30 câu Trắc nghiệm Những cánh buồm lớp 6 - Chân trời sáng tạo

529

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Những cánh buồm sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Những cánh buồm

G.1.Vài nét về tác giả Hoàng Trung Thông

Câu 1. Nội dung sau về tác giả Hoàng Trung Thông đúng hay sai?

“Ông được coi là một trong những tiểu thuyết gia trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp.”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Ông là nhà thơ, không sáng tác tiểu thuyết.

Câu 2. Văn bản nào dưới đây không phải của Hoàng Trung Thông?

A. Quê hương chiến đấu

B. Đường chúng ta đi

C. Những cánh buồm

D. Chuyện cổ nước mình

Đáp án: D

Giải thích:

Chuyện cổ nước mình là bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ.

Câu 3. Tác phẩm Quê hương chiến đấu của Hoàng Trung Thông được viết trong thời kỳ chống Pháp, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Tác phẩm được viết năm 1955 -> thời kỳ chống Mỹ.

Câu 4. Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ cả trong chiến tranh và lúc hòa bình, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng.

- Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ cả trong chiến tranh và lúc hòa bình.

Câu 5. Thơ ca của Hoàng Trung Thông có vai trò gì đối với người đọc?

Chọn đáp án không đúng.

A. Giúp con người sống tốt hơn

B. Đánh thức tình yêu với con người

C. Khiến kẻ thù xâm lược phải khiếp sợ và từ bỏ ý định xâm lăng

D. Nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo của con người

Đáp án: C

Giải thích:

Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người.

Câu 6. Đâu là năm sinh của Hoàng Trung Thông?

A. 1925

B. 1926

C. 1928

D. 1927

Đáp án: A

Giải thích:

Hoàng Trung Thông sinh năm 1925

Câu 7. Hoàng Trung Thông cùng quê với nhân vật nào dưới đây?

A. Hồ Chí Minh

B. Nguyễn Nhật Ánh

C. Võ Nguyên Giáp

D. Lâm Thị Mỹ Dạ

Đáp án: A

Giải thích:

Quê hương: Nghệ An => cùng quê với Bác Hồ.

Câu 8. Hoàng Trung Thông từng làm chức vụ Uỷ viên BCH trong Hội nhà văn Việt Nam khóa I và II, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Hoàng Trung Thông từng làm chức vụ Uỷ viên BCH trong Hội nhà văn Việt Nam khóa I và II

Câu 9. Trong văn nghệ, Hoàng Trung Thông nổi tiếng với vai trò nào?

A. Nhà văn

B. Nhà thơ

C. Nhà biên kịch

D. Nhà biên tập

Đáp án: B

Giải thích:

Hoàng Trung Thông nổi tiếng nhất với vai trò nhà thơ

Câu 10. Hoàng Trung Thông là nhà thơ tiêu biểu trong cả hai thời kì chống Pháp và Mỹ, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Hoàng Trung Thông thuộc lớp các nhà thơ xuất hiện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Ông tiếp tục làm thơ và xuất bản thơ trong và sau những năm chống Mỹ cứu nước

G.2. Tìm hiểu chung về Những cánh buồm

Câu 1. Những cánh buồm là văn bản thuộc thể loại?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C.  Thơ

D. Kịch

Đáp án: C

Giải thích:

Những cánh buồm là văn bản thuộc thể loại thơ

Câu 2. Những cánh buồm là sáng tác của ai?

A. Nguyễn Trung Thông

B. Hoàng Trung Thông

C. Xuân Quỳnh

D. Y Phương

Đáp án: B

Giải thích:

Những cánh buồm là sáng tác của Hoàng Trung Thông

Câu 3. Những cánh buồm in trong tập thơ nào?

A. Những cánh buồm

B. Mây và sóng

C. Biển cả

D. Đầu súng trăng treo

Đáp án: A

Giải thích:

Những cánh buồm in trong tập thơ cùng tên.

Câu 4. Bài thơ Những cánh buồm được in năm bao nhiêu?

A. 1963

B. 1964

C. 1965

D. 1966

Đáp án: B

Giải thích:

Bài thơ Những cánh buồm được in năm 1964

Câu 5. Bài thơ Những cánh buồm được sáng tác năm 1964, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Bài thơ Những cánh buồm được sáng tác năm 1963 và xuất bản năm 1964.

Câu 6. Nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ Những cánh buồm là gì?

A. Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc

B. Sử dụng nhuần nhuyễn kho tàng văn học dân gian Việt Nam

C. Sáng tạo tình huống truyện

D. Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn

Đáp án: D

Giải thích:

Nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ Những cánh buồm là thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn

Câu 7. Bài thơ Những cánh buồm thuộc thể thơ tự do, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Bài thơ Những cánh buồm thuộc thể thơ tự do.

Câu 8. Nội dung chính trong bài thơ Những cánh buồm nói về tình yêu biển cả của hai cha con, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính trong bài thơ Những cánh buồm nói về khao khát khám phá của hai cha con.

Câu 9. Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây?

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình sau tiếng ước mơ con.

(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)

A. Hình ảnh cha và con

B. Cuộc trò chuyện giữa cha và con

C. Suy ngẫm của cha về ước mơ con

D. Hình ảnh đẹp đẽ của biển cả

Đáp án: C

Giải thích:

Đoạn thơ trên nói về suy ngẫm của cha về ước mơ con.

Câu 10. Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây?

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch.

(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)

A. Hình ảnh cha và con

B. Cuộc trò chuyện giữa cha và con

C. Suy ngẫm của cha về ước mơ con

D. Hình ảnh đẹp đẽ của biển cả

Đáp án: A

Giải thích:

Đoạn thơ trên nói về hình ảnh cha và con

G.3. Phân tích chi tiết Những cánh buồm

Câu 1. Nhân vật chính trong bài thơ Những cánh buồm là ai?

A. Người cha

B. Người con

C. Cha và con

D. Biển cả

Đáp án: C

Giải thích:

Nhân vật chính trong bài thơ là cha và con.

Câu 2. Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ Những cánh buồm hiện lên như thế nào?

A. Ảm đạm

B. Xám xịt

C. Tươi sáng

D. U ám

Đáp án: C

Giải thích:

Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ Những cánh buồm hiện lên tươi sáng, rực rỡ.

Câu 3. Trong văn bản Những cánh buồm, từ láy nào diễn tả hình ảnh của cha xuất hiện trên cát?

A. Lom khom

B. Lênh khênh

C. Lù khù

D. Cao cao

Đáp án: B

Giải thích:

Câu thơ: Bóng cha dài lênh khênh.

Câu 4. Trong bài thơ Những cánh buồm, khi nghe con bước, lòng cha đã có tâm trạng gì?

A. Lo lắng

B. Thao thức

C. Bất ngờ

D. Vui phơi phới

Đáp án: D

Giải thích:

Trong bài thơ Những cánh buồm, khi nghe con bước, lòng cha đã vui phơi phới.

Câu 5. Nghệ thuật nào được sử dụng trong câu Ánh nắng chảy đầy vai?

A. Liệt kê.

B. So sánh.

C. Hoán dụ.

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Đáp án: D

Giải thích:

Nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng trong câu Ánh nắng chảy đầy vai.

Câu 6. Trong bài thơ Những cánh buồm, người con đã đề nghị mượn thứ gì để đi khám phá thế giới?

A. Con thuyền

B. Buồm trắng

C. Con sóng

D. Đám mây

Đáp án: B

Giải thích:

Cậu bé đã ngỏ ý mượn buồm trắng để đi xa.

Câu 7. Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được điều gì?

A. Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con.

B. Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha.

C. Thầy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con.

D. Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con.

Đáp án: A

Giải thích:

Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con.

Câu 8. Hình ảnh những cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm ẩn dụ cho điều gì?

A. Sự thịnh vượng

B. Sự sáng tạo

C. Khát vọng khám phá

D. Mong ước đổi đời

Đáp án: C

Giải thích:

Hình ảnh những cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm ẩn dụ cho khát vọng khám phá của hai cha con.

Câu 9. Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…” thể hiện khát khao khám phá của cậu bé trong bài thơ Những cánh buồm, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Câu thơ trên thể hiện khát khao khám phá của cậu bé.

Câu 10. Bài thơ Những cánh buồm thể hiện rõ nét nhất tình cảm gì?

A. Tình yêu thiên nhiên

B. Tình cảm gia đình

C. Tình yêu nước

Đáp án: B

Giải thích:

Bài thơ có xuất hiện thấp thoáng hình ảnh đất nước và thiên nhiên nhưng thứ tình cảm thể hiện rõ nét nhất là tình cảm gia đình.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Tóm tắt nội dung trình bày của người khác trang 24

Trắc nghiệm Những cánh buồm

Trắc nghiệm Mây và sóng

Trắc nghiệm Chị sẽ gọi em bằng tên

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 34

Trắc nghiệm Lý thuyết về từ đa nghĩa

Đánh giá

0

0 đánh giá