Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2024

1.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 Sinh học 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2024

I. Một số câu hỏi ôn luyện

Câu 1. Khái niệm tập tính. Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Câu 2. Trình bày các hình thức học tập ở động vật. Các ứng dụng tập tính vào đời sống. Câu 3. Khái niệm sinh trưởng, phát triển, vòng đời, tuổi thọ của sinh vật. Cho ví dụ.

Ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn?

Câu 4. Phân biệt các loại mô phân sinh; sinh trưởng sơ cấp với sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.

Câu 5. Khái niệm và vai trò của hormone thực vật. Đặc điểm của từng loại hormone thực vật.

Những nguyên tắc khi sử dụng và ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn.

Câu 6. Trình bày quá trình phát triển của thực vật có hoa và các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển của thực vật trong thực tiễn.

Câu 7. Trình bày đặc điểm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển ở động vật.

Phân biệt các kiểu phát triển ở động vật.

Câu 8. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật. Ứng dụng sinh trưởng, phát triển của động vật vào thực tiễn cuộc sống.

Câu 9. Khái niệm và vai trò của sinh sản. Phân biệt sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính. Câu 10. Trình bày các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. Ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn.

Câu 11. Trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa, và quá trình sinh sản hữu tính ở người.

Câu 12. Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính; các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.

Nêu cơ chế điều hòa sinh sản ở người.

Nêu những ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

II. Đề thi minh họa

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm sự thay đổi vế số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lí gọi là

A. sinh trưởng.
B. phát triển.
C. sinh sản.
D. cảm ứng.

Câu 2: Cho các yếu tố sau:

(1) Ánh sáng
(2) Nhiệt độ
(3) Nước (4) Chất dinh dưỡng
(5) Độ ẩm không khí

Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 3: Khi sử dụng hormone thực vật trong trồng trọt, cần tuân thủ nguyên tắc

A. đúng liều lượng.
B. đúng nồng độ.
C. đảm bảo tính đối kháng và sự phối hợp giữa các loại hormone.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nhận định nào không đúng khi nói về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?

A. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây và chiều dài của rễ, sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của thân và rễ.
B. Sinh trưởng sơ cấp có ở thân cây còn non, sinh trưởng thứ cấp có ở thân cây trưởng thành.
C. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp chủ yếu diễn ra ở cây hai lá mầm.
D. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tham gia vào sinh trưởng thứ cấp, trong khi mô phân sinh bên tham gia vào sinh trưởng sơ cấp.

Câu 5: Hormone nào có vai trò kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở thời kì dậy thì ở nữ?

A. Hormone sinh trưởng GH.
B. Hormone thyroxine.
C. Hormone estrogen.
D. Hormone testosterone.

Câu 6: Phát biểu nào không đúng khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đều theo thời gian.
B. Tốc độ sinh trưởng và phát triển ở các phần khác nhau của cơ thể không giống nhau.
C. Các cơ quan, hệ cơ quan của phôi thai phát triển theo thời gian giống nhau.
D. Thời gian sinh trưởng và phát triển đạt đến kích thước tối đa là các nhau ở các loài.

Câu 7: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

A. cần cả cá thể bố và cá thể mẹ.
B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
C. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
D. xảy ra chủ yếu ở động vật có xương sống.

Câu 8: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là quá trình

A. nguyên phân.
B. giảm phân.
C. thụ tinh.
D. nguyên phân và giảm phân.

Câu 9: So với sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính có ưu điểm nào sau đây?

A. Con sinh ra có vật chất di truyền giống hệt mẹ.
B. Tăng khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.
C. Các cả thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra đời con.
D. Dễ chết hàng loạt khi điều kiện sống thay đổi.

Câu 10: Chiết cành là phương pháp nhân giống được sử dụng phổ biến trên đổi tượng cây ăn quả với mục đích chính là

A. tạo số lượng cây con lớn trong thời gian ngắn.
B. tạo cây con sạch bệnh, đặc biệt là bệnh do virus gây ra.
C. rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây giống, duy trì các đặc tính tốt của quả.
D. tăng khả năng chịu rét, chịu hạn,... của cây giống.

Câu 11: Cho các phương pháp nhân giống vô tính sau: Giâm cành, chiết cành, ghép, nuôi cấy mô tế bào. Phương pháp nào có hệ số nhân giống cao, tạo ra giống sạch bệnh và có thể bảo quản trong thời gian dài?

A. Giâm cành.
B. Chiết cành.
C. Ghép.
D. Nuôi cấy mô tế bào.

Câu 12: Túi phôi được hình thành

A. từ các bao phấn sau khi nguyên phân.
B. từ sự biến đổi của tế bào trong cấu trúc noãn.
C. từ hợp tử và nhân tam bội.
D. từ sự biến đổi của tế bào trong cấu trúc bao phấn.

Câu 13: Phương thức sinh sản nào dưới đây không phải là hình thức sinh sản vô tính trong tự nhiên?

A. Sinh sản bằng bào tử ở rêu và dương xỉ.
B. Sinh sản bằng củ ở khoai lang.
C. Sinh sản bằng phương pháp giâm cành ở hoa hồng.
D. Sinh sản bằng thân bò ở cây dâu tây.

..........

Đánh giá

0

0 đánh giá