TOP 10 bài Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết 2025 SIÊU HAY

719

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 4 bài văn mẫu Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Đề bài: Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết.

Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết - Mẫu 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bác sinh ra trong hoàn cảnh đất nước bị xâm chiếm, điều này thúc đẩy Bác phải ra đi tìm đường cứu nước. Khi đang hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, Bác bị bắt giam vào ngục. Trong hoàn cảnh bị bắt và bị giam vào ngục của Tưởng Giới Thạch, bị đày ải từ nhà tù này sang nhà tù khác, luôn phải sống trong cảnh nghèo khó và cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng Bác chưa bao giờ bi quan. Bằng chứng là trong hoàn cảnh đó, Bác vẫn sáng tác được “Nhật ký trong tù” thể hiện tinh thần rất lạc quan, yêu đời của Bác. Về sau, Bác được trả tự do và lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống lại quân xâm lược. Em rất kính yêu và tự hào là cháu Bác Hồ.

TOP 10 bài Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết - Mẫu 2

Ở gần nhà tôi có ông Nam là người rất vui tính. Năm nay, ông Nam đã ngoài sáu mươi tuổi, tuy ông đã về hưu nhưng ông vẫn còn hăng hái với công việc vì thế Ủy ban phường đã mời ông ra làm việc với cương vị là phó Chủ tịch Mặt trận phường.

Một lần, mẹ đưa tôi lên phường để nộp giấy sinh hoạt hè. Tình cờ tôi nhìn thấy ông Nam đang vui vẻ giải quyết về việc hai căn hộ tranh chấp nhau về đất đai. Nhìn cách nói và vẻ mặt "khôi hài" cùng với tính chất nghiêm túc của công việc, tôi vô cùng ngạc nhiên trước sự giải quyết của ông. Với cách nói dí dỏm và thấu tình đạt lí của ông, cả hai gia đình đã bắt tay nhau hòa giải.

Ông Nam là người rất vui tính, đặc biệt ai đã nghe thấy tiếng cười của ông đều cảm thấy vui lây. Ông thường bảo mọi người:

"Sống phải vui, phải hay cười thì mới sống lâu được. Một tiếng cười bằng mười viên thuốc bổ đấy!"

Tối về nhà, ông thường bảo tôi sang nhà ông cùng với mấy đứa cháu của ông học đánh đàn. Trước đây khi còn trẻ, ông là tay đàn ghita cừ khôi của nhạc viện thành phố. Tiếng đàn của ông trong trẻo, réo rắt, len lỏi vào tâm hồn con người, khiến người ta quên hết mệt mỏi, thêm yêu cuộc sống.

Cả phường tôi đều rất yêu quý ông Nam. Hễ gia đình nào có mâu thuẫn, ông đều tìm đến hòa giải. Ông còn làm cho mọi người trong gia đình cười một phen "bể bụng" vì những câu chuyện khôi hài của ông.

Riêng tôi, tôi rất kính trọng ông Nam. Tuy già nhưng ông rất vui tính, ông đã làm cho những người dân ở phường tôi thêm yêu thương nhau hơn và đặc biệt ở mọi nơi lúc nào cũng có những tiếng cười vui vẻ.

Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết - Mẫu 3

Em rất khâm phục những người chiến sĩ cách mạng vì ở họ toát lên một sự dũng cảm, kiên cường, vững vàng như sắt đá mà không phải người nào cũng có. Người chiến sĩ cách mạng em yêu quý và kính trọng nhất chính là Bác Hồ.

Tháng 8 năm 1942, sau hơn ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ đã trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng và trên đường sang Trung quốc, Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ hơn một năm trời. Bị giam cầm, mất tự do và chắc chắn Bác còn phải chịu cả những trận đòn roi tra tấn, những chặng đường tù dài dằng dặc. Thế nhưng, ở Bác vẫn có một tâm hồn rộng mở gắn bó với thiên nhiên. Bác vẫn làm thơ, ngắm trăng, thưởng thức cảnh đẹp hiếm có của đất trời.

Điều ấy cho em hiểu là dù thân thể bác ở trong tù nhưng tâm hồn của Bác lại vẫn lạc quan, yêu đời và tự do.

Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết - Mẫu 4

Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng. Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ. Bài học mà Keller rút ra: Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.

Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết - Mẫu 5

Một tấm gương lạc quan cách mạng nhiều người biết là đồng chí Phạm Hồng Sơn (1922 – 1967), Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 307 anh hùng, một tiểu đoàn nổi tiếng nhiều phen làm quân Pháp phải bạt vía kinh hồn; anh đã cùng đồng đội lập nên nhiều chiến công. Nhưng không may trong trận cuối cùng chống giặc càn tại Long Châu Hà, anh bị thương do dính mảnh đạn vào cột sống.

Ra miền Bắc năm 1954, anh được điều trị tại Quân y viện 103. Liệt nửa người, đại tiện, tiểu tiện không làm chủ, thường xuyên sốt cao và chịu những cơn đau buốt giằng xé, lở loét nửa thân người dưới, chịu cuộc sống nặng nề. Một lần, Chính ủy Cục Quân y tới thăm, ông gợi ý anh em có thể tự học ngoại ngữ tạo niềm vui trên giường bệnh và khỏi bỏ phí thời gian.

Cả phòng hưởng ứng, lao vào học. Được vài tuần, mọi người lần lượt bỏ hết. Riêng Phạm Hồng Sơn là trụ được. Từ sáng sớm đến chiều tối, với một ngọn đèn tù mù, mỗi ngày Sơn học thuộc 40 từ, sau nâng lên 50, 60 từ. Thời gian như ngắn lại, không lê thê như trước. Tư tưởng bi quan không còn chỗ đứng. Càng học càng thấy khó, nhưng Sơn đã vượt qua cái khó này và cả sự đau đớn của những cơn đau hành hạ, nhất là mùa Đông giá rét tê cóng thấu xương. Và Phạm Hồng Sơn đã trở thành một dịch giả, chuyển ngữ nhiều tác phẩm văn học của Nga được các nhà xuất bản trân trọng in phát hành. Một tờ báo của Liên Xô lúc đó đã có bài viết ca ngợi Phạm Hồng Sơn và tặng anh danh hiệu “Pavel Korchagin của Việt Nam”…

Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết - Mẫu 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là tấm gương sáng về tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống. Bác sinh ra trong hoàn cảnh đất nước bị xâm chiếm, điều này thúc đẩy Bác phải ra đi tìm đường cứu nước. Và ngay từ những năm tháng đi tìm đường cứu nước với khát khao cháy bỏng độc lập cho dân tộc, cơm no áo ấm cho đồng bào, Bác đã mang theo tinh thần lạc quan, niềm tin vào bản thân mình, vào Nhân dân, dân tộc mình, vào thắng lợi của chân lý, lẽ phải, vào một tiền đồ tươi sáng. Khi đang hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, Bác bị bắt giam vào ngục. Trong hoàn cảnh bị bắt và bị giam vào ngục của Tưởng Giới Thạch, bị đày ải từ nhà tù này sang nhà tù khác, luôn phải sống trong cảnh nghèo khó và cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng Bác chưa bao giờ bi quan. Bằng chứng là trong hoàn cảnh đó, Bác vẫn sáng tác được “Nhật ký trong tù” thể hiện tinh thần rất lạc quan, yêu đời của Bác. Về sau, Bác được trả tự do và lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống lại quân xâm lược. Em rất kính yêu và tự hào là cháu Bác Hồ.

Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết - Mẫu 7

Nick Vujicic là một người bị khuyết tật bẩm sinh chân và tay nhưng anh luôn có một niềm lạc quan vô hạn, dù có khiếm khuyết về cơ thể nhưng anh vẫn giữ một tinh thần lạc quan, phấn đấu trở thành một diễn giả tài năng cho toàn thế giới ngưỡng mộ.

Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết - Mẫu 8

Trong hoàn cảnh bị bắt và bị giam vào ngục của Tướng Giới Thạch, bị đày ải từ nhà tù này sang nhà tù khác, luôn phải sống trong cảnh nghèo khó và cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào. Nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy sự bi quan ở Người. Trong hoàn cảnh đó, Bác vẫn sáng tác được "Nhật kí trong tù" thể hiện tinh thần rất lạc quan, yêu đời của Bác.

Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết - Mẫu 9

Tinh thần lạc quan vượt khó, ham học hỏi đã đưa Lương Viết Quốc thoát khỏi số phận cậu bé nhặt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè một ngày trở thành CEO nổi tiếng, là người đầu tiên chế tạo ra máy bay không người lái tại Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá