19 câu Trắc nghiệm Củng cố, mở rộng trang 106 lớp 6 - Kết nối tri thức

1.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Củng cố, mở rộng trang 106 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 19 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Củng cố, mở rộng trang 106

Câu 1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa.

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Ẩn dụ.

D. Hoán dụ.

Đáp án: A

Giải thích: 

Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ trên.

So sánh: "Như con sông với chân trời đã xa". 

Câu 2. Tác giả của Chuyện cổ nước mình quê ở đâu?

A. Hà Nội

B. Thanh Hóa

C. Quảng Bình

D. Nghệ An

Đáp án: C

Giải thích: Lâm Thị Mỹ Dạ quê ở Quảng Bình.

Câu 3. Qua bài thơ Chuyện cổ nước mình,tác giả đã ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.

Ý kiến trên về nội dung của bài thơ Chuyện cổ nước mình là đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Ý kiến trên về nội dung của bài thơ Chuyện cổ nước mình là đúng.

Qua bài thơ Chuyện cổ nước mình, tác giả đã ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.

Câu 4. Nội dung của văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nướcbiểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân.

Nhận xét trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung của văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân.

Câu 5. Loài cây nào được nhắc đến trong câu thơ đầu của văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước?

A. Tre

B. Trúc

C. Mai

D. Đào

Đáp án: B

Giải thích: “ Gió đưa cành trúc la đà”

Câu 6. Biện pháp tu từ nổi bật của văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước là gì?

A. Ẩn dụ

B. Nhân hóa

C. So sánh

D. Hoán dụ

Đáp án: A

Giải thích: Biện pháp tu từ nổi bật của văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước là: Ẩn dụ.

Câu 7. Tình cảm, cảm xúc của các tác giả thể hiện trong 3 văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước,Chuyện cổ nước mình, Cây tre Việt Nam là gì?

A. Tình cảm gia đình

B. Tình nghĩa anh em

C. Tình yêu quê hương, đất nước

D. Tình bạn

Đáp án: C

Câu 8. Biện pháp tu từ nổi bật của văn bản Chuyện cổ nước mình là: So sánh, ẩn dụ. Nhận xét trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 9. Tác giả của văn bản Chuyện cổ nước mình là ai?

A. Minh Khê

B. Tô Hoài

C. Tố Hữu

D. Lâm Thị Mỹ Dạ

Đáp án: D

Câu 10. Đâu là đáp án nêu đầy đủ tên các câu chuyện cổ được nhắc đến trong bài Chuyện cổ nước mình ?

A. Tấm Cám, Trầu cau.

B. Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Thạch Sanh.

C. Tấm Cám, Thạch Sanh.

D. Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Trầu cau.

Đáp án: D

Giải thích:Các câu chuyện cổ được nhắc đến trong bài:

+ Truyện Tấm Cám "Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà".

+ Truyện Đẽo cày giữa đường "Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".

+ Tích Trầu cau "Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người".

Câu 11. Các địa danh Yên Thái, Tây Hồ trong Chùm ca dao về quê hương, đất nước thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Hà Nội

B. Huế

C. Đà Nẵng

D. Hải Dương

Đáp án: A

Giải thích: Các địa danh Yên Thái, Tây Hồ trong Chùm ca dao về quê hương, đất nước thuộc Hà Nội ngày nay.

Câu 12. Bài Cây tre Việt Nam thuộc thể loại gì?

A. Thơ

B. Kí

C. Tiểu thuyết

D. Truyện ngắn

Đáp án: B

Giải thích: Bài Cây tre Việt Nam thuộc thể loại kí.

Câu 13. Tác giả của Cây tre Việt Nam là ai?

A. Xuân Diệu

B. Xuân Quỳnh

C. Thép Mới

D. Tố Hữu

Đáp án: C

Giải thích: Tác giả của Cây tre Việt Nam là Thép Mới.

Câu 14. Đâu không phải phẩm chất của Cây tre Việt Nam?

A. Nhũn nhặn.

B. Sáng tạo.

C. Thủy chung.

D. Kiên cường.

Đáp án: B

Giải thích:Cây tre Việt Nam có nhiều phẩm chất đáng quý: mọc thẳng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao giản dị, chí khí như người.

Câu 15. Cây tre Việt Nam sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim tài liệu cùng tên.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:Cây tre Việt Nam sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim tài liệu cùng tên.

Câu 16. Nghệ thuật nào được sử dụng trong câu sau: Tre, anh hùng lao động!, Tre, anh hùng chiếc đấu! ?

A. Liệt kê.

B. Điệp từ, cấu trúc.

C. Ẩn dụ.

D. So sánh.

Đáp án: B

Câu 17. Biện pháp tu từ nào được sử dụng để nói lên phẩm chất cây tre?

A. Liệt kê.

B. Điệp từ, cấu trúc.

C. Ẩn dụ.

D. So sánh.

Đáp án: C

Giải thích:Biện pháp tu từ ẩm dụ được sử dụng để nói lên phẩm chất Cây tre Việt Nam.

Câu 18. Bố cục của Cây tre Việt Nam chia làm mấy phần?

A. 1 phần

B. 2 phần

C. 3 phần

D. 4 phần

Đáp án: C

Giải thích: Bố cục của Cây tre Việt Nam chia làm 3 phần.

+ Phần 1 (Từ đầu đến chí khí như người): Giới thiệu chung về Cây tre Việt Nam.

+ Phần 2 (Tiếp đến Tiếng sáo diều tre cao vút mãi): Sự gắn bó của tre với con người Việt Nam.

+ Phần 3 (Còn lại): Tre là tượng trưng cho tâm hồn, khí chất của người Việt Nam.

Câu 19. Từ nào không thể thay thế cho “nhũn nhặn” trong câu “…màu tre tươi nhũn nhặn”?

A. Giản dị

B. Bình thường

C. Bình dị

D. Khiêm nhường

Đánh giá

0

0 đánh giá