TOP 10 bài Phân tích tác phẩm truyện Đi lấy mật 2024 SIÊU HAY

1.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích tác phẩm truyện Đi lấy mật Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 7 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Phân tích tác phẩm truyện Đi lấy mật

Đề bài: Viết bài văn phân tích tác phẩm truyện Đi lấy mật.

Phân tích tác phẩm truyện Đi lấy mật - mẫu 1

Văn bản “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Nổi bật trong đó là nhân vật cậu bé An đã để lại nhiều ấn tượng.

Nội dung của đoạn trích kể về một lần An và Cò theo người tía nuôi đi lấy mật. Trên đường đi, An cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng. Tía nuôi đi trước dẫn đường, An và Cò theo sau. Khi An thấy mệt, họ ngồi lại nghỉ ngơi, ăn trưa rồi mới tiếp tục hành trình. Lúc đó, Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật. Trên đường đi, họ tới một cái trảng rộng, nhìn thấy biết bao là chim. An vô cùng thích thú, nhưng khi nghe Cò nói đến “sân chim”, cậu lại im lặng vì từ cái nghĩ nếu cái gì cũng hỏi thì Cò sẽ khinh mình dốt. Bắt gặp một kèo ong, An nhớ lại lời má nuôi dạy cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt của người dân vùng U Minh.Văn bản “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Nổi bật trong đó là nhân vật cậu bé An đã để lại nhiều ấn tượng.

Nội dung của đoạn trích kể về một lần An và Cò theo người tía nuôi đi lấy mật. Trên đường đi, An cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng. Tía nuôi đi trước dẫn đường, An và Cò theo sau. Khi An thấy mệt, họ ngồi lại nghỉ ngơi, ăn trưa rồi mới tiếp tục hành trình. Lúc đó, Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật. Trên đường đi, họ tới một cái trảng rộng, nhìn thấy biết bao là chim. An vô cùng thích thú, nhưng khi nghe Cò nói đến “sân chim”, cậu lại im lặng vì từ cái nghĩ nếu cái gì cũng hỏi thì Cò sẽ khinh mình dốt. Bắt gặp một kèo ong, An nhớ lại lời má nuôi dạy cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt của người dân vùng U Minh.

An là nhân vật chính, cũng đóng vai là người kể chuyện. Cậu đã được nhà văn khắc họa qua nhiều phương diện khác nhau. Trong hành trình đi lấy mật cùng với tía nuôi và Cò, An đã có được một nhiều nghiệm thú vị. Trước hết, An cũng giống như bao đứa trẻ khác, nghịch ngợm nên đã có những hành động như: “Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé”; “Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật”; “Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp”; “Ngước nhìn tổ ong như cái thúng… ”. Qua những hành động này, có thể thấy An là một đứa trẻ khá hiếu động và nghịch ngợm.

Hồn nhiên là vậy nhưng An vẫn biết suy nghĩ, ham tìm hiểu. Cậu luôn nhớ về lời má nuôi dạy, về cách lấy mật, lời thằng Cò nói về cách xem ong, về sân chim. Khi nghe má nuôi dạy cách lấy mật, nếu không hiểu gì, An lại hỏi ngay: “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở má?”, “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”, “Ủa, tại sao vậy má?”... Bên cạnh đó, không chỉ tinh nghịch và ưa khám phá, cậu còn có con mắt quan sát thật tinh tế và sâu sắc. Dưới con mắt của An, cảnh rừng U Minh hiện lên sống động và hoang sơ, trù phú: “Buổi sáng, đất rừng yên tĩnh”, còn “ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng giống như là nó bao qua một lớp thủy tinh”. Điều này cho thấy, An là một cậu bé có tinh tế, biết phát hiện ra những cái đẹp của thiên nhiên.

Có thể thấy rằng, cậu bé An hiện lên với vẻ hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng rất ham học hỏi, tìm hiểu.

TOP 10 bài Bài văn phân tích tác phẩm truyện Đi lấy mật 2023 SIÊU HAY (ảnh 3)

Phân tích tác phẩm truyện Đi lấy mật - mẫu 2

Văn bản “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Nội dung của đoạn trích kể về một lần An và Cò theo người tía nuôi đi lấy mật. Trên đường đi, An cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng. Tía nuôi đi trước dẫn đường, An và Cò theo sau. Khi An thấy mệt, họ ngồi lại nghỉ ngơi, ăn trưa rồi mới tiếp tục hành trình. Lúc đó, Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật. Trên đường đi, họ tới một cái trảng rộng, nhìn thấy biết bao là chim.

An vô cùng thích thú, nhưng khi nghe Cò nói đến “sân chim”, cậu lại im lặng vì từ cái nghĩ nếu cái gì cũng hỏi thì Cò sẽ khinh mình dốt. Bắt gặp một kèo ong, An nhớ lại lời má nuôi dạy cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt của người dân vùng U Minh.

An là nhân vật chính, cũng đóng vai là người kể chuyện. Cậu đã được nhà văn khắc họa qua nhiều phương diện khác nhau. Trong hành trình đi lấy mật cùng với tía nuôi và Cò, An đã có được một nhiều nghiệm thú vị.

Trước hết, An cũng giống như bao đứa trẻ khác, nghịch ngợm nên đã có những hành động như: “Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé”; “Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật”; “Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp”; “Ngước nhìn tổ ong như cái thúng… ”. Qua những hành động này, có thể thấy An là một đứa trẻ khá hiếu động và nghịch ngợm.

Hồn nhiên là vậy nhưng An vẫn biết suy nghĩ, ham tìm hiểu. Cậu luôn nhớ về lời má nuôi dạy, về cách lấy mật, lời thằng Cò nói về cách xem ong, về sân chim. Khi nghe má nuôi dạy cách lấy mật, nếu không hiểu gì, An lại hỏi ngay: “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở má?”, “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”, “Ủa, tại sao vậy má?”…

Bên cạnh đó, không chỉ tinh nghịch và ưa khám phá, cậu còn có con mắt quan sát thật tinh tế và sâu sắc.

Dưới con mắt của An, cảnh rừng U Minh hiện lên sống động và hoang sơ, trù phú: “Buổi sáng, đất rừng yên tĩnh”, còn “ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng giống như là nó bao qua một lớp thủy tinh”. Điều này cho thấy, An là một cậu bé có tinh tế, biết phát hiện ra những cái đẹp của thiên nhiên.

Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về một lần An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong. Xuyên suốt đoạn trích là cảnh sắc đất rừng phương Nam được tác giả miêu tả hiện lên vô cùng sinh động, vừa bí ẩn, hùng vĩ, lại vừa thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây qua những suy nghĩ của cậu bé An.

TOP 10 bài Bài văn phân tích tác phẩm truyện Đi lấy mật 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Phân tích tác phẩm truyện Đi lấy mật - mẫu 3

Trong đoạn trích “Đi lấy mật” (từ tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam"), nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa thành công nhân vật cậu bé An. An hiện lên với những đặc điểm, phẩm chất tốt đẹp khiến người đọc không thể quên.

Trước tiên, An là cậu bé yêu thiên nhiên và có những quan sát, cảm nhận vô cùng tinh tế. Dưới đôi mắt hồn nhiên, trong veo của An, bức tranh thiên nhiên rừng U Minh được miêu tả một cách chân thực, sắc nét như những thước phim quay chậm. Cậu bé quan sát cảnh vật ở trên cao thấy “Rồi một đàn mười mấy con bay nối nhau như một xâu chuỗi hạt cườm, trong những tầng xanh cây lá, có một cái chấm nâu đen cỡ đầu đũa vụt qua rất nhanh. Trên những ngọn tràm cao, đang lướt qua một đàn li ti như nắm trấu bay, phát ra những tiếng kêu eo...eo...”. Dường như, An huy động mọi giác quan để cảm nhận cho được cái ánh sáng trong vắt, gợn chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung trong gió. Khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng qua đôi mắt trẻ thơ thật đỗi thơ mộng, trữ tình.

Tiếp đó, An vô cùng ham học hỏi, muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Cậu luôn nhớ về những lời má nuôi kể về cách gác kèo trong suốt hành trình "ăn ong". Thậm chí, An còn có sự so sánh giữa kiến thức học được trong sách vở với thực tế bên ngoài. An nhận thấy học trong sách vở chỉ dừng lại ở các khái niệm chung chung trong khi kinh nghiệm thực tiễn lại thú vị, chi tiết hơn rất nhiều. Cuối cùng, cậu tự đúc kết ra được những khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng giữa người dân vùng U Minh với những nơi khác trên thế giới: “Theo như lời thầy giáo của tôi bảo, người La Mã xưa kia nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ con vòng quanh miệng, quanh đáy. [...] Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh này cả.”. Lời kết luận chắc nịch của An cho thấy quá trình quan sát, tìm tòi, học hỏi của cậu trong thời gian dài.

Ngoài ra, ta còn thấy được thái độ lễ phép, ngoan ngoãn của An đối với tía, má nuôi. An luôn ghi nhớ mọi kiến thức, kinh nghiệm quý báu mà má, tía truyền lại. Từ đó, cậu học được cách đoán hướng gió, xác định chỗ gác kèo và “tính trước được đường bay của ong mật”.

Bằng ngôn từ gần gũi, giản dị, hình ảnh trong sáng, quen thuộc, nhà văn đã khắc họa nhân vật An thành công. Ngôi kể thứ nhất đã góp phần lột tả tâm tư, tình cảm của An, đồng thời phô diễn những nét đẹp độc đáo của thiên nhiên, con người, cuộc sống vùng Nam Bộ.

Thông qua lời nói, hành động cụ thể, cậu bé An hiện lên vô cùng chân thực, rõ nét. Có thể nói, hình tượng cậu bé An trở thành phương tiện nghệ thuật độc đáo giúp nhà văn Đoàn Giỏi bộc lộ tình yêu thiên nhiên, trân trọng cuộc sống, con người.

TOP 10 bài Bài văn phân tích tác phẩm truyện Đi lấy mật 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Phân tích tác phẩm truyện Đi lấy mật - mẫu 4

Đoạn trích “Đi lấy mật” từ tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi kể về cuộc phiêu lưu của An và Cò trong rừng U Minh. Anh em cùng tham gia hành trình lấy mật ong, nhưng mỗi người lại mang đến sự độc đáo và phong cách riêng. Cảnh thiên nhiên rừng U Minh hiện lên sống động qua con mắt tinh tế của An, người biết trân trọng vẻ đẹp và sự kỳ diệu của thế giới xung quanh.

An là đứa trẻ lạc lõng, nhưng qua hành trình này, cậu học được nhiều điều quý báu về tự nhiên, sự sống sót, và cả về bản thân mình. Bằng cách làm tổ ong, tác giả đã giới thiệu một khía cạnh độc đáo về cách người dân U Minh thuần hóa ong rừng, một nghệ thuật đặc biệt đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn.

Mỗi nhân vật, từ An đến Cò, đều có những nét độc đáo. An thể hiện sự hiếu động, tò mò, và lòng trắc ẩn. Cò, người con núi rừng, mang đến năng lượng mạnh mẽ và sự thông minh về môi trường tự nhiên. Hai con người, hai thế giới, hòa mình vào câu chuyện tuyệt vời về đất rừng phương Nam.

Phân tích tác phẩm truyện Đi lấy mật - mẫu 5

Văn bản “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Đoạn trích kể về hành trình lấy mật ong của An, tía nuôi và Cò trong rừng U Minh. An trải qua những trải nghiệm mới lạ, độc đáo, và cảm nhận vẻ đẹp của núi rừng. Tính cách nghịch ngợm, hiếu động của An được thể hiện qua những hành động như “Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé” hay “Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp”. Điều này thể hiện sự tinh tế, sâu sắc của An trong quan sát và khám phá.

An không chỉ là đứa trẻ nghịch ngợm mà còn là người biết suy nghĩ, ham tìm hiểu. Cậu luôn nhớ lời má nuôi dạy về cách lấy mật, và thấu hiểu những lời dạy đó. An còn có ánh sáng quan sát tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên, như khi mô tả cảnh rừng U Minh: “Buổi sáng, đất rừng yên tĩnh”, hay “ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung”. Đoạn trích cũng lồng ghép kí ức về lời dạy của má nuôi và sự hiểu biết của Cò về rừng U Minh, tạo nên một câu chuyện phong phú và đầy hứng thú.

Phân tích tác phẩm truyện Đi lấy mật - mẫu 6

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi là một tác phẩm xuất sắc, với những nhân vật độc đáo như An, người tía nuôi, và đặc biệt là Cò, được mô tả tinh tế trong đoạn trích “Đi lấy mật”.

An, cậu bé yêu thiên nhiên, nhìn nhận rừng núi U Minh với vẻ hoang sơ nhưng trữ tình. An miêu tả bằng cách sống động, chú ý đến mọi chi tiết. Cảm nhận về thiên nhiên qua con mắt, khứu giác, và xúc giác tạo nên bức tranh sống động. An không chỉ là một cậu bé ham học hỏi mà còn là người tò mò, so sánh giữa kiến thức sách với thực tế. Cậu nhìn nhận sự đặc biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng ở U Minh và đưa ra những suy nghĩ sâu sắc về nó.

Cò, sinh ra và lớn lên ở vùng núi U Minh, là một hình ảnh độc đáo. Cò khỏe mạnh, giàu năng lượng, và hiểu biết sâu sắc về rừng. An miêu tả về sự khỏe khoắn của Cò, cả về thể chất và tinh thần. Tình yêu thiên nhiên và khả năng quan sát của Cò làm nổi bật hình ảnh của cậu trong mắt An. Cò không chỉ là người chuyên đi rừng mà còn là người hướng dẫn tận tâm cho An, để lại những ấn tượng sâu sắc.

Trong đoạn trích này, nhà văn đã thành công trong việc miêu tả những nhân vật sống động, gắn bó với vùng đất Nam Bộ. Câu chuyện về An và Cò là hành trình khám phá đất rừng phương Nam, nơi có những con người chân thành, chất phác, và gắn bó mạnh mẽ với tự nhiên.

Phân tích tác phẩm truyện Đi lấy mật - mẫu 7

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi là bức tranh sống động về cuộc sống của An, một cậu bé lang thang ở miền Tây Nam Bộ những năm 50. Lạc mất gia đình vì chiến tranh, An được gia đình Cò nuôi nấng và trở thành con nuôi. Qua đoạn trích “Đi lấy mật,” người đọc khám phá vẻ đẹp của rừng U Minh và nhận thức về hai nhân vật An và Cò trong hành trình lấy mật ong đầy thú vị.

Cuộc phiêu lưu kể về An, Cò và cha nuôi đi lấy mật ong. Tác giả mô tả đất rừng phương Nam bí ẩn, hùng vĩ qua con mắt tinh tế của An. Cậu bé này thể hiện sự lanh lợi, yêu thiên nhiên và có những quan sát tinh tế về khung cảnh buổi sáng. Tía nuôi hiền lành, dẫn đường cho An và Cò, tạo nên không gian yên bình với ánh sáng trong vắt và hơi ẩm mát từ sông ngòi.

An thể hiện lễ phép, lòng biết ơn và ham học hỏi. Cậu chia sẻ suy nghĩ về cách nuôi ong và lấy mật trên khắp thế giới. Đối với Cò, An có thái độ tôn trọng và tự ái. Cò, người con núi rừng, đầy năng lượng và thông minh, giúp An hiểu rõ về vùng đất U Minh và nghệ thuật “thuần hóa” ong rừng độc đáo của người dân địa phương.

Mỗi nhân vật, mỗi đoạn mô tả là hành trình đặc sắc, làm cho độc giả như được dẫn dắt qua khám phá đất rừng phương Nam với hai hướng dẫn viên tuyệt vời.

Đánh giá

0

0 đánh giá