Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Ôn tập cuối học kì 2 sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Ôn tập cuối học kì 2
Câu 1. Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 2. Từ nhiều nghĩa là gì?
A. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
B. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên
C. Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên
D. Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu
Đáp án: C
Câu 3. Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?
A. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ
B. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ
C. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
Đáp án: A
Câu 4. Từ đồng âm và từ đa nghĩa là một loại từ.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
- Sai vì: Từ đồng âm và từ đa nghĩa là hai loại từ khác nhau.
Câu 5. Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?
Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. (Tô Hoài)
A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn
C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản
D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp
Đáp án: D
Câu 6. Cho đoạn thơ sau:
Ngày Huế đồ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Môm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...
- “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à,
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà! ”
(Lượm, in trong Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003)
Hãy chỉ ra đầy đủ những yếu tố miêu tả trong đoạn thơ trên.
A. ngày Huế đổ máu, chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt
B. chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh, mồm huýt sáo vang
C. ngày Huế đổ máu, chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang.
D. cái đầu nghênh nghênh, ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang
Đáp án: C
Giải thích: Những yếu tố miêu tả trong đoạn thơ trên là: ngày Huế đổ máu, chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang.
Câu 7. Những điểm cần lưu ý khi đọc một bài thơ là gì?
A. Cần xác định thể thơ hay thơ văn xuôi
B. Xác định nội dung chính của bài
C. Xác định các yếu tố nghệ thuật và thái độ tình cảm của tác giả trong bài thơ
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích: Những điểm cần lưu ý khi đọc một bài thơ là cần xác định thể thơ hay thơ văn xuôi, xác định nội dung chính của bài, các yếu tố nghệ thuật và thái độ tình cảm của tác giả trong bài thơ.
Câu 8. Sapo: Là đoạn văn mở đầu nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung văn bản, thu hút người đọc văn bản.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích: Sapo: Là đoạn văn mở đầu nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung văn bản, thu hút người đọc văn bản.
Câu 9. Những lưu ý khi đọc một văn bản truyện là: nắm được đề tài, chủ đề và chi tiết tiêu biểu của truyện để từ đó suy ra nội dung của truyện, thái độ, tình cảm và yếu tố nghệ thuật tác giả sử dụng.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 10. Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học thuộc kiểu văn bản thông tin.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
- Sai vì: Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học thuộc kiểu văn bản nghị luận.
Câu 11. Dòng nào không phải là công dụng của dấu chấm lửng?
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật.
C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
Đáp án: B
Giải thích: Công dụng của dấu chấm lửng:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
Câu 12. Dấu chấm phẩy dùng để làm gì?
A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
D. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: D
Câu 13. Từ đồng âm là gì?
A. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc
B. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án: B
Giải thích: Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Câu 14. Đâu là nhận xét đúng về từ đồng âm?
A. Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau
B. Là từ cùng nghĩa nhưng âm thanh khác nhau
C. Là từ cùng nghĩa và âm thanh
D. Là từ một nghĩa gốc có thể tạo ra nhiều nghĩa chuyển
Đáp án: A
Giải thích: Từ đồng âm là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau
Câu 15. Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào sau đây?
A. Nghĩa gốc và nghĩa đen
B. Nghĩa bóng và nghĩa chuyển
C. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
D. Nghĩa gốc và nghĩa bóng
Đáp án: C
Giải thích: Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa:
+ Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác
+ Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc
Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Tóm tắt nội dung trình bày của người khác trang 96
Trắc nghiệm Làm thế nào để giúp Cô Bé Rắc Rối lựa chọn sách?
Trắc nghiệm Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với ba mẹ?
Trắc nghiệm Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho Góc truyền thông của trường?