Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận Tác hại của thói đua đòi, hợm hĩnh qua màn kịch Ông giuốc đanh mặc lễ phục Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo gồm 2 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới.
Nghị luận Tác hại của thói đua đòi, hợm hĩnh qua màn kịch Ông giuốc đanh mặc lễ phục
Đề bài: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học - tác hại của thói đua đòi, hợm hĩnh qua màn kịch Ông giuốc đanh mặc lễ phục.
Nghị luận Tác hại của thói đua đòi, hợm hĩnh qua màn kịch Ông giuốc đanh mặc lễ phục - Mẫu 1
Tác giả Mô -li- e là một nhà văn nhà biên kịch lớn của nền văn chương Châu Âu thế kỷ 17. Ông chính là người tạo dựng, sáng lập ra nền hài kịch cổ điển Pháp. Trong các tác phẩm của mình ông đều phản ánh những thói hư tật xấu của lớp người quý tộc.
Tác phẩm “Trưởng giả học làm sang” là một vở hài kịch nổi tiếng thể hiện sự châm biếm những thói hư tật xấu của con người tuy có ít tiền nhưng thiếu học thức. Lúc nào cũng tỏ vẻ ta đây hiểu biết sành điệu, quý tộc. Trích đoạn “Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục” nhân vật trung tâm là ông Giuốc đanh một người giàu có tuổi ngoại tứ tuần, dốt nát ít chữ nghĩa không được học hành nhiều, nhưng may mắn giàu có nên ông ta lúc nào cũng học đòi làm sang. Những kẻ xu nịnh bủa vây xung quanh ông, nịnh hót, để kiếm chác, moi tiền của ông Giuốc đanh nhưng ông không hề hay biết cứ tưởng mình quyền quý, cao sang khiến nhiều người nể trọng.
Ông Giuốc đanh đi may lễ phục lối phong cách ăn mặc của những gia tộc quyền quý, do không hiểu biết nên Giuốc đanh bị thợ may chơi đểu, moi tiền. Tác giả đã vô cùng tinh tế khi khắc họa nhân vật Giuốc đanh đúng tính cách của một tên trọc phú lắm tiền những ngu dốt, thích đua đòi theo người ta nhưng chỉ làm trò hề cho thiên hạ mà thôi. Thông qua tác phẩm của mình nhà văn Mô-li-e cũng vạch trần tội ác của chế độ cũ, khi phân biệt giai cấp giàu nghèo, phân biệt đối xử.
Vở kịch chia làm hai cảnh chính. Trong cảnh một ông Giuốc-đanh xuất hiện với bác phó may diễn ra tại một phòng trà cao cấp ” Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây”. Những lời reo vui mừng, vừa nhắc nhở của ông Giuốc đanh khi người thợ may vừa bước ra . Thái độ mừng vui nay cho thấy ông Giuốc -đanh vô cùng vui mừng, hào hứng khi thấy bộ quần áo mình đặt may đã xong. Bộ lễ phục ấy không chỉ là một bộ quần áo thông thường mà nó thể hiện sự giàu sang, quyền lực của một người khi gia nhập tầng lớp quý tộc thời xưa.
Nhưng ông Giuốc-đanh ngây thơ đã bị người phụ tá thợ may lừa gạt. Những thứ ông mua chỉ toàn đồ dởm, đồ rẻ tiền, bít tất trật mới đi vào đã đứt mất hai mắt rồi, hay giày không vừa với bàn chân khiến ông sẽ bị đau chân khi mang nó. Tình huống hài hước châm biếm gây cười xuất hiện. Bác phó may đã khôn khéo qua mặt, lấp liếm để tránh những trách móc của Giuốc đanh khi chuyển chủ đề. Khi ông Giuốc- đanh phát hiện hoa bị may ngược.
Thì bác phó may đáp lại ngay rằng “nào ngài có bảo ngài muốn ay hoa xuôi”. Khiến ông Giuốc -đanh giận điên người nhưng khi nghe bác phó may nói là quý tộc nào cũng đều thích hoa ngược, thì ông Giuốc đanh đã thay đổi thái độ “Bộ này may được đấy” điều này cho thấy ông Giuôc đanh chỉ cần được làm quý tộc còn đẹp xấu, thẩm mỹ như thế nào ông không quan tâm. Có lẽ nếu ở trần mà thành quý tộc thì ông cũng thấy nó đẹp.
Rồi khi ông Giuốc đanh phát hiện ra người thợ may ăn bớt vải ông nói “đành là đẹp nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải”. Trước tình huống đó người thợ may vội vàng lờ đi chuyển sang việc thử áo cho Giuốc- đanh. Lão thợ may con mang thêm bốn nhân viên phục cho việc thử áo của Giuốc đanh trở nên hoành tráng, đúng quý tộc hơn. Bọn thợ phụ thi nhau nịnh hót, lừa phỉnh ông để kiếm tiền của Giuốc đanh, việc kiếm tiền trở nên quá dễ dàng khiến cho bọn chúng thi nhau đào mỏ.
Tác giả đã vô cùng sâu sắc, tinh tế khi xây dựng nhân vật Giuốc -đanh ngu dốt nhưng thích học đòi làm sang, thích trở thành quý tộc trong khi mình xuất thân hèn kém may mắn nhờ trúng quả mà trở nên giàu có . Nhưng ông ta lại muốn một bước lên trời gia nhập giới thượng lưu được vạn người nể trọng. Khiến cho ông trở thành mỏ vàng để đào cho những kẻ đào mỏ, nịnh hót, cơ hội.
Nghị luận Tác hại của thói đua đòi, hợm hĩnh qua màn kịch Ông giuốc đanh mặc lễ phục - Mẫu 2
Mô-li-e được coi là nhà viết kịch có nhiều tác phẩm đạt đến mức kinh điển của thế giới. Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” là một tác phẩm nổi tiếng của ông, trong đó trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là một trích đoạn tiêu biểu.
Ông Giuốc-đanh hám danh muốn trang bị cho mình cái vỏ bề ngoài như những người quý tộc. Ông thuê một kíp thợ vườn để may sắm trang phục cho mình. Kíp thợ vườn hiểu biết về giới quý tộc cũng chẳng nhiều nhặn gì hơn ông Giuốc-đanh. Đã thế, cái gì họ cũng phán bừa, làm bừa, nhưng ông Giuốc-đanh dốt nát, thiển cận đều cho xuôi ráo! Ông Giuốc-đanh có phẩm tước gì mà may áo lễ phục để mặc? Rõ ràng ông chẳng hiểu gì về trào phục, nhưng lại tấp tểnh muốn làm quý tộc, nên ông bất chấp tất cả, cứ thuê may và cứ mặc, mặc vào là phải thành quý tộc, ít nhất cũng là quý tộc áo. Ông Giuốc-đanh hám danh đến mức cứ cái gì dính líu đến quý tộc để ông giống được quý tộc là ông mê và làm theo ngay. Vì thế, đi bít tất chật, bị đứt mất hai mắt, nhưng nghe phó may phỉnh vài lời: Nó giãn ra thì lại rộng quá ấy chứ thì ông Giuốc- đanh xuôi tai liền. Đi giày tuột, kêu đau chân, nhưng phó may bảo không đau, Ngài tưởng tượng ra thế rồi phó may lờ đi, chuyển phắt sang chiếc áo lễ phục. Ông Giuốc-đanh muốn nói thêm về sự đau chân cũng không được nữa.
Những tràng cười bít tất rách, giày chật chân đau vừa đứt, người xem được những tràng cười khác khi ông mặc lễ phục. Ông Giuốc-đanh phát hiện hoa trên áo bị may ngược, nhưng nghe phó may phỉnh bừa vì những người quí phái đều mặc như thế này cả, thì ông Giuốc-đanh vững tâm ngay. Người xem không thể nhịn được cười khi phó may và thợ bạn cởi quần đùi, lột áo cánh để mặc áo trào cho ông Giuốc-đanh. Ông ta như một thằng hề, súng sính đi lại theo nhịp đàn, vì đó là nghi thức dành cho quý tộc. Ông Giuốc-đanh nhận ra rằng ăn mặc ra người quý phái có hơn vì mặc áo trào mà ông được gọi ngay là Ông lớn, rồi Cụ lớn, rồi Đức ông! Ông Giuốc-đanh lấy làm khoái chí với những tiếng tôn xưng ấy và liên tục móc tiền để ban thưởng, hay nói cách khác, ông đã bỏ tiền ra mua những tiếng mà bấy nay ông hằng khao khát! Trong thâm tâm, ông còn định ban thưởng cho bọn thợ may cả túi tiền nếu được tôn xưng là Tướng công! Nhưng nực cười là ông Giuốc-đanh sực tỉnh, tự thú với chính mình: như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền. Vậy ra Giuốc-đanh cũng chẳng hào phóng gì, ông muốn mua danh nhưng cũng sợ mất nhiều tiền, ông chỉ dừng ở tiếng Đức ông để giữ lại tiền và cũng là để giữ lấy cải bản chất tham tiền và hà tiện của ông!
Mô-li-e đã sắp xếp các pha cười theo từng cung bậc khác nhau trong những tình huống được chọn lựa khá đắt để cho mỗi pha cười khắc họa được một nét đặc biệt của anh trưởng giả nhố nhăng muốn học đòi làm quý tộc. Tiếng cười đối với bọn phó may hám lợi cũng không kém phần rôm rả. Bản thân bọn phó may cũng chẳng có hiểu biết gì về trang phục của giới quý tộc, vì chúng chỉ là hạng thợ vườn, nhưng bọn này biết lợi dụng triệt để để tính hám danh của gã trưởng giả để moi tiền. Mô-li-e đã cho người xem những mẻ cười về bọn này ở những khía cạnh sau đây:
Tính ba hoa khoác lác: Phó may bảo rằng hắn phải cho hai mươi thợ bạn làm cái áo lễ phục cho ông Giuốc-đanh. Hắn tuyên bố đây là cái áo đẹp nhất trong triều, may đúng kiểu nhất và dám chấp nhận các thợ may giỏi nhất, hắn còn đố họa sĩ nào vẽ được một cái nào vừa vặn hơn cái áo này. Hắn biện bác đủ cách để lừa ông Giuốc-đanh thiển cận. Áo may ngược hoa nhưng phó may lại bảo là người sang trọng đều mặc thế, rồi nếu ông Giuốc- đanh kêu giày chật, đau chân thì phó may bảo ông tưởng tượng ra như vậy, ông Giuốc-đanh cãi thì hắn lảng đi để bắt vào chuyện chiếc áo lễ phục, ông Giuốc-đanh phát hiện phó may ăn bớt vải và mặc áo bằng vải ăn bớt đó ngay trước mặt ông ta, thì phó may trơ tráo thừa nhận, rồi lấn lướt không trả lời câu hỏi của ông Giuốc-đanh, hắn mời ông ta thử áo. Rõ ràng đây là hạng lừa phỉnh đã thành nghề để kiếm ăn. Tệ xun xoe nịnh bợ: Bọn thợ may biết rõ gan ruột ông Giuôc- đanh đang muốn gì. Chúng vòi vĩnh ông cho ít nhiều để uống rượu, vì đã may cho ông chiếc áo lễ phục nhưng ông Giuốc-đanh lại thương cho chúng vì tiếng Ông lớn. Biết thóp thế, bọn thợ bạn lại tuôn ra những tiếng Cụ lớn rồi Đức ông! Chúng có tiếc gì mấy cái tiếng nịnh bợ, tâng bốc ấy đâu, chỉ cốt làm mát lòng ông Giuốc- đanh hám danh và để vơ tiền một cách hợp lý mà thôi.
Mô-li-e đã đem đến cho người xem những tiếng cười có ý nghĩa phê phán thật giá trị. Ông phê phán, những thói rởm cả trong tầng lớp quý tộc, cả trong bọn giả danh của giai cấp tư sản, bọn trưởng giả muốn học làm sang, và đứng về phía nhân dân tỉnh táo - tức khán giả - để chửi thẳng vào bọn dốt nát, ngu xuẩn đó. Ông đã dựng lên hai loại người với những nét tâm lý khác nhau, nhưng lại biết kiếm chác những cái cần thiết. Ông Giuốc-đanh thừa tiền, vô học, muốn kiếm cái danh vì ông rất háo danh. Bọn phó may vô tài, biển lận, muốn kiếm thật nhiều tiền vì chúng rất hám tiền. Hai bên đều đạt mục đích cả. Một bên được cái danh hão, còn một bên được tiền thật. Cái đáng mỉa mai hài hước cũng toát lên từ đó
Sự chênh lệch, mất cân xứng giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và bên ngoài là nguyên tác cơ bản để nhà văn tạo ra cái hài. Ở lớp kịch này cũng vậy, Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười: bộ lễ phục với những bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tôn xưng quý phái hão, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc-đanh khi mặc lễ phục cũng như khi được tôn xưng... qua đó nhà văn chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội.
Nghị luận Tác hại của thói đua đòi, hợm hĩnh qua màn kịch Ông giuốc đanh mặc lễ phục - Mẫu 3
Mô-li-e là một nhà viết kịch có nhiều tác phẩm kinh điển, trong đó có vở kịch 'Trưởng giả học làm sang'. Trong trích đoạn 'Ông Giuốc đanh mặc lễ phục', Mô-li-e đã diễn tả một cách chân thực và sâu sắc về thói đua đòi và hợm hĩnh trong xã hội.
Ông Giuốc-đanh, ham muốn được coi như quý tộc, thuê một đội thợ may để may áo lễ phục. Thợ may cũng không hiểu biết về quý tộc nhiều hơn ông. Dù vậy, họ vẫn tỏ ra thông thái hơn ông trong mọi việc, nhưng ông vẫn mù quáng muốn làm quý tộc bằng mọi giá.
Cảm giác mùa vui vẻ khi ông Giuốc-đanh mặc áo lễ phục, mặc dù áo bị may ngược và chật chội. Ông muốn được gọi là 'Ông lớn', 'Cụ lớn', 'Đức ông', và thậm chí là 'Tướng công', và sẵn lòng chi tiền để mua những lời khen này.
Mô-li-e đã tạo ra những tình huống hài hước trong màn kịch để chỉ trích các thói xấu trong xã hội. Ông châm chọc cả tầng lớp quý tộc và những kẻ giả danh giới quý tộc. Ông cũng chỉ trích hám tiền và hám danh của các nhân vật, và phê phán những hành động ngu ngốc của họ.
Mô-li-e đã sắp xếp những tràng cười theo từng cung bậc khác nhau, từ việc thợ may lừa dối ông Giuốc-đanh cho đến sự cố về việc mặc áo lễ phục. Những tình huống này vừa mang tính châm biếm vừa đề cao giá trị phê phán xã hội.
Bằng những tràng cười và những tình huống hài hước, Mô-li-e đã chỉ trích một cách sâu sắc những thói xấu trong xã hội. Ông đã phê phán cả tầng lớp quý tộc và những kẻ giả danh giới quý tộc, cũng như những kẻ hám danh và hám tiền. Công tác chỉ trích này không chỉ giúp người xem cười vui mà còn khiến họ suy tư về những vấn đề xã hội đầy ý nghĩa.
Trong việc sáng tạo văn bản, việc duy trì ý nghĩa ban đầu một cách sáng tạo là rất quan trọng. Tại lớp hài kịch này, Mô-li-e đã tạo ra một nhân vật hài hước và độc đáo trong sự mâu thuẫn giữa sự ngớ ngẩn và vẻ đẹp của việc học hành ở nhân vật ông Giuốc-đanh. Qua hàng loạt tình tiết dí dỏm như trang phục lòe loẹt, việc trao thưởng cho những từ ngữ quý phái, và sự kiêu căng của ông Giuốc-đanh khi mặc đồ lịch sự hay được khen ngợi... nhà văn đã lột trần tư duy học thuật giả tạo mà vẫn tồn tại trong xã hội.