Giáo án Sinh 11 Bài 10 (Chân trời sáng tạo 2024): Tuần hoàn ở động vật

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ Giáo án Sinh học lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo mới nhất được biên soạn đầy đủ bám sát chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời Thầy/cô và các bạn đón xem:

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật. Nêu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.

- Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật.

- Trình bày được cấu tạo và hoạt động của tim, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim. Giải thích khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.

- Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch.

- Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và sự trao đổi chất giữa máu với tế bào).

- Nêu được hoạt động của tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.

- Kể được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn và trình bày một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.

- Phân tích được tác hại của việc lạm dụng rượu bia đối với sức khỏe con người, đánh giá được ý nghĩa việc xử phạt người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia.

- Trình bày đượcvai trò của thể dục, thể thao đối với tuần hoàn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi học tập, thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến của bản thân về tuần hoàn ở động vật.

- Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về tuần hoàn ở động vật qua các nguồn học liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới, kết nối các ý tưởng khi vẽ sơ đồ tư duy về một số dạng hệ vận chuyển ở động vật; khi tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về hệ tuần hoàn ở động vật.

Năng lực riêng:

- Năng lực nhận thức sinh học:

o Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật

o Nếu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.

o Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật; tuần hoàn kín và tuần hoàn hở; tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.

o Trình bày được cấu tạo và hoạt động của tim và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim.

o Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.

o Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch.

o Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào).

o Nêu được hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.

o Kể được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn.

o Trình bày được một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.

o Phân tích được tác hạu của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là hệ tim mạch.

o Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn.

- Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Đánh giá được ý nghĩa của việc xử phạt người tham gia giao thông khi sử dụng rượu, bia..

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng hiểu biết về tuần hoàn để phòng các bệnh về hệ tuần hoàn.

1. Phẩm chất

- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.

- Có niềm say mê, hứng thứ với việc khám phá và học tập môn sinh học.

- Chủ động, tích cực tham gia vận động người khác vận động người khác tham gia các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.

- Máy tính, máy chiếu( nếu có).

2. Đối với học sinh

- SHS sinh học 11.

- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đén nội dung bài học và dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đưa ra câu hỏi: “Giãn tĩnh mạch là bệnh lí thuộc nhóm bệnh của máu ngoại vi. Bệnh giãn tĩnh mạnh có ảnh hưởng gì đến sự lưu thông máu của cơ thể”

Giáo án Sinh học 11 Bài 10 (Chân trời sáng tạo 2024): Tuần hoàn ở động vật (ảnh 1)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Ø GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 10. Tuần hoàn ở động vật.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về hệ vận chuyển

a) Mục tiêu: Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật; Nêu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.

b) Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi- đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong sgk.

c) Sản phẩm: Cấu tạo của hệ tuần hoàn, đáp án câu hỏi 1 sgk trang 62.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đọc hiểu nội dung trong sgk, nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn.

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, trả lời câu hỏi 1 sgk trang 62 và đưa ra kết luận về hệ tuần hoàn ở động vật.

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Khái quát về hệ vận chuyển

- Hệ tuần hoàn ở động vật gồm:

+ Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu-dịch mô

+ Tim: cơ quan đẩy, hút máu, tạo động lực cho quá trình lưu thông máu trong hệ mạch

+ Hệ thống mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

- Đáp án câu hỏi 1 sgk trang 62

Ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp như thủy tức, giun dẹp, các tế bào của cơ thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài qua màng tế bào hoặc qua bề mặt của cơ thể.

- Ở động vật bậc cao, không có sự liên lệ trực tiếp với môi trường xung quanh. Do đó, chúng cần có một hệ thống vận chuyển dịch thể để cung cấp các chất cần thiết cho hoạt động sống và đào thải như ở hải miên, các dịch thể là nước sẽ được vận chuyển qua các gian bào nhờ sợ vận động của các lông

- Ở ruột khoang và giun bậc thấp, các dịc thể và chất dinh dưỡng được vận chuyển trong các ống từ dạ dày một cách thụ động của cơ thể.

- Ở chân đốt và nhuyễn thể đã xuất hiện hệ tuần hoàn hở, dịch thể (huyết tương chứa protein, muối và các enzyme hô hấp) được vận chuyển trong hệ tuần hoàn.

- Giun ở bậc cao và động vật bậc cao đã xuất hiện hệ tuần hoàn kín. Máu và dịch mô được vận chuyển đi khắp cơ thể, đem theo các chất tiếp nhận từ môi trường ngoài qua cơ quan hô hấp và cơ quan tiêu hóa đến các tế bào, đồng thời chuyển các sản phẩm cần loại bỏ đến cơ quan bài tiết để thải ra môi trường bên ngoài.

 

Kết luận:

+ Ở đông vật bậc cao, hệ vận chuyển hay hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất trong cơ thể.

+ Hệ tuần hoàn gồm các thành phần: Dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các dạng hệ tuần hoàn

a) Mục tiêu: Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật; tuần hoàn kín và tuần hoàn hở; tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.

b) Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi đáp kết hợp kĩ thuật sơ đồ tư duy để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong sgk.

c) Sản phẩm: Các dạng hệ tuần hoàn, đáp án câu hỏi 2,3 sgk trang 63.

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Sinh 11 Chân trời sáng tạo Bài 10: Tuần hoàn ở động vật.

Xem thêm các bài giáo án Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Để mua Giáo án Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá