13 câu Trắc nghiệm Ôn tập trang 96 lớp 6 - Chân trời sáng tạo

275

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Ôn tập trang 96 sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 13 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Ôn tập trang 96

Câu 1. Văn bản Trái Đất – Mẹ của muôn loài được trích từ?

A. Nguồn gốc – nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu

B. Dân tộc và miền núi

C. Và tôi nhớ khói

D. Góc sân và khoảng trời

Đáp án: A

Câu 2. Trong văn bản Trái Đất – Mẹ của muôn loài, tác giả đã gọi hành tinh nào là “tinh tú của muôn loài”?

A. Trái Đất

B. Mặt Trời

C. Sao Hỏa

D. Sao Thổ

Đáp án: B

Câu 3. Thuyết minh thuật lại một sự kiện được hiểu là?

A. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội

B. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các món ăn

C. Giới thiệu, cung cấp tri thức về đồ dùng trong nhà trường

Đáp án: A

Giải thích: Thuyết minh thuật lại một sự kiện được hiểu là giới thiệu, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội

Câu 4. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện?

A. Trái Đất – Mẹ của muôn loài

B. Cô bé bán diêm

C. Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ

D. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro

Đáp án: B

Giải thích: Cô bé bán diêm không phải là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.

Câu 5. Nhận định nào nói đúng về mục đích của văn bản thuyết minh?

A. Đem lại cho con người những tri thức mà con người chưa từng biết đến để hiểu biết và từ đó có thái độ, hành động đúng đắn

B. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn

C. Đem lại cho con người những tri thức mới lạ để con người phát hiện ra cái hay, cái đẹp của những tri thức đó

D. Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người hiểu biết và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về chúng

Đáp án: B

Câu 6. Theo văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, người Chơ-ro sinh sống tại đâu?

A. Hà Nội

B. Đồng Nai

C. Hải Dương

D. Nghệ An

Đáp án: B

Giải thích: Theo văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, người Chơ-ro sinh sống tại Đồng Nai.

Câu 7. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là văn bản thuộc thể loại: Văn bản nghị luận.
Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:
- Sai vì: Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là văn bản thuộc thể loại: Văn bản thông tin.

Câu 8. Người Chơ-ro tổ chức lễ cúng Thần Lúa vào thời gian nào?

A. Thường diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch

B. Thường diễn ra vào ngày 15, 16 tháng 3 âm lịch

C. Thường diễn ra vào ngày 30 tháng 3 âm lịch

D. Thường diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch.

Đáp án: A

Giải thích: Người Chơ-ro tổ chức lễ cúng Thần Lúa từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch.

Câu 9. Lễ cúng Thần Lúa là lễ hội lớn nhất của cộng đồng người Chơ-ro.
Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: - Đúng vì: Lễ cúng Thần Lúa là lễ hội lớn nhất của cộng đồng người Chơ-ro

Câu 10. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là: Nghị luận.
Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: - Sai vì: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là: Thuyết minh.

Câu 11. Văn bản thuyết minh có tính chất gì?

A. Chủ quan, giàu cảm xúc, tình cảm

B. Mang tính chất thời sự nóng bỏng

C. Uyên bác, chọn lọc

D. Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích

Đáp án: D

Câu 12. Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?

A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm

B. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động

C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc

D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh

Đáp án: B

Câu 13. Khi viết văn bản thuật lại một sự kiện cần lưu ý về thời gian, địa điểm, những hoạt động chính, cảm nhận, nhận xét, đánh giá về sự kiện, có thể sử dụng đan xen với đó là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đánh giá

0

0 đánh giá