Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 8 (Chân trời sáng tạo 2024): Nghề chăn nuôi ở Việt Nam

5.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 7 Bài 8: Nghề chăn nuôi ở Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 7.

Công nghệ lớp 7 Bài 8: Nghề chăn nuôi ở Việt Nam

Video giải Công nghệ 7 Bài 8: Nghề chăn nuôi ở Việt Nam - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 8: Nghề chăn nuôi ở Việt Nam

1. Vai trò, triển vọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế Việt Nam

1.1. Vai trò của chăn nuôi

- Cung cấp thực phẩm cho con người

- Cung cấp nguồn thức ăn từ động vật cho gia súc, gia cầm, vật nuôi

- Cung cấp sức kéo phục vụ cho canh tác, tham quan du lịch

- Cung cấp phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ.

1.2. Triển vọng của ngành chăn nuôi

- Chuyển hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Chăn nuôi hữu cơ

- Liên kết các khâu chăn nuôi, giết mổ và phân phối để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng.

2. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi

2.1. Đặc điểm cơ bản của nghề chăn nuôi

- Nhà chăn nuôi: nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi

- Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản: hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh; phát triển chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.

- Bác sĩ thú y: chăm sóc, theo dõi sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi

Lý thuyết Công Nghệ 7 Bài 8: Nghề chăn nuôi ở Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2.2. Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi

- Có kiến thức đầy đủ về đặc điểm sinh trưởng vật nuôi, các phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh vật nuôi.

- Có kĩ năng nuôi dưỡng, chăm sóc; kĩ năng sử dụng, bảo quản tốt thiết bị, dụng cụ trong chăn nuôi

- Yêu thích động vật, có trách nhiệm, lòng yêu nghề, cần cù và đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc.

.Lý thuyết Công Nghệ 7 Bài 8: Nghề chăn nuôi ở Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 8: Nghề chăn nuôi ở Việt Nam

Câu 1. Chăn nuôi cung cấp sức kéo của:

A. Trâu

B. Bò

C. Ngựa

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Chăn nuôi cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa, … phục vụ cho việc canh tác, tham quan du lịch.

Câu 2. Ngành chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ là:

A. Lông

B. Sừng

C. Da

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Cung cấp nguyên liệu như lông, sừng, da, xương cho các ngành công nghiệp nhẹ

Câu 3. Triển vọng của ngành chăn nuôi:

A. Chuyển sang hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa

B. Chăn nuôi hữu cơ

C. Liên kết các khâu để tạo ra sản phẩm chất lượng.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Việt Nam đang chuyển dần sang hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chăn nuôi hữu cơ; liên kết giữa các khâu chăn nuôi, giết mổ và phân phối để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng.

Câu 4. Chương trình giới thiệu mấy nghề phổ biến trong chăn nuôi?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Chương trình giới thiệu 3 nghề phổ biến trong chăn nuôi

+ Nhà chăn nuôi

+ Nhà vấn nuôi trồng thủy sản

+ Bác sĩ thú y

Câu 5. Đặc điểm của nhà chăn nuôi là:

A. Nghiên cứu về giống vật nuôi

B. Nghiên cứu về kĩ thuật nuôi dưỡng

C. Chăm sóc vật nuôi

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Nhà chăn nuôi nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.

Câu 6. Hình ảnh nào sau đây thể hiện vai trò của chăn nuôi là cung cấp thực phẩm cho con người?

A. Hình a

B. Hình b

C. Hình c

D. Hình d

Đáp án: A

Giải thích:

+ Hình a: cung cấp thực phẩm

+ Hình b: Cung cấp phân bón

+ Hình c: Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ

+ Hình d: Cung cấp sức kéo

Câu 7. Hình ảnh nào sau đây thể hiện vai trò của chăn nuôi là cung cấp phân bón?

A. Hình a

B. Hình b

C. Hình c

D. Hình d

Đáp án: B

Giải thích:

+ Hình a: cung cấp thực phẩm

+ Hình b: Cung cấp phân bón

+ Hình c: Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ

+ Hình d: Cung cấp sức kéo

Câu 8. Hình ảnh nào sau đây thể hiện vai trò của chăn nuôi là cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ?

A. Hình a

B. Hình b

C. Hình c

D. Hình d

Đáp án: C

Giải thích:

+ Hình a: cung cấp thực phẩm

+ Hình b: Cung cấp phân bón

+ Hình c: Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ

+ Hình d: Cung cấp sức kéo

Câu 9. Hình ảnh nào sau đây thể hiện vai trò của chăn nuôi là cung cấp sức kéo?

A. Hình a

B. Hình b

C. Hình c

D. Hình d

Đáp án: D

Giải thích:

+ Hình a: cung cấp thực phẩm

+ Hình b: Cung cấp phân bón

+ Hình c: Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ

+ Hình d: Cung cấp sức kéo

Câu 10. Ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho con người như:

A. Thịt

B. Trứng

C. Sữa

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa, … Cung cấp nguồn thức ăn từ động vật cho gia súc, gia cầm, vật nuôi

Câu 11. Chương trình giới thiệu về nghề nào trong chăn nuôi?

A. Nhà chăn nuôi

B.  Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản

C. Bác sĩ thú y

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Chương trình giới thiệu 3 nghề phổ biến trong chăn nuôi

+ Nhà chăn nuôi

+ Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản

+ Bác sĩ thú y

Câu 12. Đặc điểm của nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản:

A. Hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng

B. Tư vấn kĩ thuật chăm sóc thủy sản

C. Phát triển chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.

Câu 13. Đặc điểm của nhà chăn nuôi:

A. Nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.

B. Hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.

C. Chăm sóc, theo dõi sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

+ Nhà chăn nuôi: Nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.

+ Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.

+ Bác sĩ thú y: Chăm sóc, theo dõi sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.

Câu 14. Đặc điểm của nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản:

A. Nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.

B. Hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.

C. Chăm sóc, theo dõi sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: B

Giải thích:

+ Nhà chăn nuôi: Nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.

+ Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.

+ Bác sĩ thú y: Chăm sóc, theo dõi sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.

Câu 15. Đặc điểm của bác sĩ thú y:

A. Nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.

B. Hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.

C. Chăm sóc, theo dõi sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích:

+ Nhà chăn nuôi: Nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.

+ Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.

+ Bác sĩ thú y: Chăm sóc, theo dõi sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Công nghệ 7 Ôn tập chương 3

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 8: Nghề chăn nuôi ở Việt Nam

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 9: Một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 10: Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 11: Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn

Đánh giá

0

0 đánh giá