Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2024

1.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi Giữa học kì 2 Ngữ Văn 10. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2024

I. Phạm vi ôn tập giữa kì 2 Văn 10

Bài 6: Nâng niu kỉ niệm (Thơ)

Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ: Thơ văn Nguyễn Trãi.

II. Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Văn 10

Câu 1. Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Câu 2. Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm trữ tình

III. Thời gian làm bài: 90 phút

IV. Đề thi minh họa giữa kì 2 Văn 10

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

BẢO KÍNH CẢNH GIỚI – BÀI 21

Ở bầu thì dáng ắt nên tròn.

Xấu tốt đều thì rắp khuôn.

Lân cận nhà giàu no bữa cám (1) ;

Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn (2).

Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;

Kết mấy người khôn học nết khôn.

Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.

Đen gần mực đỏ gần son.

(Bảo kính cảnh giới – bài 21-

Theo Nguyễn Trãi toàn tập - Đào Duy Anh dịch chú)

Skip Ad

Chú thích: (1) và (2) : Lấy ý từ câu tục ngữ "ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn". Chữ "đau răng ăn cốm" là đúng chữ câu tục ngữ. Nhưng kẻ ở gần nhà giàu mà được ăn cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi cho rằng chính là cám nói chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới mà thành cốm.. mà ở gần nhà giàu được no bữa cám thì nghĩa mới thông.

Câu 1. Các phương thức biểu đạt trong bài thơ trên là;

A. Biểu cảm, nghị luận
B. Biểu cảm, tự sự
C. Nghị luận, tự sự
D. Nghị luận, thuyết minh

Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn
B. Thất ngôn xen lục ngôn
C. Thất ngôn bát cú Đường luật
D. Tự do

Câu 3. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?

A. Hai câu thực
B. Hai câu luận
C. Hai câu thực và hai câu luận
D. Hai câu đề và hai câu thực

Câu 4. Câu thơ thứ nhất Nguyễn Trãi vận dụng câu tục ngữ dân gian nào?

A. Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm
B. Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn
C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
D. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Câu 5. Dòng nào không liên quan đến nội dung hai câu thơ:

Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;
Kết mấy người khôn học nết khôn.

A. Chơi cùng những người dại, vì chẳng mấy lúc cũng trở thành kẻ dại
B. Kết bạn với những người giỏi giang, khôn ngoan sẽ học hỏi được nhiều điều và trở nên khôn ngoan.
C. Hai câu thơ khuyên mỗi người cần chọn bạn mà chơi.
D. Hai câu thơ khuyên mọi người cần phải biết sống hòa đồng, thích nghi cùng hoàn cảnh.

Câu 6. Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

A. Bài thơ có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chất triết lí
B. Ngôn ngữ tiếng Việt gần gũi, dễ hiểu, vận dụng đa dạng thành ngữ dân gian
C. Phép đối của thơ Đường luật được vận dụng hiệu quả.
D. Sử dụng hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

Câu 7. Bài học từ bài thơ Bảo kính cảnh giới – bài 21 của Nguyễn Trãi là:

A. Cần phải biết chọn bạn mà chơi, nên chơi với người tốt, người khôn, tránh kết giao với người xấu.
B. Cần phải có sự hòa đồng trong cuộc sống, chơi với bạn tốt để học nết hay, chơi với bạn xấu để giúp họ tốt hơn.
C. Cần phải ham học hỏi mới nên thợ, nên thầy
D. Không chỉ học thầy, mà cần phải biết học tập bạn bè.

Câu 8. Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này.

Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ kết:

Ở đấng thấp thì nên đấng thấp
Đen gần mực đỏ gần son.

Câu 10. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả thể hiện trong hai câu thơ sau không, vì sao?

Chơi cùng bầy dại nên bầy dại
Kết mấy người khôn học nết khôn.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ anh/chị đã học hoặc đã đọc.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

A

0,5 điểm

Câu 2

B

0,5 điểm

Câu 3

B

0,5 điểm

Câu 4

C

0,5 điểm

Câu 5

D

0,5 điểm

Câu 6

D

0,5 điểm

Câu 7

A

0,5 điểm

Câu 8

Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ:

- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

- Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm - Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn

Tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này:

- Các câu tục ngữ trên đều được đúc kết từ kinh nghiệm sống của cha ông để lai, việc vận dụng tục ngữ khiến lời thơ thêm sâu sắc, hàm súc, tự nhiên. Bài học đưa ra gần gũi, dễ hiểu với mọi người.

- Các câu thành ngữ còn giúp bài thơ mang sắc thái dân gian độc đáo.

0,5 điểm

Câu 9

Hai câu thơ kết:

Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.

Đen gần mực đỏ gần son.

- Lập luận theo cấu trúc nguyên nhân - kết quả, hai câu kết thể hiện quan điểm sống của tác giả: Hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tính cách và phẩm chất con người.

- Suy nghĩ của tác giả sâu sắc, mới mẻ, thẳng thắn, là kết quả những trải nghiệm, những cảm nhận tinh tế về cuộc sống

1,0 điểm

Câu 10

- (Nếu) đồng tình, lí giải:

+ Chơi cùng người xấu, người dại, nếu không cảnh giác, sẽ bị nhiễm thói xấu và trở nên xấu hơn. Còn nếu cứ phải cảnh giác thì thật mệt mỏi.

+ Chơi cùng người khôn ngoan, sẽ học được những điều hay, lẽ phải, sẽ tốt hơn, tiến bộ hơn từ sự ảnh hưởng ấy.

- (Nếu) không đồng tình, lí giải:

+ Có nhiều người rất bản lĩnh, họ không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, dù có kết giao với người không tốt thì cũng không bị lung lay gì.

+ Có người không chịu thích nghi, học hỏi, chơi với người khôn cũng không học hỏi được gì.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

2,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ anh/chị đã học hoặc đã đọc.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…)

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

- Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình.

- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (phù hợp với đặc trưng của thơ trữ tình hoặc văn xuôi trữ tình).

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm.

- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ văn Nguyễn Trãi

4

0

3

1

0

2

0

 

60

2

Viết

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

15

20

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá