Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Thực hành tiếng Việt trang 34 sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 14 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 34
Câu 1. Từ tiếng Việt được chia làm mấy loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: A
Giải thích:Từ tiếng Việt được chia làm 2 loại chính: từ đơn và từ phức
Câu 2. Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?
A. Từ đơn và từ ghép
B. Từ đơn và từ láy
C. Từ đơn
D. Từ ghép và từ láy
Đáp án: D
Giải thích: Từ phức từ có hai tiếng trở lên. Gồm từ láy và từ ghép
Câu 3. Từ nha sĩ, bác sĩ, y sĩ, ca sĩ, dược sĩ, thi sĩ được xếp vào nhóm từ gì?
A. Từ ghép đẳng lập
B. Từ ghép chính phụ
C. Từ đơn
D. Từ láy hoàn toàn
Đáp án: B
Giải thích: Các từ này có cấu trúc X + sĩ: đều là từ ghép chính phụ
Câu 4. Từ được cấu tạo theo công thức “bánh + x”: bánh rán, bánh dẻo, bánh mật, bánh nếp, bánh bèo… thuộc loại từ nào?
A. Từ ghép chính phụ
B. Từ láy hoàn toàn
C. Từ ghép đẳng lập
D. Từ láy bộ phận
Đáp án: A
Giải thích: Các tiếng rán, dẻo, mật, nếp, bèo bổ sung ý nghĩa cho từ bánh. Khu biệt các loại bánh, nó là từ ghép chính phụ (hợp nghĩa)
Câu 5. Tìm từ láy trong các từ dưới đây?
A. Tươi tốt
B. Tươi đẹp
C. Tươi tắn
D. Tươi thắm
Đáp án: C
Giải thích: Từ láy “Tươi tắn” là từ láy bộ phận.
Câu 6. Từ đồng âm là gì?
A. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc
B. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án: B
Giải thích: Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Câu 7. Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 8. Từ nhiều nghĩa là gì?
A. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
B. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên
C. Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên
D. Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu
Đáp án: C
Câu 9. Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì
A. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ
B. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ
C. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
Đáp án: A
Câu 10. Từ đồng âm và từ đa nghĩa là một loại từ.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
- Sai vì: Từ đồng âm và từ đa nghĩa là hai loại từ khác nhau.
Câu 11. Khái niệm chính xác và đầy đủ nhất về từ?
A. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa
B. Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu
C. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu.
D. Từ được tạo thành từ một tiếng.
Đáp án: C
Giải thích:Từ là yếu tố ngôn ngữ với 2 đặc điểm cơ bản: có nghĩa, được dùng độc lập tạo câu.
Câu 12. Đơn vị cấu tạo từ là gì?
A. Tiếng
B. Từ
C. Chữ cái
D. Nguyên âm
Đáp án: A
Giải thích: Tiếng (hình vị) là yếu tố cấu tạo từ
Câu 13. Đâu là nhận xét đúng về từ đồng âm?
A. Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau
B. Là từ cùng nghĩa nhưng âm thanh khác nhau
C. Là từ cùng nghĩa và âm thanh
D. Là từ một nghĩa gốc có thể tạo ra nhiều nghĩa chuyển
Đáp án: A
Giải thích: Từ đồng âm là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau
Câu 14. Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào sau đây?
A. Nghĩa gốc và nghĩa đen
B. Nghĩa bóng và nghĩa chuyển
C. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
D. Nghĩa gốc và nghĩa bóng
Đáp án: C
Giải thích: Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa:
+ Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Chị sẽ gọi em bằng tên
Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 34
Trắc nghiệm Lý thuyết về từ đa nghĩa
Trắc nghiệm Lý thuyết về từ đồng âm