sứt chỉ đã lâu,

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

Khâu rồi anh sẽ trả công,

Đến lúc lấy chồng, anh sẽ giúp cho, Giúp em một thúng xôi

Một con lợn béo, một vò rượu tăm, Giúp cho đôi chiếu em nằm,

Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo, Giúp cho quan tám tiền cheo,

Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.

(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2005, tr. 271)

Chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

A.   Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

B.   Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

C.   Phong cách ngôn ngữ chính luận.

D.   Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A.   Nghị luận.

B.   Tự sự.

C.   Biểu cảm

D.   Miêu tả.

Câu 3. Thể thơ của văn bản trên là:

 

A.   Tự do

B.    Lục bát

C.   Song thất lục bát

D.   Thất ngôn bát cú đường luật

Câu 4. Chàng trai trong bài ca dao bỏ quên áo trong hoàn cảnh nào?

A.   Trên cành hoa sen

B.    Tát nước đầu đình

C.   Vợ chưa

D.   Mẹ già chưa khâu

Câu 5. Theo lời chàng trai trong bài ca dao, hoàn cảnh gia đình của anh như thế nào?

A.   Áo sứt chỉ đường

B.    Vợ chưa

C.   Mẹ già chưa khâu

D.   Cả B và C

Câu 6: Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ:

Giúp em một thúng xôi vò

Một con lợn béo, một vò rượu tăm, Giúp cho đôi chiếu em nằm,

Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo, Giúp cho quan tám tiền cheo,

Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.

A.   Điệp từ, nhân hoá

B.    Nhân hoá, liệt

C.   Điệp từ, liệt

D.   Nhân hoá, so sánh

Câu 7. Những lễ vật mà chàng trai hứa trả công cho người khâu áo có ý nghĩa gì?

A.    Thể hiện mong muốn kết duyên với cô gái của chàng trai

B.    Thể hiện sự thông minh, dí dỏm của chàng trai

C.    Thể hiện sự chu đáo, hiểu biết của chàng trai

D.    Thể hiện sự giầu có của chàng trai.

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Anh/Chị hiểu như thế nào về từ “cô ấy” được chàng trai nói đến câu “Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”?

Câu 9. Anh/Chị nhận xét về cách bày tỏ tình cảm của chàng trai trong bài ca dao? Câu 10. Theo anh/chị, chàng trai trong bài ca dao là người có tính cách như thế nào? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ

của mình đủ lớn”.

Anh/chị hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về nhận định trên.

 

 

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá