TOP 10 bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Vịnh khoa thi Hương 2024 SIÊU HAY

3.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Vịnh khoa thi Hương Ngữ văn 8, Cánh Diều gồm 5 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Vịnh khoa thi Hương

Đề bài: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bối cảnh lịch sử, giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ "Vịnh khoa thi Hương" (Trần Tế Xương).

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Vịnh khoa thi Hương - mẫu 1

Tú Xương là một nhà thơ được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn có thể nói là bi thương nhất của đất nước – nước ta bị Pháp tấn công và thống trị. Trước cảnh đất nước bị tù đày ấy, thơ của ông là một bức tranh hiện thực vừa bày tỏ sự đau xót của một người con nước Nam, đồng thời cũng tố cáo tội ác đen tối của bọn thực dân. Và “Vịnh khoa thi hương” cũng là một tác phẩm như thế.

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ giới thiệu kì thi Hương năm ấy:

“Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà”

Kì thi này được tổ chức một cách bình thường, cứ ba năm một lần. Nhưng điều bất thường của nó là, các thí sinh của trường Hà Nội cũng bị dồn về trường Nam Định để thi. Chỉ một từ “lẫn”, tác giả đã khéo léo nói lên tình trạng hồn loạn, bát nháo, tạp nham của khoa thi Hương năm ấy.

Và đúng là, việc thi cử ấy tạp nham thật:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”

Từ “lôi thôi” được đặt lên đầu câu, nhấn mạnh vẻ lếch thếch, không gọn gàng của các vị “sĩ tử”. Bình thường, những người đi thi đều là những người đọc sách, những người luôn gọn gàng, chỉn chu. Vậy mà nay, thí sinh đi thi với vẻ xốc xếch, với lọ chai lỉnh kỉnh, không còn cái vẻ tao nhã của người đọc sách. Chỉ một đối tượng, nhưng cũng đủ để chỉ sự xuống cấp của toàn xã hội. Thí sinh không còn vẻ nho nhã trí thức thì những vị giám khảo cũng không còn vẻ nghiêm túc, đáng kính như trước nữa, chỉ còn cái dáng “thét loa” như ngoài chợ, mà nói thì cũng “ậm ọe” chẳng thành câu. Một lần nữa, tính từ miêu tả “ậm ọe” lại được cho lên đầu câu giống như từ “lôi thôi” ở trên để làm nổi bật lên sự bất tài của đám quan trông trường thi. Chúng chỉ là những kẻ vênh váo, dựa hơi, chẳng có tài năng cũng chẳng có thực quyền. Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh của một trường thi nhốn nháo, quan trông thi thì luôn miệng hống hách, quát tháo, sĩ tử đi thi thì lôi thôi, lếch thếch, xiêu vẹo lều chõng lọ giấy đi thi. Thật là đáng buồn và đáng cười thay!

Trong cái nhốn nháo, tạp nham ấy, hai nhân vật “quan trọng” xuất hiện một cách hoành tráng:

“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra”

Theo như lịch sử, kì thi năm Đinh Dậu 1897 có vợ chồng toàn quyền Pháp và vợ chồng tôn công sứ Nam Định đến dự. Đang trong không khí trường thi căng thẳng, vậy mà quan sứ và vợ vẫn được đón tiếp một cách long trọng, “lọng cắm rợp trời”, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu. Kẻ xâm lược được đón tiếp một cách tốt nhất, đặt lên một vị trí cao nhất cho thấy một thực trạng đau lòng nước ta thời bấy giờ – một xã hội mà thực dân nắm quyền và xã hội phong kiến chỉ làm bù nhìn. Ở đây, Tú Xương dùng từ vô cùng đắt, gọi “quan sứ” một cách quan trọng, nhưng lại gọi vợ chúng là “mụ đầm”. “Mụ” là một từ để chỉ người đàn bà không ra gì, là cách gọi thô tục. Tú Xương “chửi” một cách vô cùng sắc bén. Vừa châm biếm, nhưng đó cũng vừa là nỗi đau xót, căm hận của một con người phải chứng kiến cảnh nước mất nhà tan.

Trước cảnh nhốn nháo, biến chất ấy, nhà thơ đã phải thốt lên rằng:

“Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”

Hai câu thơ vừa là lời tự vấn bản thân, cũng là tự vấn những người đồng cảnh ngộ. Có mấy người còn nghĩ đến nỗi nhục của cảnh nước mất nhà tan, mà cùng nhau đứng lên hành động? Có bao nhiêu người vẫn đang mù quáng tin vào nhà nước, tin vào chính quyền mà không chịu nhìn vào thực tế?

Thơ của Tú Xương, là sự kết hợp của cả hiện thực và trữ tình. Từ việc tả lại kì thi Hương đã thoái hóa, biến chất, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh đất nước bị tù đày, đàn áp bởi bọn thực dân, đồng thời cũng bày tỏ nỗi niềm đau xót trước cảnh nước mất nhà tan của một người, một thế hệ trí thức yêu nước trước cảnh nước mất nhà tan.

TOP 10 bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Vịnh khoa thi Hương 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Vịnh khoa thi Hương - mẫu 2

Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường được gọi là Tú Xương vì đi thi tới Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy nên chi đỗ Tú tài. Tuy nhiên, tài năng thơ ca, đặc biệt là thơ trào phúng đã tôn vinh tên tuổi của ông lên vị trí hàng đầu trong giai đoạn văn học cuối thế ki XIX, đầu thế ki XX.

Vịnh khoa thi Hương là bài thơ thể hiện thái độ mỉa mai căm uất của Tú Xương đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường thi cử gian nan, lận đận của riêng ông. Có người cho rằng Vịnh khoa thi Hương là tiếng khóc nhưng lại có người cho đó là tiếng cười châm biếm sâu cay của Trần Tế Xương trước thời cuộc lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cả hai nhận xét trên đều đúng.

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Long cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Bài thơ là bức biếm họa toàn cảnh khoa thi Hương năm Đinh Dậu (1897) Vì tình hình chính trị bất ổn nên sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung với sĩ tử của trường thi Nam Định. Chính vì thế mà quang cảnh lộn xộn, trái hẳn với không khí trang nghiêm vốn có chốn cửa Khổng sân Trình.

Cái lệ ba năm mở một khoa là quy định của triều đình phong kiến nhà Nguyễn đặt ra đã từ lâu. Nhưng từ Nhà nước mở đầu bài thơ lại ám chỉ chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp lúc bấy giờ với ý châm biếm, vì triều đình nhà Nguyễn chi còn là bù nhìn mà thôi. Hai câu đề:

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Câu phá đề đơn thuần mang tính chất thông báo, nhưng đốn câu thừa đề thì ý châm biếm của tác giả đã bộc lộ qua từ lẫn. Mọi chuyện bát nháo, nực cười nơi trường thi cũng khởi nguồn từ sự chung đụng lẫn lộn này.Hai câu thực:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Với kết cấu đảo ngược đưa tính từ lên vị trí đầu câu, Tú xương đã đặc tả cảnh tượng đáng buồn của một trường thi ở giai đoạn chữ Hán đang bị chữ quốc ngữ đẩy lùi.

Ngày xưa, sĩ tử đi thi phải mang theo lều chõng, cơm nước, tráp để đựng bút, giấy, nghiên mực… và một ống quyển để đựng quyển thi. Lọ ở đây là lọ nước uống. Mang vác lỉnh kỉnh như thế nên trông họ lôi thôi, lại chen lấn, xô đẩy nên càng giống một đám đông hỗn loạn ngoài đường ngoài chợ chứ không phải ở chốn trường thi vốn dĩ uy nghiêm.

Sĩ tử thảm hại đã đành, còn quan trường cũng chẳng hơn gì. Tiếng loa gọi thí sinh lần lượt nhập trường thi lẽ ra phải rõ ràng, dõng dạc nhưng vì quá ồn ào, lộn xộn nên quan xướng danh phải cố thét lên cho thật to, riết rồi thành ậm oẹ, chẳng ra đâu vào đâu cả nên hoá buồn cười.

Hai câu luận:

Long cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Bằng bút pháp trào lộng sắc sảo, Tú Xương tiếp tục tả thực cái “chợ phiên” chữ nghĩa ấy với những chi tiết vô cùng độc đáo. Biết bao là trớ trêu, ngậm ngùi ẩn chứa trong khung cảnh ấy. Để chứng tỏ sự quan tâm của “mẫu quốc”, tên toàn quyền Pôn Đu-me (Paul Doumer) cùng vợ đã đến dự khai mạc trường thi cho thêm phần long trọng. Con mắt tinh đời và tâm trạng phẫn uất của Tú Xương đã giúp mọi người nhận ra nỗi nhục mất nước qua hai hình ảnh tương phản trong hai câu thơ đối nhau chan chát là: Cờ của triều đình phong kiến bán nước đối với Váy của vợ tên quan thực dần cướp nước. Ngậm ngùi, cay đắng biết bao nhiêu! Dâu không có giọt nước mắt nào nhưng người đọc thấy rõ là nhà thơ đang cắn răng cố nuốt tiếng khóc vào trong, ông khóc vì quốc thể bị xúc phạm, khóc vì nỗi nhục nô lệ của giới trí thức nói riêng và cả dân tộc nói chung.

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Nỗi ngậm ngùi bị dồn nén cao độ đã bật thốt thành lời cảm thán làm rung động lí trí và tình cảm người trong cuộc cũng như người ngoài cuộc.

Nhân tài đất Bắc là cách gọi mỉa mai của Tú xương đối với đám Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ đang chen chúc chốn trường thi nhốn nháo đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong đám đông ấy, hỏi có ai nghĩ tới cảnh nước nhà đáng đau, đáng hận; hay chỉ chúi mũi chúi tai tranh nhau cố kiếm miếng đinh chung mà quay lưng ngoảnh mặt làm ngơ?

Nhiều người có cùng một nhận xét là trong thơ Trần Tế xương, sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa tính hiện thực và tính trữ tình được thể hiện khá rõ. Có thể coi bài Vịnh khoa thi Hương này là một ví dụ tiêu biểu. Đằng sau tiếng cười châm biếm mang ý nghĩa xã hội sâu xa là tiếng khóc ngậm ngùi, nuối tiếc cho nền Hán học suy tàn và tất cả những gì từng được coi là tinh hoa của nó đã bị đẩy lùi trước làn sóng văn hoá phương Tây đang tràn vào nước ta theo bước chân của đạo quân viễn chinh xâm lược Pháp.

TOP 10 bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Vịnh khoa thi Hương 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Vịnh khoa thi Hương - mẫu 3

Vịnh Khoa thi Hương thể hiện tấm lòng tha thiết tình đời của nhà thơ trào phúng Tú Xương.

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Hai câu 1 và 2 tả không khí, bối cảnh chung của kì thi hương năm Đinh Dậu 1897. Người ta vẫn duy trì lệ ba năm mở một khoa thi nhưng chủ nhân các kì thi bây giờ đã thuộc về nhà nước, tức là thực dân Pháp xâm lược. Nhức nhối tâm trạng thì trong cảnh mất nước, nô lệ. Cảnh thi nhốn nháo: Trường Hà Nội thi chung với trường Nam Định. Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu thể hiên thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cùng bộc lộ nỗi buồn sâu lắng của tác giả trước cảnh đất nước bị mất quyền độc lập, tự chủ. Chuyện thi cử thực ra là một phần của chuyện đất nước.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa

Hai câu 3, 4 tả thực sĩ tử và quan trường Việt Nam. Cái nhìn thi cử được lọc qua tâm trạng chán nản, đau buồn của tác giả đã chuyển thành những hình ảnh hài hước mà chua chát. Việc đảo ngữ có hiệu quả đánh kể: Nhà thơ chủ yếu không quan sát sĩ tử mà đập vào mắt là dáng vẻ lôi thôi của họ. Sự sa sút Nho phong sĩ khí là ấn tượng nổi bật. Nhà thơ không nghe nội dung lời nói của quan trường mà nghe thấy âm thanh méo mó, kì dị của tiếng loa phát ra - Ậm oẹ quan trường miệng thét loa. Thét làm ra vẻ hách dịch, ra vẻ ta đây đang là chú nhưng vị trí thực của quan trường cũng như quan lại nói chung lúc đó ra sao thì hai câu thơ 5, 6 sẽ nói rõ.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra

Hai câu thơ 5 và 6 tả đại diện của thực dân xâm lược. Cờ cầm rợp trời trong truyền thống là đón các quan lại Việt Nam thường đến thăm các trường thi, nếu là kì thi Tiến sĩ thì đích thân nhà vua đến ra đề và chấm. Hóa ra lễ nghi ấy là đón tên quan Tây (quan sứ tên đầy đủ là quan công sứ).

Đối giữa câu trên với câu dưới cũng tạo nên sắc thái trào lộng, mỉa mai, đả kích mạnh mẽ. Cờ đối với váy, rợp trời đối với quét đất. Cái trang trọng của tên quan sứ bị hạ bệ ngay bằng chiếc váy của mụ đầm. Nhưng hai câu thơ cũng hàm chứa kín đáo tâm trạng đau đớn, nhục nhã, uất ức của tác giả, hắn cùng là một sĩ từ trong đó. Còn chi nói đến chữ nghĩa thánh hiên, luân thường đạo lí cao siêu khi mà kẻ làm chủ kì thi là những kẻ ngoại bang xa lạ.

Câu cuối cùng “Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”, là lời kêu gọi, nhắn nhủ của một nhà nho hướng đến những sĩ tử, những tri thức đất Bắc và tất cả người Việt Nam một lần nữa nhìn lại thực trạng đất nước bị mất độc lập, cảm nhận thấm thía hết nỗi đau, nỗi nhục mất nước, từ đó có những suy nghĩ và hành động cần thiết. Lời thơ chất, chứa tâm sự dưới hình thức trào phúng nhưng mang nặng nỗi lòng ưu tư của người trí thức, một thoáng buồn và uất ức.

TOP 10 bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Vịnh khoa thi Hương 2024 SIÊU HAY (ảnh 3)

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Vịnh khoa thi Hương - mẫu 4

Kính thưa cô giáo và các bạn!

Hôm nay, em xin được chia sẻ với cô giáo và các bạn về một bức tranh lịch sử và văn hóa của Việt Nam trong những năm 60 của thế kỉ XIX, thông qua bài thơ của Trần Tế Xương - "Vịnh khoa thi Hương". Bài thơ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà còn là một bức cổ điển thể hiện sự đau đớn và châm biếm của nhà thơ đối với thực tế xã hội thời kỳ đó.
Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn vào bối cảnh lịch sử. Năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng, và cuộc khởi nghĩa của nông dân ngày càng bùng nổ. Trong "Vịnh khoa thi Hương" Trần Tế Xương đã tái hiện bức tranh thảm hại của kỳ thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam. Nhà thơ không chỉ thể hiện sự xót xa trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học mà còn phản ánh hiện thực nhốn nháo và ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến.

Bài thơ "Vịnh khoa thi Hương" đưa ta vào thế giới của đề tài thi cử, một đề tài mà Trần Tế Xương đã khéo léo tận dụng để phản ánh tình cảnh đau đớn của dân tộc và xã hội. Bức tranh về kỳ thi Hương với sĩ tử đeo lọ, quan trường ồn ào, và những nhân vật quan trọng như Long và Mụ đã được nhà thơ đặc sắc hóa thông qua nghệ thuật đối, đảo ngữ, và ngôn ngữ khẩu ngữ giàu sức biểu cảm.

Nghệ thuật đối, đảo ngữ, tạo nên những hình ảnh hài hước mà đầy ý nghĩa. Bằng cách mô tả sự hỗn loạn và tạp nham trong kỳ thi, nhà thơ đã làm cho độc giả cảm nhận được sự buồn cười nhưng đau lòng của thực tại xã hội. Ông còn sử dụng những từ ngữ như "lôi thôi," "âm oẹ," để tạo nên hình ảnh hỗn loạn và thảm hại của sĩ tử trong kỳ thi.

Qua những dòng thơ của "Vịnh khoa thi Hương" chúng ta không chỉ nhìn thấy sự phê phán và phản kháng đối với chế độ thi cử, mà còn đối mặt với một Trần Tế Xương hài hước và châm biếm trước bức tranh khốn khó của thời đại. Bài thơ này trở thành một tác phẩm đa chiều, mở cửa cho nhiều diễn đạt và nhận định khác nhau từ độc giả.

"Vịnh khoa thi Hương" không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc của Trần Tế Xương mà còn là một góc nhìn sâu sắc vào tâm hồn và tư duy của nhà thơ trong thời kỳ khó khăn. Bài thơ này là một tiếng hò reo, là lời kêu gọi tự do và công bằng, là tác phẩm nghệ thuật phản ánh tinh thần của một thời kỳ đau thương của đất nước Việt Nam.

Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Vịnh khoa thi Hương - mẫu 5

Góc sân và khoảng trời là một tập thơ xuất sắc của Trần Đăng Khoa được xuất bản lần đầu tiên năm 1968. Thiên hướng văn chương của tác giả được bộc lộ sớm bởi khi đó nhà thơ chỉ mới 10 tuổi.

Đó là những vần thơ lưu lại ký ức, nhật ký của nhà thơ trong những năm tháng ấu thơ đầy hồn nhiên và vui tươi.

Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ khi mới chỉ 8 tuổi. Thời điểm đó, ông đã đạt cho mình những thành tựu, với một số tác phẩm được in trên báo, một điều mà một đứa trẻ 8 tuổi khó có thể làm được. Đến năm 10 tuổi, ông đã cho xuất bản tập thơ đầu tiên của sự nghiệp, đánh dấu một thành công lớn trong con đường sự nghiệp của mình với nhan đề “Từ góc sân nhà em” vào năm 1968. Cùng thời điểm năm đó, ông đã cho ra mắt tập thơ thứ hai chính là “Góc sân và khoảng trời”. Tập thơ này đã được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành.

Tập thơ bao gồm 52 bài thơ và sau này được bổ sung thêm lên 66 bài – bao gồm các bài thơ nổi tiếng đã được đăng báo của Trần Đăng Khoa. Tuyển tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa chứa đựng nhiều tác phẩm thơ nổi bật, ý nghĩa, ngôn từ giữ được trọn vẹn sự trong sáng của trẻ thơ do ông sáng tác từ thời điểm 8 – 10 tuổi. Đó cũng là một điểm nhấn ấn tượng, với sự tưởng tượng đầy hình ảnh sống động, độc đáo của trẻ thơ đã tạo lên tập thơ tuyệt vời gây hứng thú không chỉ đối với những người trưởng thành mà còn tạo hứng thú cho cả các bé thiếu niên, nhi đồng.

Tập thơ là sự khắc họa độc đáo thế giới con người, vạn vật qua con mắt của một đứa trẻ, chính vì thế mà độc giả bao thế hệ không bao giờ có thể quên được những bài thơ. Tài năng tinh tế và sự liên tưởng phong phú của tác giả khiến cây cối, động vật, con người trong thơ ông trở nên gần gũi, thân thiện và giản dị. Những điều bình dị của miền quê như con bướm vàng, sân vườn, dòng sông Kinh Thầy, con chim, con gà, vườn cải, cây đa, con trâu, cây trầu đều được thể hiện rất đẹp trong các bài thơ.

Đặc biệt, nổi bật trong tập thơ là bài thơ “Hạt gạo làng ta” sáng tác vào năm 1968 là bài thơ nổi tiếng nhất của nhà thơ và được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ thành nhạc vào năm 1971. Bài hát nhanh chóng trở lên phổ biến và được đón nhận nồng nhiệt từ nhiều người ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt được yêu thích bởi thiếu niên, nhi đồng.

Với tuổi thơ trong “Góc sân và Khoảng trời” của Trần Đăng Khoa, ông trăng cũng ngây thơ như trẻ con, cũng thích khoe khuôn mặt tròn, cũng nhoẻn miệng cười thích thú khi nhìn thấy chuối, thấy xôi; và thú vị nhất là cũng biết thập thò ngoài cửa khi rủ bạn đi chơi,… Những hình ảnh ngây thơ, câu thơ trong trẻo, sự tưởng tượng phong phú của một đứa trẻ đã tạo lên sự thành công vượt mong đợi cho tập thơ.

Bởi thế mọi thứ hiện lên thật sống động, nhiều màu sắc. Tuy đơn giản nhưng khiến người đọc cảm thấy thích thú. Các sự vật, hiện tượng được nhân cách hóa, ẩn dụ giúp phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo trong các bé.

Tóm lại, “Góc sân và bầu trời” là một tập thơ xuất sắc lưu giữ những kỷ niệm những năm tháng tuổi thơ của tác giả. Đây là một cuốn sách phải đọc đối với những người yêu thích văn học và là một cách tuyệt vời để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ em.

Đánh giá

0

0 đánh giá