Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2024

1.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi Giữa học kì 1 Sinh học 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2024

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

Chủ đề 1: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (Bài 1 đến bài 5)

Ôn tập kiểm tra giữa kì I: Bài 1 đến bài 5

MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

1. Con đường đi của nước từ đất vào cây và từ cây ra ngoài không khí: Dung dịch đất → Biểu bì rễ → mô mềm rễ → mạch gỗ của rễ → mạch gỗ của thân → mạch gỗ của lá → mô mềm lá → không khí.

2. Quá trình thoát hơi nước:

 

Qua bề mặt lá (cutin)

Qua khí khổng (chủ yếu)

Đặc điểm

Tốc độ chậm, khó điều chỉnh

Tốc độ nhanh, được điều chỉnh

 

 

Phụ thuộc

* Độ dày lớp cutin, diện tích lá:

+ Ở lá non: cutin mỏng, thoát hơi nhanh và dễ dàng.

+ Ở là già: cutin dày, thoát hơi kém và khó khăn.

* Số lượng, sự phân bố & hoạt động đóng mở khí khổng:

+ Khi no nước: thành mỏng căng ra,

thành dày cong theo " khí khổng mở.

+ Khi mất nước: thành mỏng hết căng, thành dày duỗi thẳng" khí khổng đóng.

Ảnh hưởng

Độ tuổi của lá, điều kiện sống,. . .

Ánh sáng, sự stress,. . . .

 

Vai trò

- Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ;

- Cung cấp nguyên liệu cho quang hợp (CO2) & hô hấp (O2);

- Hạ nhiệt độ bề mặt lá những ngày nắng nóng;

II. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 1)

 

 

Sơ đồ hấp thụ & truyền năng lượng:

Carotenoid " chlorophyll b " chlorophyll "

chlorophyll a ở trung tâm phản ứng.

 

Phân biệt 2 pha của quá trình quang hợp:

Nội dung

Pha sáng

Pha tối

Nơi thực

hiện

Màng thylakoid (hạt Grana)

Chất nền Stroma (lục lạp)

Nguyên

liệu

Năng lượng ánh sáng, H2O, NADP+, ADP,

phospho vô cơ

CO2, NADPH, ATP

Điều kiện

Cần ánh sáng

Cần nhiệt độ thích hợp

Sản phẩm

NADPH, ATP, O2

Các hợp chất hữu cơ

Diễn biến

- Diệp lục hấp thụ ánh sáng và chuyển thành trạng thái kích động.

- Quang phân li nước

2H2O → 4H+ + 4e- + O2

- Sự cố định CO2 tạo thành các hợp chất hữu cơ (glucose,. . . ) nhờ nguồn năng lượng ATP và NADPH do pha sáng cung cấp.

SO SÁNH QUANG HỢP Ở THỰC VẬT C3, CVÀ CAM

 

C3

C4

CAM

Đặc điểm sống

Phân bố

Khắp nơi, chủ yếu ôn đới

và cận nhiệt đới,. .

Nhiệt đới, cận nhiệt đới

Sa mạc, hoang mạc,. .

Điều kiện sống

Khí hậu ôn hòa

Khô, nóng

Khô hạn kéo dài

Đại diện

Lúa, khoai, sắn, đậu,. . .

Mía, ngô, kê, rau dền, . . .

X. rồng, dứa, t. long,. . .

Đặc điểm pha tối

Chu trình

Chu trình Calvin (C3)

C4 (có chu trình Calvin)

CAM (có chu trình

Calvin)

Chất nhận CO2

đầu

RuBP

PEP

PEP

Sản phẩm đầu

PGA (3C)

OAA (4C)

OAA ® MA (4C)

Không gian

TB thịt lá (nhu mô)

TB thịt lá, TB bao bó

mạch

TB thịt lá

Thời gian

Ngày

Ngày

Đêm, ngày

. . . . . . . . . . . .

A. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý

TRẮCNGHIỆM

Câu 1. Sự hấp thụ & trao đổi khoáng thường gắn liền với sự trao đổi nước 

A. các nguyên tố khoáng không tan trong nước.
B. các nguyên tố khoáng liên kết với nước.
C. các nguyên tố khoáng hòa tan trong nước.
D. các nguyên tố khoáng có chứa nước.

Câu 2. Khi cây bị vàng úa, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng loại nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại?

A. Mg2+
B. Ca2+
C. Fe3+
D. Na+

Câu 3. Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cây bị thiếu nguyên tố và cần bón phân là căn cứ vào

A. biểu hiện của quả non.
B. biểu hiện của thân cây.
C. biểu hiện của màusắchoa.
D. biểu hiện của lá cây

Câu 4. Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

A. Hấp thụ chủ động.
B. Hấp thụ thụ động
C. Thẩm thấu.
D. Khuếch tán

Câu 5. Người ta khảo sát và đo nồng độ chất tan (%) trong đất và trong tế bào lông hút của một cây Xoài và thu được kết quả như bảng bên dưới. Khi nói về cây xoài này, phát biểu đúng là

 

Mg2+

Ca2+

Cl-

K+

NO3-

Trong đất

0,2

0,3

0,1

0,4

0,6

Trong lông

hút

0,1

0,7

0,5

0,1

0,3

(1)Có 2 chất khoáng cây xoài này phải tiêu tốn năng lượng để hấp thụ.

(2)Cây xoài này phải tốn năng lượng để vận chuyển Ca2+

(3)Có 1 chất mà cây xoài này không tiêu tốn năng lượng để hấp thụ.

(4)Nếu trong đất chỉ có các chất tan trên thì cây xoài này không thể hấp thụ được nước.

A. 1, 2
B. 1, 3
C. 1, 4
D. 2, 4.

Câu 6. Do sự biến đổi khí hậu dẫn đến hiện lượng nước biến xâm nhập vào đất liền. Sự tích tụ muối trong đất là một trở ngại lớn trong nông nghiệp. Nguyên nhân nào làm cho cây trồng không ưa mặn không sống được trong đất có nồng độ muối cao?

A. Hàm lượng nước trong đất là quá thấp.
B. Thế năng của nước trong đất quá thấp.
C. Hàm lượng oxygen trong đất thấp là lông hút bị chết.
D. Hàm lượng ion khoáng Na+ và Cl- cao gây đầu độc tế bào.

Câu 7. Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ?

(1)Tạo lực hút đầu trên.

(2)Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.

(3)Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp.

(4)Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí. Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (3) và (4).
B. (1), (2) và (3).
C. (2), (3) và (4)
D. (1), (2) và (4).

Câu 8. Khi tế bào mất nước thì

A. thành ngoài dãn nhiều hơn, khí khổng mở.
B. thành ngoài co lại, khí khổng đóng.
C. thành trong và thành ngoài dãn như nhau, khí khổng mở.
D. thành trong và thành ngoài đều co lại, khí khổng đóng.

Câu 9. Cường độ thoát hơi nước qua lá được điều chỉnh chủ yếu bởi cơ chế

A. đóng mở của khí khổng.
B. khuếch tán hơi nước qua cutin.
C. cân bằng nước của khí khổng.
D. khuếch tán hơi nước ở bề mặt lá.

Câu 10. Thực vật chỉ hấp thụ nitrogen dưới dạng?

A. N2 và NO2.

B. NH + và NO -

C. Nitrogen hữu cơ.

D. NH + và NO

Câu 11. Trong cơ thể thực vật NH4+ được đồng hóa bằng những con đường nào sau đây?

(1) Amin hoá các keto acid để hình thành amino acid.

(2) Chuyển vị amino acid để hình thành các amino acid mới.

(3) Chuyển hóa trở lại thành N2 thoát ra ngoài.

(4) Hình thành amide để dự trữ và khử độc NH+

A. 1, 2

B. 2, 4

C. 1, 4

D. 2, 3

Câu 12. Trong sản xuất, người ta thường ủ ấm gốc cây bằng rơm rạ vào mùa lạnh. Mục đích của việc làm này là để

A. hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến khả năng hút nước và chất khoáng của hệ rễ.

B. hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến khả năng hút nước và chất khoáng của hệ rễ.

C. hạn chế ảnh hưởng của lượng nước đến khả năng hút khoáng của rễ.

D. hạn chế ảnh hưởng của lượng khoáng đến khả năng hút nước của rễ.

Câu 13. Năng lượng tích lũy trong các chất hữu cơ sau quang hợp có nguồn gốc từ

A. CO2

B. H2O

C. diệp lục

D. ánh sáng

Câu 14. Quang hợp thực chất là quá trình

A. đồng hóa, giải phóng năng lượng.

B. đồng hóa, tích lũy năng lượng.

C. dị hóa, tích lũy năng lượng.

D. dị hóa, giải phóng năng lượng.

Câu 15. Hệ sắc tố quang hợp có vai trò

A. hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

B. hấp thụ và phân giải năng lượng ánh sáng.

C. hấp thụ và tổng hợp năng lượng ATP.

D. phân giải năng lượng ánh sáng để tạo ATP.

Câu 16. Trong điều kiện có ánh sáng, khi ngâm lá rong đuôi chồn trong bình thủy tinh chứa nước, có hiện tượng bọt khí nổi lên vì

A. Lá tạo ra oxygen (O2) qua quá trình quang hợp.

B. Khí nitrogen (N2) trong khoang chứa khí của lá bay ra.

C. Lá tạo ra khí carbon dioxide (CO2) trong quang hợp.

D. Lá tạo ra oxygen (O2) qua quá trình hô hấp.

Câu 17. Quan sát biểu đồ mức độ hấp thụ ánh sáng của các sắc tố quang hợp bên dưới. Em hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

1. Diệp lục hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ (700nm) và

xanh tím (400 – 500nm).

2. Carotenoid hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng xanh tím.

3. Diệp lục và carotenoid gần như không hấp thụ được ánh sáng ở vùng xanh lục (500 – 600nm).

4. Ở vùng ánh sáng xanh tím, diệp lục hấp thụ ánh mạnh hơn

carotenoid

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 3)

A. 1, 2, 3.

B. 2, 3, 4.

C. 1, 3, 4.

D. 1, 2, 4.

Câu 18. Trong quang hợp ở thực vật, phân tử oxygen (O2) có nguồn gốc từ

A. H2O

B. ATP

C. CO2

D. NADPH

Câu 19. Pha tối của quang hợp thực chất là quá trình

A. cố định CO2.

B. oxy hóa CO2.

C. cố định O2.

D. cố định H2O.

Câu 20. Trong quang hợp ở thực vật, pha tối luôn có chu trình

A. Calvin.

B. Krebs.

C. C4.

D. Morgan.

Câu 21. Mía, ngô và lúa là ba trong số những loại thực vật được trồng phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Khi nói về quang hợp của ba loại cây này, phát biểu nào say đây đúng?

1. Mía là thực vật C3, ngô và lúa là thực vật C4.

2. Trong điều kiện ánh sáng mạnh, lúa bị giảm năng suất nhiều nhất

3. Mía và ngô có 2 loại tế bào tham gia cố định CO2 pha tối.

4. Ba loại cây này đều quang hợp tốt khi nồng độ CO2 giảm xuống thấp.

A. 1, 4.

B. 2, 3.

C. 1, 3.

D. 2, 4.

Câu 22. Ở một vùng khí hậu khô nóng, giả sử tất cả các nhóm thực vật đều có thể tồn tại được thì loại thực vật có năng suất quang hợp cao nhất sẽ là

A. C4.

B. C3.

C. CAM.

D. Như nhau.

Câu 23. Ở vùng khí hậu khô nóng, năng suất sinh học của các nhóm thực vật theo thứ tự là

A. C4 > C3 > CAM.

B. C3 > C4 > CAM.

C. C4 > CAM > C3.

D. CAM > C4 > C3

Câu 24. Rau dền và huyết dụ là một trong số các loài thực vật tuy có lá màu đỏ nhưng chúng vẫn thực hiện quang hợp bình thường. Khi nói về hiện tượng này, phát biểu nào sau đây đúng?

1. Trong lá các loại cây này, carotenoid chiếm ưu thế hơn.

2. Trong lá của các loại cây này vẫn có chứa diệp lục.

3. Cường độ quang hợp hai loại cây này thấp hơn cấy lá xanh.

4. Hai cây này không có diệp lục, carotenoid sẽ làm thay nhiệm vụ của diệp lục.

A. 1, 2, 4.

B. 2, 3, 4

C. 1, 2, 3.

D. 1, 3, 4

Câu 25. Ở thực vật, năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống do quá trình hô hấp là

A. ATP.

B. nhiệt năng.

C. NADH.

D. FADH2.

Câu 26. Bản chất của hô hấp tế bào là quá trình chuyển hóa

A. quang năng " hóa năng + nhiệt năng

B. hóa năng " hóa năng (ATP) + nhiệt năng

C. hóa năng " cơ năng + nhiệt năng

D. hóa năng " điện năng + nhiệt năng

Câu 27. Trong cây, bộ phận diễn ra hô hấp mạnh nhất ở thực vật?

A. Rễ.

B. Thân.

C. Lá.

D. Hoa.

Câu 28. Khi nói về ảnh hưởng của nước đối với hô hấp ở thực vật, những phát biểu nào sau đây đúng?

1. Trong giới hạn nhất định, hàm lượng nước tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp

2. Trong các hạt khô, cường độ hô hấp rất cao.

3. Rễ cây trên cạn bị ngập ún lâu ngày sẽ chết.

4. Để hạt nảy mầm, cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết.

A. 1, 2, 3

B. 1, 2, 4.

C. 1, 3, 4.

D. 2, 3, 4

Câu 29. Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp sẽ làm

A. giảm nhiệt độ.

B. tăng khí O2, giảm CO2.

C. tiêu hao chất hữu cơ.

D. giảm độ ẩm.

Câu 30. Về mặt sinh học, có bao nhiêu giải thích sau đây phù hợp cho việc rau tươi trong siêu thị lại được bảo quản trong túi nylon đục lỗ và được để trong ngăn mát?

1. Túi đục lỗ để cho người tiêu dùng dễ quan sát và lựa chọn hơn.

2. Túi đục lỗ giúp hơi nước thoát ra, không bị ứ đọng làm ủn rau.

3. Túi đục lỗ để cung cấp oxy cho hô hấp, giúp rau duy trì sự sống

4. Bảo quản ngăn mát để hạn chế hô hấp làm giảm chất lượng.

A. 2

B. 1.

C. 4

D. 3

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Hoàn thành bảng sau về quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật trên cạn? Giải thích tại sao trong trồng trọt, phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh,…) thường được sử dụng để bón lót (bón vào đất trước khi gieo trồng), trong khi các loại phân vô cơ (đạm, kali) được dùng để bón thúc.

Câu 2. Khái niệm quang hợp ở thực vật? Sau khi học xong về quang hợp ở thực vật, bạn Tuấn đã vẽ lại sơ đồ sau đây. Theo em, sơ đồ của bạn Tuấn đã chính xác hay chưa? Giải thích. Nếu chưa chính xác em sẽ sửa lại như thế nào cho đúng?

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 2)

Câu 3. Đặc điểm của hệ sắc tố quang hợp? Có ý kiến cho rằng: "Tất cả thực vật đều có chlorophyll a". Dựa vào vai trò của chlorophyll a, em hãy cho biết ý kiến này đúng hay sai. Giải thích.

Câu 4. Phân biệt 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Ở những vùng có khí hậu nóng và khô nên trồng nhóm thực vật nào? Giải thích?

Câu 5. Trình bày các giai đoạn của quá trình hô hấp ở thực vật? Nêu một số biện pháp bảo quản rau xanh và hoa quả dựa trên nguyên tắc ức chế quá trình hô hấp?

Đánh giá

0

0 đánh giá