30 câu Trắc nghiệm Lẵng quả thông lớp 6 - Chân trời sáng tạo

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Lẵng quả thông sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Lẵng quả thông

I.1. Vài nét về tác giả Pao-tốp-xơ-ki

Câu 1. Nội dung sau về tác giả Pao-tốp-xơ-ki đúng hay sai?

Năm 1914 Pao-tốp-xơ-ki chuyển sang Khoa Luật của Đại học Moskva.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng.

- Năm 1914 thì ông chuyển sang Khoa Luật của Đại học Moskva.

Câu 2. Pao-tốp-xơ-ki là nhà văn nổi tiếng nhất với thể loại gì?

A. Truyện dài

B. Tiểu thuyết

C. Truyện ngắn

D. Truyện trinh thám

Đáp án: B

Giải thích:

Pao-tốp-xơ-ki là nhà văn nổi tiếng nhất với thể loại truyện ngắn.

Câu 3. quả thông

B. Trên mặt nước

C. Chiếc lá cuối cùng

D. Phác thảo biển

Đáp án: C

Giải thích:

Chiếc lá cuối cùng không phải là sáng tác của Pao-tốp-xơ-ki

Câu 4. Thơ của Pao-tốp-xơ-ki đánh thức chúng ta những rung động tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và tâm hồn nhân hậu của con người Nga, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Pao-tốp-xơ-ki không sáng tác thơ.

Câu 5. Đâu là phong cách nghệ thuật của Pao-tốp-xơ-ki?

A. Nhẹ nhàng, giản dị, giàu chất thơ

B. Hào hùng, mạnh mẽ

C. Đôn hậu, tinh tế

D. Dí dỏm, hài hước

Đáp án: A

Giải thích:

Nhẹ nhàng, giản dị, giàu chất thơ là phong cách nghệ thuật của Pao-tốp-xơ-ki.

Câu 6. Đâu là năm sinh của Pao-tốp-xơ-ki?

A. 1854

B. 1892

C. 1899

D. 1900

Đáp án: B

Giải thích:

Pao-tốp-xơ-ki sinh năm 1892

Câu 7. Pao-tốp-xơ-ki người nước nào?

A. Anh

B. Pháp

C. Nga

D. Đức

Đáp án: C

Giải thích:

Pao-tốp-xơ-ki người nước Nga

Câu 8. Pao-tốp-xơ-ki sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Ông sinh ra trong một gia đình bình thường có bố là một nhân viên đường sắt gốc, còn mẹ ông xuất thân từ một gia đình trí thức người Ba Lan.

Câu 9. Trong thời trung học, nhà văn Pao-tốp-xơ-ki vì vất vả nên phải đi làm gia sư để có thêm tiền ăn học, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Trong thời trung học, nhà văn Pao-tốp-xơ-ki vì vất vả nên phải đi làm gia sư để có thêm tiền ăn học.

Câu 10. Năm 1912, nhà văn Pao-tốp-xơ-ki theo học trường nào?

A. Đại học Kiev

B. Đại học Moskva

C. Đại học Harvard

D. Đại học Oxford

Đáp án: A

Giải thích:

Năm 1912, nhà văn Pao-tốp-xơ-ki theo học trường Đại học Kiev

I.2. Tìm hiểu chung về Lẵng quả thông

Câu 1. Lẵng quả thông là văn bản thuộc thể loại?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí

D. Kịch

Đáp án: B

Giải thích:

Lẵng quả thông là văn bản thuộc thể loại truyện ngắn

Câu 2. Lẵng quả thông là sáng tác của ai?

A. Đagni

B. Pao-tốp-xơ-ki

C. O Hen-ri

D. Ai-ma-tốp

Đáp án: B

Giải thích:

Lẵng quả thông là sáng tác của Pao-tốp-xơ-ki

Câu 3. Nhân vật nào dưới đây không xuất hiện trong văn bản Lẵng quả thông?

A. Ông Nin-xơ

B. Bà Mác-đa

C. Đa-ni

D. Bạn trai Đa-ni

Đáp án: D

Giải thích:

Bạn trai Đa-ni là nhân vật không xuất hiện trong văn bản

Câu 4. Lẵng quả thông được trích từ?

A. Hai cây phong 

B. Thương nhớ Đa-ni

C. Bình minh mưa

D. Chiếc lá cuối cùng

Đáp án: C

Giải thích:

- Văn bản được in trong Bình minh mưa.

Câu 5. Điền vào chỗ trống để được đáp án đúng:

Lẵng quả thông tái hiện lại buổi hòa nhạc và bật mí món quà bất ngờ của (…), qua đó nêu lên cảm xúc hạnh phúc, sự biết ơn của (…) đối với cuộc sống.

A. Xiu

B. Dagny

C. Gion-xi

D. Bơ-men

Đáp án: B

Giải thích:

Lẵng quả thông tái hiện lại buổi hòa nhạc và bật mí món quà bất ngờ của Dagny, qua đó nêu lên cảm xúc hạnh phúc, sự biết ơn của Dagny đối với cuộc sống.

Câu 6. Sắp xếp các sự kiện theo trình tự hợp lí phù hợp với sự kiện trong truyện Lẵng quả thông:

Đa-ni khóc, cảm động vì món quà của người nghệ sĩ

Đa-ni xúc động khi bản nhạc giao hưởng vang lên

Đa-ni bước ra biển ,ngắm nhìn thiên nhiên và biết ơn cuộc sống

Đa-ni chuẩn bị đi nghe hòa nhạc cùng với cô chú của mình.

Đáp án: 

Thứ tự đúng:

- Đa-ni chuẩn bị đi nghe hòa nhạc cùng với cô chú của mình.

- Đa-ni xúc động khi bản nhạc giao hưởng vang lên

- Đa-ni khóc, cảm động vì món quà của người nghệ sĩ

- Đa-ni bước ra biển ,ngắm nhìn thiên nhiên và biết ơn cuộc sống

Câu 7. Văn bản Lẵng quả thông được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và thứ ba

Đáp án: C

Giải thích:

Văn bản Lẵng quả thông được kể theo ngôi thứ ba.

Câu 8. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Lẵng quả thông là tự sự, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, trong đó, tự sự là phương thức chính.

Câu 9. Nội dung chính của đoạn văn sau?

     Đa-ni đến nghe hòa nhạc cùng với cô Mac-đa và chú Nin-xơ (Nils). Đa-ni muốn mặc chiếc áo dài trắng duy nhất. Nhưng ông Nin-xơ bảo rằng con gái đẹp phải mặc cách nào cho nổi bật giữa khung cảnh xung quanh. Ông nói rất dài về chuyện này, nhưng nhìn chung thì chỉ dẫn đến kết luận rằng, đêm đã trắng thì phải mặc áo đen, và nếu đêm tối đen thì lại phải mặc áo trắng lấp lánh.

               (Lẵng quả thông – Pau-tốp-xơ-ki)

A. Sự chuẩn bị của Dagny khi đi xem buổi hòa nhạc.

B. Buổi hòa nhạc và sự xúc động của Dagny

C. Cảm xúc hạnh phúc và biết ơn của Dany.

Đáp án: A

Giải thích:

Đoạn trích trên nói về sự chuẩn bị của Dagny khi đi xem buổi hòa nhạc

Câu 10. Đoạn trích dưới đây thuộc phần nào của văn bản Lẵng quả thông?

      Đa-ni khác, không cần giấu ai nữa, những giọt nước mắt biết ơn. Đến lúc đó, âm nhạc đã lan ra, choán tiết không trung giữa mặt đất và những đám mây lơ lửng trên thành phố. Những làn sóng âm thanh làm các đám mây khẽ rung động. Và đằng sau đám mây, những vì sao đang lấp lánh.

               (Lẵng quả thông – Pau-tốp-xơ-ki)

A. Sự chuẩn bị của Dagny khi đi xem buổi hòa nhạc.

B. Buổi hòa nhạc và sự xúc động của Dagny

C. Cảm xúc hạnh phúc và biết ơn của Dany.

Đáp án: B

Giải thích:

Đoạn trích trên nói về buổi hòa nhạc và sự xúc động của Dagny

I.3. Phân tích chi tiết Lẵng quả thông

Câu 1. Trong văn bản Lẵng quả thông, ai là nhân vật chính?

 A. Ông Nin-xơ

B. Bà Mác-đa

C. Đa-ni

D. Nhạc sĩ Gờ-ric

Đáp án: C

Giải thích:

Đa-ni là nhân vật chính của văn bản này.

Câu 2. Đâu là tính từ đúng nhất nói về Đa-ni trong văn bản Lẵng quả thông?

A. Hoạt bát, khéo léo

B. Thông minh, nhanh nhẹn

C. Nghịch ngợm, đáng yêu

D. Xinh xắn, dễ thương

Đáp án: D

Giải thích:

Xinh xắn, dễ thương là tính từ đúng nhất nói về Đa-ni.

Câu 3. Trong văn bản Lẵng quả thông, cô chú đã dẫn Đa-ni đi đâu?

A. Xem xiếc thú

B. Nghe buổi hòa nhạc

C. Xem kịch

D. Đi công viên

Đáp án: B

Giải thích:

Trong văn bản Lẵng quả thông, cô chú đã dẫn Đa-ni đi xem buổi hòa nhạc.

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau?

     Tất cả những giai điệu uyển chuyển và những tiếng sấm sét của dàn nhạc đều gợi lên trong Đa-ni những hình ảnh, giống như những giấc mộng.

              (Lẵng quả thông – Pao-tốp-xơ-ki)

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Liệt kê

D. So sánh

Đáp án: D

Giải thích:

Đoạn văn trên sử dụng phép so sánh: những hình ảnh, giống như những giấc mộng.

Câu 5. Trong văn bản Lẵng quả thông, khi người giới thiệu nhắc đến tên Đa-ni, cô bé đã có phản ứng gì đầu tiên?

A. Hạnh phúc và mỉm cười

B. Xúc động và bật khóc

C. Giật mình và ngước mắt lên nhìn

D. Buồn bã và bỏ chạy

Đáp án: C

Giải thích:

Trong văn bản Lẵng quả thông, khi người giới thiệu nhắc đến tên Đa-ni, cô bé đã giật mình và ngước mắt lên nhìn.

Câu 6. Đa-ni được tặng bản nhạc nhân dịp cô bé bao nhiêu tuổi?

A. 16 tuổi

B. 17 tuổi

C. 18 tuổi

D. 19 tuổi

Đáp án: C

Giải thích:

Cô bé được tặng bản nhạc nhân dịp 18 tuổi.

Câu 7. Sắp xếp trình tự cảm xúc của Đa-ni khi tham dự buổi hòa nhạc.

Khóc vì biết ơn, không cần giấu ai nữa.

Trấn tĩnh lại, cảm nhận âm nhạc và nhớ về những hình ảnh quê hương.

Bồn chồn, xúc động cố gắng ngăn nước mắt, không thể nghe thấy gì cả.

Tiếc nuối vì không thể cảm ơn về món quà.

Hạnh phúc, thấy yêu cuộc sống.

Giật mình khi nghe đến tên mình.

Đáp án: 

Trình tự đúng:

- Giật mình khi nghe đến tên mình.

- Bồn chồn, xúc động cố gắng ngăn nước mắt, không thể nghe thấy gì cả.

- Trấn tĩnh lại, cảm nhận âm nhạc và nhớ về những hình ảnh quê hương.

- Khóc vì biết ơn, không cần giấu ai nữa.

- Tiếc nuối vì không thể cảm ơn về món quà.

- Hạnh phúc, thấy yêu cuộc sống.

Câu 8. Trong văn bản Lẵng quả thông, ai là người đã tặng bản nhạc cho cô bé Đa-ni?

A. Ông Nin-xơ

B. Bà Mác-đa

C. Bố Đa-ni

D. Ông Gờ-ric

Đáp án: D

Giải thích:

Ông Gờ-ric là người đã tặng bản nhạc cho cô bé Đa-ni.

Câu 9. Nhà soạn nhạc thiên tài E-đơ-va Gờ-ríc hứa tặng nhạc cho Đa-ni vào thời điểm nào?

A. Khi cô vừa chào đời

B. 10 năm trước

C. 5 năm trước

D. 1 năm trước

Đáp án: B

Giải thích:

Nhà soạn nhạc thiên tài E-đơ-va Gờ-ríc gặp Đa-ni khi cô bé đang nhặt thông và hứa tặng cô một món quà thú vị sau 10 năm nữa. 

Câu 10.  Trong văn bản Lẵng quả thông, bản nhạc E-đơ-va Gờ-ríc tặng Đa-ni có ý nghĩa gì đối với Đa-ni?

A. Giúp Đa-ni khám phá cuộc đời, yêu cuộc đời và sống một cuộc đời không uổng phí.

B. Giúp Đa-ni cảm thấy đủ đầy và giàu có hơn

C. Giúp Đa-ni yêu âm nhạc và nghệ thuật nhiều hơn

D. Giúp Đa-ni chăm chỉ học tập và sáng tạo nhiều hơn

Đáp án: A

Giải thích:

Bản nhạc đã giúp Đa-ni khám phá cuộc đời, yêu cuộc đời và sống một cuộc đời không uổng phí.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Ôn tập trang 58 Tập 2

Trắc nghiệm Lẵng quả thông

Trắc nghiệm Con muốn làm một cái cây

Trắc nghiệm Và tôi nhớ khói

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 71

Trắc nghiệm Lý thuyết lựa chọn trật tự từ trong câu

Đánh giá

0

0 đánh giá