Giáo án Địa Lí 11 Bài 22 (Cánh diều 2024): Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ Giáo án Địa Lí lớp 11 bộ Cánh diều mới nhất được biên soạn đầy đủ bám sát chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời Thầy/cô và các bạn đón xem:

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

  Giáo án Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực:

* Năng lực địa lí

- Nhận thức khoa học địa lí:

  + Xác định được sự phân bố kinh tế trên bản đồ;

 + Xác định và viết được báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc.

- Tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác, chọn lọc, thu thập tư liệu từ các nguồn khác nhau về Trung Quốc.

+ Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu

+ Viết được báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế của Trung Quốc, trị giá xuất nhập khẩu và sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải của Trung Quốc.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về sự thay đổi của nền kinh tế của Trung Quốc, trị giá xuất nhập khẩu, sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải của Trung Quốc.

+ Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến sự thay đổi nền kinh tế của Trung Quốc, trị giá xuất nhập khẩu, sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải của Trung Quốc, chọn viết báo cáo.

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, thu thập  các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí Trung Quốc,…

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ và có trách nhiệm trong học tập; trung thực với thông tin, số liệu, tài liệu tham khảo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, số liệu từ Internet, báo, tạp chí, tranh ảnh, video về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc của Trung Quốc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực tư duy cho học sinh.

b) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập của giáo viên

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Cá nhân học sinh theo dõi video (1 phần) và nêu khái quát về nền kinh tế Trung Quốc https://bom.so/i7aNmV

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút.

- Bước 3: Trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả:

 GV gọi học sinh trả lời, các học sinh khác bổ sung chỉnh sửa cho nhau, trên cơ sở kết quả đó GV dẫn dắt vào bài học.

Bước 4: Đánh giá: GV quan sát, đánh giá hoạt động của học sinh.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Thu thập tài liệu và xử lí tư liệu

a) Mục tiêu: HS biết thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo nhóm để thu thập và xử lí tài liệu.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1. Giới thiệu chung về Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia láng giềng phía Bắc của nước ta, có diện tích lãnh thổ lớn khoảng 9,6 triệu km2 , có dân số là 1,43 tỉ người (năm 2020). Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới. Đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh. HDI của Trung Quốc thuộc nhóm phát triển cao, năm 2020 là 0,764

2. Sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc

- Quy mô GDP:

Trung Quốc là quốc gia có quy mô GDP lớn thư hai thế giới, đạt 14688 tỉ USD và đang phát triển rất nhanh chóng. GDP của Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

+ Theo số liệu công bố của Tổ chức Ngân hàng Thế giới: quy mô GDP của Trung Quốc trong giai đoạn 2010 - 2020 tăng nhanh và liên tục (từ 6087 tỉ USD tăng lên 14688 tỉ USD).

- Tốc độ tăng GDP: có sự suy giảm trong giai đoạn từ 2010 – 2020,từ 10,6% , giảm xuống còn 2,2 %.

- Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu: tăng đáng kể trong những năm qua. Năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc đạt 2.6 nghìn tỷ USD và tổng giá trị nhập khẩu đạt 2.3 nghìn tỷ USD, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

+ Trong giai đoạn 2010 - 2020, cơ cấu GDP của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-thủy sản, công nghiệp và tăng tỉ trọng ngành dịch vụ;

+ Hiện nay, Trung Quốc là môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới.

3. Sự phát triển kinh tế tại vùng Duyên Hải của Trung Quốc

Duyên Hải của Trung Quốc có tổng diện tích khoảng 1,282 triệu km² chiếm khoảng 13,4% diện tích đất nước. Dân số khoảng 635,2 triệu người chiếm khoảng 45,4% số dân cả nước và GDP là 7127,4 tỷ USD chiếm khoảng 48,4 tổng GDP cả nước (năm 2020). Đây là một trong những khu vực phát triển kinh tế nhanh nhất của đất nước này.

Vùng duyên hải có vị trí địa lí thuận lợi trong giao thương và phát triển kinh tế; Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài đồng thời cũng xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, thực hiện chế dộ đãi ngộ về sản xuất, kinh doanh, thuế,….Vùng gồm các tỉnh ven biển, như Quảng Đông, Thiểm Tây, Phúc Kiến và Zhejiang. Những thành phố như Thâm Quyến, Thượng Hải và Hàng Châu đang trở thành các trung tâm kinh tế quan trọng.

Sự phát triển kinh tế của vùng duyên hải được thúc đẩy bởi những ngành công nghiệp chính như điện tử, máy tính và dịch vụ tài chính. Đặc biệt, các khu vực đô thị lớn như Thượng Hải và Thâm Quyến đã trở thành các trung tâm tài chính và thương mại quan trọng, thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào đây.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, vùng duyên hải của Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức về môi trường và bảo vệ tài nguyên. Ngoài ra, các vấn đề về nợ công và thiếu hụt nguồn lao động cũng đang làm khó cho sự phát triển của vùng này.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm tìm hiểu một nội dung. GV yêu cầu HS đọc SGK, tham khảo thêm thông tin trên Internet để phác thảo đề cương, thu thập tài liệu, phân tích, so sánh các kết quả đã tìm được. Sau đó trao đổi, góp ý theo nhóm để hoàn thiện nội dung thu thập và xử lí tài liệu.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 10 phút.

  Nhóm 1,2: Giới thiệu về đất nước Trung Quốc

Dựa vào bản đồ thế giới, tham khảo thêm thông tin trên Internet nêu giới thiệu về đất nước Trung Quốc (Vị trí địa lí, diện tích, dân cư,… của Trung Quốc).

  Nhóm 3,4: Trình bày sự thay đổi nền kinh tế của Trung Quốc của Trung Quốc

Dựa vào thông tin SGK, tham khảo thêm thông tin trên Internet hãy hoàn thành các nội dung sau:

- Quy mô GDP, trị giá xuất nhập khẩu

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

  Nhóm 5,6: Trình bày đặc điểm tình hình phát triển vùng duyên hải của Trung Quốc

Dựa vào thông tin SGK, tham khảo thêm thông tin trên Internet, bảng 27, hãy:

- Trìnhbày đặc điểm nổi bật về diện tích, quy mô dân số, quy mô GDP

- Xác định các tỉnh/thành phố của vùng duyên hải

- Trình bày được sự tăng trưởng kinh tế năm 2020 so với năm 1978 của các tỉnh/thành phố lớn

- Bước 3: Báo cáo thảo luận: GV gọi một nhóm trình bày kết quả thu thập và xử lí tài liệu, nhóm khác nhận xét, bổ sung và rút kinh nghiệm.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó gợi ý cho học sinh viết một báo cáo hoàn chỉnh.

Hoạt động 2.2. Viết báo cáo

a) Mục tiêu: HS viết và trình bày được báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc, trị giá xuất nhập khẩu, sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK, tìm hiểu trên Internet, trao đổi với các bạn trong nhóm để hoàn thiện việc viết báo cáo.

c) Sản phẩm: Các nhóm hoàn thực hiện được việc viết báo cáo:

3. Viết báo cáo :

- Xây dựng đề cương chi tiết.

1. Giới thiệu  khái quát về đất nước Trung Quốc.

 2.  Thực trạng của vấn đề: Phân tích được sự thay đổi nền kinh tế, trị giá xuất nhập khẩu; sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải của Trung Quốc

2.1. Sự thay đổi nền kinh tế của Trung Quốc chung

- Quy mô GDP

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Địa Lí 11 Cánh diều Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản.

Để mua Giáo án Địa Lí lớp 11 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Xem thêm các bài giáo án Địalớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá