Lý thuyết GDCD 7 Bài 10 (Kết nối tri thức 2024): Quyền về nghĩa vụ của công dân trong gia đình

4.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Bài 10: Quyền về nghĩa vụ của công dân trong gia đình sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 7.

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 10: Quyền về nghĩa vụ của công dân trong gia đình

A. Lý thuyết GDCD 7 Bài 10: Quyền về nghĩa vụ của công dân trong gia đình

1. Khái niệm và vai trò của gia đình

- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Gia đình có các vai trò cơ bản; duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con, cháu và góp phần phát triển xã hội.

Lý thuyết Bài 10: Quyền về nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Gia đình là tổ ấm yêu thương

2. Quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình,...

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, không phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức,...

Lý thuyết Bài 10: Quyền về nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 10: Quyền về nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bố mẹ chăm sóc, nuôi dạy con cái

Vợ chồng cùng chia sẻ công việc nhà

- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi: giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình,...

- Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ,...

- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu nuôi dưỡng cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự không có người nuôi dưỡng,...

- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại, ...

Lý thuyết Bài 10: Quyền về nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 10: Quyền về nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

Cấm hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ

B. Bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 10: Quyền về nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Câu 1.Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?

A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.

B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.

C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.

D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.

Đáp án đúng là: C

Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi: giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình,...

Câu 2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Luật trẻ em.

B. Luật lao động.

C. Luật tố tụng hình sự.

D. Luật Hôn nhân và gia đình.

Đáp án đúng là: D

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại Luật Hôn nhân và gia đình.

Câu 3.Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ

A. phân biệt đối xử giữa các con.

B. nuôi dạy con thành công dân tốt.

C. ép buộc con làm điều trái pháp luật.

D. ép buộc con làm điều trái đạo đức.

Đáp án đúng là: B

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi Ích hợp pháp của con, không phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức,...

Câu 4. Những hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?

A. Lễ phép, kính trọng.

B. Chăm sóc, giúp đỡ.

C. Ngược đãi, xúc phạm.

D. Vâng lời, ngoan ngoãn.

Đáp án đúng là: C

- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi: giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình,...

- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại, ...

Câu 5. Câu tục ngữ nào dưới đây nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

A. Đi thưa về gửi.

B. Lá lành đùm lá rách.

C. Một giọt máu đào, hơn ao nước lã.

D. Lời chào cao hơn mâm cỗ.

Đáp án đúng là: C

Một giọt máu đào, hơn ao nước lã là câu tục ngữ nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình phải biết đoàn kết, yêu thương nhau.

Câu 6. Pháp luật không thừa nhận hành vi nào sau đây?

A. Ông bà nội, ông bà ngoại trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu.

B. Anh em yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.

C. Bố mẹ tôn trọng ý kiến của các con.

D. Phân biệt đối xử con trong giá thú và con ngoài giá thú.

Đáp án đúng là: D

Pháp luật không thừa nhận hành vi: phân biệt đối xử con trong giá thú và con ngoài giá thú. Pháp luật quy định cha mẹ phải đối xử bình đẳng giữa các con

Câu 7. Các hành vi đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm quyền và nghĩa vụ của

A. cha mẹ đối với con.

B. con, cháu đối với cha mẹ, ông bà.

C. ông bà với các cháu.

D. anh, chị, em với nhau.

Đáp án đúng là: B

Các hành vi đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm quyền và nghĩa vụ của con, cháu.

Câu 8. Câu tục ngữ nào sau đây nói lên mối quan hệ giữa anh em trong gia đình?

A. Sảy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.

B. Anh em như thể chân tay.

C. Con hơn cha là nhà có phúc.

D. Máu chảy ruột mềm.

Đáp án đúng là: B

Anh em như thể chân tay là câu tục ngữ nói lên mối quan hệ giữa anh em trong gia đình phải biết đoàn kết, yêu thương nhau.

Câu 9. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình không đề cập đến các mối quan hệ nào dưới đây?

A. Cha mẹ với con cái

B. Ông bà và con cháu

C. Anh chị em với nhau.

D. Giáo viên với học sinh.

Đáp án đúng là: D

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình đề cập đến các mối quan hệ: cha mẹ với con cái; Ông bà và con cháu; Anh chị em

Câu 10.Hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái là

A. ép buộc con làm theo ý mình.

B. ép con nghỉ học để đi làm kiếm tiền.

C. không coi trọng ý kiến của con.

D. nuôi dạy, bảo vệ và tôn trọng con.

Đáp án đúng là: D

Nuôi dạy, bảo vệ và tôn trọng conthể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.

Câu 11. Câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì dưới đây?

A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

B. Anh, em phải trung thực với nhau.

C. Anh, em phải lo cho nhau.

D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.

Đáp án đúng là: A

Câu tục ngữ “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” khuyên anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

Câu 12. Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?

A. Lên án, phê phán, tố cáo.

B. Nêu gương

C. Học làm theo.

D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

Đáp án đúng là: A

Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải lên án, phê phán, tố cáo. Hành vi này vừa vi phạm đáo đức, vừa vi phạm pháp luật.

Câu 13. Mẹ của V mất khi bạn học lớp 8, đúng lúc bố của V là anh T phải đi công tác xa nhà nên V cùng em trai là K phải về sống chung với ông bà nội là ông D và bà C. Tại đây, K thường trốn học đi chơi điện tử nên bố của V đã nhờ ông bà tăng cường giám sát K. Bị K chống đối quyết liệt, ông D đuổi K ra khỏi nhà mặc dù bà C đã tìm cách ngăn cản. Những ai sau đây chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Ông D và K.

B. Bạn V và K.

C. Bạn V, bà C, anh T.

D. Anh T, ông D và bà C.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống này Ông D và K chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình: K trốn học đi chơi điện tử lãng phí thời gian, không nghe lời ông bà. Ông D có hành động chưa đúng là đuổi K ra khỏi nhà.

Câu 14. Bà bị ốm, bố mẹ bận việc nên dặn C ở nhà chăm sóc bà. Nhưng C đã hẹn với K cùng đi xem phim. Nếu là C, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Từ chối lời đề nghị của bố mẹ để đi xem phim cùng bạn.

B. Vẫn ở nhà như lời bố mẹ yêu cầu nhưng không chăm sóc bà.

C. Ở nhà chăm sóc bà và hẹn bạn K sẽ đi chơi vào dịp khác.

D. Nói dối bố mẹ là có buổi học không thể nghỉ để đi chơi với K.

Đáp án đúng là: C

Trong trường hợp này, nếu là C, em nên ở nhà chăm sóc bà và hẹn bạn K sẽ đi chơi vào dịp khác.

 

Câu 15. L và em trai học cùng trường. Nhà trường tổ chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho L đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ.

Nếu là L, em sẽ ứng xử như thế nào?

A. Hứa với bố sẽ săm sóc và bảo vệ em thật tốt để bố yên tâm.

B. Dù rất buồn nhưng không đăng kí tham gia thăm quan nữa.

C. Giận dỗi bố, trốn trong phòng vì không cho mình đi chơi.

D. Tự ý lấy tiền tiết kiệm rồi lén dẫn em đi thăm quan.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp này, bố vì lo lắng em còn nhỏ, không thể chăm sóc cho bản thân khi không có bố mẹ bên cạnh nên mới không đồng ý cho em trai đi tham quan. Nếu em là L, em sẽ xin bố cho em trai đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương cùng mình và hứa sẽ chăm sóc, quan tâm em khi không có bố mẹ ở bên cạnh để bố yên tâm.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Lý thuyết GDCD 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Lý thuyết GDCD 7 Bài 8: Quản lí tiền

Lý thuyết GDCD 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Lý thuyết GDCD 7 Bài 10: Quyền về nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Đánh giá

0

0 đánh giá