24 câu Trắc nghiệm Ôn tập trang 36 lớp 6 - Chân trời sáng tạo

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Ôn tập trang 36 sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Ôn tập trang 36

Câu 1. Truyền thuyết Thánh Gióng, không có sự thật lịch sử nào dưới đây?

A. Ở làng Gióng, đời Hùng Vương thứ sáu

B. Hiện nay vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng

C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi

D. Lúc bấy giờ, giặc Ân tới xâm phạm tới bờ cõi nước ta

Đáp án: C

Giải thích: Đây là chi tiết hoang đường kì ảo, không có thật trong lịch sử

Câu 2. Truyện Thánh Gióng muốn giải thích hiện tượng nào?

A. Tre ngà có màu vàng óng

B. Có nhiều ao hồ để lại

C. Thánh Gióng bay về trời

D. Có làng mang tên làng Cháy

Đáp án: D

Giải thích:  Sau khi dẹp tan giặc, Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn, ngựa đi tới đâu phun lửa làm một khu rừng cháy, nay ngôi làng mang tên làng Cháy

Câu 3. Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân

B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân

C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc

D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

Đáp án: D.

Giải thích: Gióng là hình tượng đại diện cho sức mạnh đoàn kết dân tộc, ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đấu tranh chống giặc ngoại xâm

Câu 4. Con vật nào thay Long Quân nhận lại gươm thần trong Sự tích Hồ Gươm?

A. Rùa thần

B. Mãng xà

C. Đại bàng

D. Rồng

Đáp án: A

Câu 5. Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở đâu?

A. Hồ Tả Vọng

B. Hồ Tây

C. Hồ con Rùa

D. Không rõ

Đáp án: A

Câu 6. Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Đáp án: D

Giải thích:  Thánh Gióng biểu trưng cho lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm

Câu 7. Chi tiết Gióng bay về trời sau khi dẹp tan giặc Ân thể hiện sự vô tư, đức hi sinh, tính vị tha khi làm việc nghĩa không màng tới sự trả ơn. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:  Chi tiết Gióng bay về trời còn là chi tiết thể hiện ước muốn của người dân về nhân vật anh hùng bất tử

Câu 8. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước.

B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử

C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Câu 9. Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác

B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa

C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử

D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo lien quan tới sự thật lịch sử

Đáp án: D

Giải thích: Truyện truyền thuyết thuộc thể loại truyện có yếu tố hoang đường, kỉ ảo dựa trên sự thật lịch sử

Câu 10. Chi tiết tưởng tượng kì ảo thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:  Trí tưởng tượng chất phác của dân gian sáng tạo ra những chi tiết hoang đường, kì ảo

Câu 11. Trong Sự tích Hồ Gươm, Lạc Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của cuộc kháng chiến

B. Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ khí chiến đấu

C. Đề cao sự phát triển nhanh chóng, chiến thắng của cuộc kháng chiến

D. Đề cao vai trò của những người có công giúp Lê Lợi chiến thắng

Đáp án: A

Giải thích: Thể hiện sự phù trợ của thần trong cuộc chiến bảo vệ độc lập

Câu 12. Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, gươm thần Long Quân cho mượn tượng trưng cho điều gì?

A. Sức mạnh của thần linh

B. Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân

C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm

D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Đáp án: D

Câu 13. Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Thăng Long vì?

A. Vì rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng

B. Đất nước hòa bình, nhà vua còn nhiều việc phải làm

C. Đất nước hòa bình nên nhà vua có nhiều việc phải làm

D. Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước

Đáp án: D

Câu 14. Ý nghĩa truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

A. Giải thích nguồn gốc làm bánh

B. Đề cao trí tuệ, lòng hiếu thảo của người nông dân

C. Ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán đẹp từ những điều giản dị, giàu ý nghĩa.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 15. Các yếu tố hoang đường kì ảo được sử dụng trong truyện Bánh chưng, bánh giầy có ý nghĩa làm tăng tính gay cấn của truyện truyền thuyết. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:  Yếu tố hoang đường, kì ảo làm tăng sức hấp dẫn của truyện.

Câu 16. Tục làm bánh chưng, bánh giày ngày Tết có ý nghĩa cao đẹp, thể hiện sự tưởng nhớ, tôn kính tổ tiên, tinh thần coi trọng nghề nông. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Tục thờ cúng tổ tiên, dâng bánh chưng, bánh giầy lên ban thờ mang ý nghĩa cao đẹp, thể hiện sự tưởng nhớ, hiếu kính với tổ tiên

Câu 17. Trong truyện Bánh chưng, bánh giầy, Lang Liêu là nhân vật gắn với lĩnh vực nào của người Lạc Việt thời vua Hùng dựng nước?

A. Chống giặc ngoại xâm

B. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm

C. Lao động sản xuất, sáng tạo văn hóa

D. Tiếp nối ngôi vua

Đáp án: D

Giải thích: Nhân vật Lang Liêu sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy cúng lễ Tiên vương.

Câu 18. Trong truyện Bánh chưng, bánh giầy, Lang Liêu được thần giúp đỡ vì?

A. Lang Liêu so với các anh em khác chịu thiệt thòi

B. Chỉ mình chàng mới hiểu được ý của thần

C. Tuy là con vua, chịu nhiều thiệt thòi, nhưng chàng chăm chỉ, sống cuộc sống như dân thường, biết quý trọng lao động

D. Vì chàng là vị hoàng tử trẻ nhất

Đáp án: C

Giải thích:  Lang Liêu chịu nhiều thiệt thòi, mẹ mất sớm, chàng rời cung ra ngoài chăm chỉ lao động như người thường.

Câu 19. Ý nghĩa của việc thần thánh hóa các nhân vật và sự kiện lịch sử trong truyện truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là gì?

A. Tạo tính li kì cho truyện

B. Thể hiện sức sáng tạo của dân gian

C. Khiến nhân vật trở nên vĩ đại, tài năng hơn

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Việc thần thánh hóa nhân vật và sự kiện lịch sử nhằm thể hiện sức sáng tạo của dân gian, qua đó tạo tính hấp dẫn, li kì cho truyện

Câu 20. Tại sao nhân vật Lang Liêu trong truyện Bánh chưng, bánh giầy dâng cho vua cha những lễ vật “không có gì quý bằng”?

A. Lễ vật ý nghĩa thể hiện tình cảm chân thành

B. Lễ vật quý hiếm, khó tìm

C. Lễ vật kì lạ

D. Lễ vật cầu kì

Đáp án: A

Giải thích:  Bánh chưng, bánh giầy là thành quả của sức lao động, sự tôn kính, hiễu đễ trước tổ tiên.

Câu 21. Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng video.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

Câu 22. Đáp án nào không phải yêu cầu về nội dung khi tóm tắt văn bản?

A. Sử dụng từ khóa, cụm từ

B. Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần đoạn, ý chính trong văn bản

C. Thể hiện được nội dung chi tiết văn bản

D. Tóm tắt đúng, đủ sự việc, ý chính trong văn bản

Đáp án: C

Giải thích: Yêu cầu về nội dung khi tóm tắt văn bản

- Sử dụng từ khóa, cụm từ

- Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần đoạn, ý chính trong văn bản

- Thể hiện được nội dung bao quát văn bản

- Tóm tắt đúng, đủ sự việc, ý chính trong văn bản

Câu 23. Đâu là yêu cầu về hình thức ki tóm tắt văn bản bằng sơ đồ?

A. Sáng rõ, có tính thẩm mĩ, giúp nắm bắt nội dung chính của văn bản một cách thuận lợi, dễ dàng

B. Kết hợp hài hòa giữa các từ khóa với hình vẽ, mũi tên, kí hiệu

C. Cả hai đáp án trên

Đáp án: C

Câu 24. Quy trình tóm tắt văn bản bằng sơ đồ:

Bước 1: Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt

Bước 2: Kiểm tra sơ đồ đã vẽ

Bước 3: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai

- Quy trình tóm tắt văn bản bằng sơ đồ:

Bước 1: Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt

Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ

Bước 3: Kiểm tra sơ đồ đã vẽ

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

Trắc nghiệm Ôn tập trang 36

Trắc nghiệm Sọ Dừa

Trắc nghiệm Em bé thông minh

Trắc nghiệm Chuyện cổ nước mình

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 48

Đánh giá

0

0 đánh giá