Giải SBT Tin học 8 Bài 2 (Cánh diều): Khai thác thông tin số trong các hoạt động kinh tế xã hội

1.4 K

Với giải sách bài tập Tin học 8 Bài 2: Khai thác thông tin số trong các hoạt động kinh tế xã hội sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Tin học 8. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Tin học 8 Bài 2: Khai thác thông tin số trong các hoạt động kinh tế xã hội

Câu C12 trang 8 SBT Tin học 8: Hãy nêu một số ví dụ về dữ liệu là giấy tờ có giá trị pháp lí, được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước

Lời giải:

Ví dụ: căn cước công dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận đăng kí xe, bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh,….

Câu C13 trang 8 SBT Tin học 8: Hãy chọn câu đúng

Xác định một thông tin đáng tin cậy hay không là bài toán khó vì:

1) Không biết nó từ đâu ra

2) Không có thông tin nào khác để so sánh

3) Nhiều tài liệu cho biết về thông tin này nhưng không hoàn toàn giống nhau

4) Mọi tài liệu cung cấp thông tin đều không nói rõ nó tin cậy hay không

Lời giải:

Chọn phương án 3

Khi tìm kiếm thông tin trên Internet, ta có thể nhận được những tài liệu cung cấp những thông tin không hoàn toàn giống nhau. Điều này khiến cho ta khó có thể xác định một thông tin có đáng tin cậy hay không.

Câu C14 trang 9 SBT Tin học 8: Hãy chọn câu đúng

Xử lí dữ liệu bằng máy tính để rút ra thông tin đáng tin cậy là một bài toán khó, nghĩa là:

1) Xử lí dữ liệu bằng máy tính nói chung là một bài toán khó

2) Ta khó có thể dùng máy tính để kiểm tra một thông tin có tin cậy hay không

3) Làm cho máy tính có thể tự động xử lí nguồn dữ liệu

Lời giải:

Chọn phương án 3

Xử lí dữ liệu bằng máy tính để rút ra thông tin đáng tin cậy là một bài toán khó vì ta cần phải làm cho máy tính có thể tự động xử lí nguồn dữ liệu

Câu C15 trang 9 SBT Tin học 8: Trong các nguồn thông tin cho dưới đây, những nguồn nào đáng tin cậy?

1) Các cơ quan chính phủ

2) Các cấp có thẩm quyền của nhà nước

3) Mạng xã hội

4) Trang web bất kì

5) Sách giáo khoa

Lời giải:

Chọn phương án 1, 2 và 5

Thông tin trên mạng xã hội và một trang web bất kì không đáng tin cậy vì ai cũng có thể đăng tải thông tin trên đó và không qua kiểm duyệt nội dung.

Câu C16 trang 9 SBT Tin học 8: Cơ sở dữ liệu là một giải pháp cho bài toán khó “Xử lí dữ liệu bằng máy tính để rút ra thông tin đáng tin cậy” Nói như vậy là đúng hay sai?

Lời giải:

Cơ sở dữ liệu là tập hợp toàn bộ dữ liệu được tổ chức và lưu trữ để có thể dùng máy tính khai thác nhằm phục vụ hoạt động hằng ngày của một tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. Vì vậy cơ sở dữ liệu có thể xuất ra thông tin tin cậy đáp ứng yêu cầu sử dụng

Câu C17 trang 9 SBT Tin học 8: Hãy nêu một ví dụ doanh nghiệp có thể bị thiệt hại nếu sử dụng thông tin không đáng tin cậy.

Lời giải:

Ví dụ:

- Thông tin khách hàng sai (họ tên, số điện thoại, địa chỉ,..) có thể khiến công ty không thể giao sản phẩm đến cho khách hàng

- Công ty sử dụng những báo cáo về kết quả nghiên cứu thị trường không đáng tin cậy dẫn đến việc dự đoán nhu cầu mua hàng sai, có thể tồn kho nhiều hàng hoặc nhập thiếu hàng không đủ bán.

Câu C18 trang 9 SBT Tin học 8: Theo em, tại sao các thông tin để cơ quan quản lí nhà nước quyết định các chính sách quan trọng hay giám đốc doanh nghiệp quyết định chiến lược kinh doanh không thể tìm kiếm bằng cách dùng máy tính tìm kiếm trên Internet?

Lời giải:

Bởi vì:

- Các thông tin này không có sẵn trên mạng hoặc các thông tin có trên mạng không đáng tin cậy, có cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải tự nghiên cứu, tổng hợp để có được thông tin đáng tin cậy

- Các thông tin này được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp, từ những thông tin này các doanh nghiệp có thể đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả, vì vậy mà họ không công khai trên mạng mà giữ làm tài sản riêng.

Xem thêm các bài giải Tin học lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Dữ liệu số trong thời đại thông tin

Bài 2: Khai thác thông tin số trong các hoạt động kinh tế xã hội

Bài 3: Bài tập nhóm thông tin với giải quyết vấn đề

Bài học: Sử dụng công nghệ kĩ thuật số có đạo đức và văn hóa

Bài 1: Lọc dữ liệu

Đánh giá

0

0 đánh giá