TOP 10 bài Phân tích Mưa xuân 2 (2024) SIÊU HAY

3.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích Mưa xuân 2 Ngữ văn 8 ,Chân trời sáng tạo gồm 7 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Phân tích Mưa xuân 2

Đề bài: Phân tích Mưa xuân 2

Phân tích Mưa xuân II - Mẫu 1

Đã qua mùa đông, xuân lại về. Đó là lúc những cành đào khoe sắc, những cành mai chớm nở. Khi đọc bài “Mưa xuân II” của Nguyễn Bính, chúng ta như được ngập tràn trong không khí dễ chịu của thiên nhiên với những cơn mưa xuân nhẹ nhàng.

      Mưa xuân rơi phảng phất trên bầu trời, những giọt mưa nhỏ trắng xóa mang lại cảm giác mát mẻ. Nó không ồn ào như mưa mùa hè, mà lại nhẹ nhàng rơi trên bầu trời. Hình ảnh những cây cam, bướm bay, người đi trẩy hội đang chìm đắm trong mùa xuân, tận hưởng không khí ấm áp của mùa xuân. Mưa xuân đến là lúc những cành cam bắt đầu nảy mầm, những bãi cỏ dại nở hoa, những bụi sương mù bay nhẹ nhàng trong làn gió sớm. Tất cả tạo nên một không khí xuân tràn đầy sức sống, dồi dào năng lượng. Cụm từ nhân hóa “ngửa lòng bàn tay” cho thấy tất cả các cảnh vật đều đang thưởng thức sự thoải mái mà mùa xuân mang lại. Âm thanh của trống đình, tiếng xe lửa, tiếng cò đang bay tạo nên những âm thanh sống động chỉ có mùa xuân mới có. Nguyễn Bính đã mô tả mùa xuân với cơn mưa xuân lan tràn qua mỗi con hẻm, đồng thời mang lại âm thanh của những hình ảnh sống động và đẹp đẽ. Khung cảnh xuân ấy thật sự khiến trái tim mỗi người rung động.

Trong bài thơ “Mưa xuân II” của Nguyễn Bính, ta như được đắm chìm vào bầu không khí mùa xuân, với âm thanh và hình ảnh sống động. Sự nhẹ nhàng, phảng phất và bừng nở đã làm thức tỉnh cảnh vật xung quanh, tạo nên một bức tranh mùa xuân tuyệt vời.

TOP 10 bài Phân tích Mưa xuân 2 (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Phân tích Mưa xuân II - Mẫu 2

Bài thơ Mưa xuân II của Nguyễn Bính đã đem đến cho tôi nhiều cảm xúc khi đọc. Vẻ đẹp thiên nhiên được khắc họa với vẻ giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất thơ mộng, tràn đầy sức sống. Cơn mưa xuân dường như đã khiến cho vạn vật bừng tỉnh sau một mùa đông dài lạnh lẽo. Những cây cam, cây quýt hay cỏ dại đang tận hưởng không khí mùa xuân tươi mát, chúng thi nhau ra hoa xanh tốt. Cả loài vật cũng đang hưởng ứng cái không khí mùa xuân đến, bươm bướm cứ bay không ướt cánh, còn nhện thì giăng tơ sợi trắng ngần. Mùa xuân đến, con người cũng vui tươi hơn, rộn ràng hơn. Người đi trẩy hội, nô nức và nhộn nhịp. Cảnh sắc mùa xuân còn xuất hiện thêm hình ảnh những đàn cò trắng bay lượn và hình ảnh đoàn tàu đang chạy. Mọi hoạt động đều được diễn ra thường xuyên, nhưng khi mùa xuân đến mọi thứ như nhộn nhịp và hào hứng hơn. Cơn mưa càng làm cho cảnh vật thêm tươi đẹp hơn. Qua bài thơ, tác giả cũng thể hiện cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trước khung cảnh thiên nhiên trong cơn mưa xuân.

TOP 10 mẫu Phân tích Mưa xuân 2 (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Phân tích Mưa xuân II - Mẫu 3

Nhắc đến mùa xuân, là nhắc đến vô vàn những tác phẩm sống động, tươi mới của thiên nhiên. Nguyễn Bính cũng đã đem đến một mùa xuân tươi mới, căng tràn nhựa sống như thế qua tác phẩm “Mưa xuân II”. Bài thơ là những cảm xúc, những cái giản dị mà tác giả đã cảm nhận được khi mùa xuân đến.

Mưa xuân cũng là dấu hiệu báo mùa xuân tới. Mưa phảng phất, mưa lớt phớt bay, mưa len lỏi vào từng cành cây kẽ lá, như đang thức tỉnh từng loài cây thức dậy sau những ngày mùa đông giá rét. Những từ láy “tà tà” “thưa thưa”, “phau phau” như cho thấy cảnh vật đang cùng hòa mùa vào mùa xuân, cùng hưởng trọn cái sự mát mẻ, cái nhựa sống mà mùa xuân mang đến. Vần liền “đưa” “thưa” diễn tả mưa xuân đang bay trong gió, mang hương thơm, mang nhựa sống của cảnh vật đi khắp nơi. Tác giả hỏi “Nào ai nhìn thấy rõ mưa xuân?”, mưa xuân có ít, có lớt phớt bay không rõ ràng, nhưng cái mát lành, dễ chịu mà nó mang lại thì vẫn luôn len lỏi trong không khí. Những hình ảnh tơ nhện, buơm bướm, những người đi trẩy hội như không biết mưa xuân đang đến. Nhưng những âm thanh về tiếng trống hội đình thì chỉ khi xuân đến mới xuất hiện. Thiên nhiên thay đổi, từ cằn cỗi ở mùa đông thì nay khi mưa xuân đến những cây cam cũng bắt đầu trổ mầm, cỏ cũng nở hoa xanh. Thiên nhiên thay đổi, con người cũng thay đổi theo. Thiên nhiên thay đổi con người cũng bừng sức sống. Con người gắn bó với thiên nhiên, cùng cảm nhận những chuyển giao, những ban tặng tốt lành mà mùa xuân mang đến. Tác giả đặt từng cảm xúc, lưu luyến, chìm đắm trong từng hạt mưa xuân. Đó là sự chân quý đặt trong từng lời văn. Nguyễn Bính từng thì thầm về tác phẩm của mình rằng “Tôi yêu và trân quý lắm những gì mà thiên nhiên đem lại cho con người, nó len lỏi, nó hiện hữu trong cả cuộc sống của tôi”.

Đọc “Mưa xuân II” của Nguyễn Bính, ta có lẽ không thể quên cái nhựa sống mãnh liệt, cái mưa xuân phảng phất len lỏi trong từng cảnh vật con người. Con người luôn trân quý thiên nhiên, cũng như thiên nhiên luôn mang đến những điều kì diệu cho cuộc sống.

Phân tích Mưa xuân II - Mẫu 4

Bức tranh thôn quê trong bài "Mưa Xuân II" của Nguyễn Bính được miêu tả rất chi tiết và sống động. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh mùa xuân như mưa, gió, hoa lá, cây cối, đồng ruộng để tạo nên một không gian yên bình, thanh tịnh và đầy sức sống. Tôi cảm nhận được sự đẹp đẽ, hài hòa và tự nhiên của thiên nhiên trong bức tranh này. Những cây cối, hoa lá, cỏ dại, đồng ruộng được miêu tả rất chi tiết và sống động, tạo nên một bức tranh về cuộc sống thôn quê đầy màu sắc và sinh động. Ngoài ra, tác giả cũng miêu tả đến những con người sống trong thôn quê, những người đi trẩy hội, trẻ em chơi đùa, người dân làm việc trên đồng ruộng, tạo nên một bức tranh về cuộc sống đầy tình cảm và sự đoàn kết. Tôi cảm thấy bức tranh này rất đẹp và tinh tế, tạo nên một cảm giác yên bình và thanh tịnh, giúp cho người đọc có thể tạm quên đi những lo toan trong cuộc sống và tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn. Bên cạnh những hình ảnh về thiên nhiên và con người, tác giả cũng miêu tả đến những âm thanh của thôn quê như tiếng chuông đánh, tiếng trống hội đình, tiếng trẻ em cười đùa, tiếng trâu rền rĩ trên đồng ruộng. Tất cả những âm thanh này tạo nên một bức tranh âm nhạc đầy sức sống, giúp cho người đọc cảm nhận được sự sống động và sinh động của cuộc sống thôn quê. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng những từ ngữ tươi sáng, màu sắc để miêu tả bức tranh thôn quê, như "lúa mát mình", "hoa xanh", "mặt ruộng trắng phau phau", tạo nên một bức tranh đầy màu sắc và tươi mới của mùa xuân. Tôi cảm thấy bức tranh thôn quê trong bài "Mưa Xuân II" của Nguyễn Bính là một bức tranh đẹp và sống động, tạo nên một cảm giác yên bình, thanh tịnh và đầy sức sống. Bức tranh này giúp cho người đọc có thể tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn và cảm nhận được sự đẹp đẽ của cuộc sống thôn quê.

Phân tích Mưa xuân II - Mẫu 5

Đông qua là lúc xuân lại đến. Đó là lúc những cành đào khoe sắc, những cành mai chớm nở. Đến với “Mưa xuân II” của Nguyễn Bính, ta như đắm chìm trong không khí thiên nhiên dễ chịu với mưa xuân phảng phất.

Mưa xuân đến phảng phất bay trên bầu trời, những hạt mưa nhỏ li ti trắng xóa mang đến cảm giác thật mát lành. Nó không ồ ạt như mưa mùa hè, mà nhẹ nhàng phảng phất bay trên bầu trời. Hình ảnh những cây cam, những đàn bươm bướm, những người đi trẩy hội đang được hòa mình vào mùa xuân, được hưởng trọn cái không khí mùa xuân mang lại. Mưa xuân đến là lúc những cành cam trổ mầm, là những bờ cỏ dại nở hoa xanh, là những bụi sương mù phảng phất bay trong gió sớm. Tất cả đã đem lại một không khí mùa xuân bừng sức sống, dồi dào mà cũng thật căng tràn nhiệt huyết.Cụm từ nhân hóa “ngửa lòng bàn tay” như thấy rằng tất cả cảnh vật cũng đang chìm đắm, đang tận hưởng sự dễ chịu mà mùa xuân mang đến. Những âm thanh của trống hội đình, tiếng xe lửa, tiếng đàn cò bay như là âm thanh sống động mà chỉ mùa xuân mới có vậy. Nguyễn Bính đã miêu tả mùa xuân với mưa xuân len lỏi qua từng ngõ ngách, sau đó là mang đến âm thanh những hình ảnh sống động đẹp đẽ. Ôi cái khung cảnh mùa xuân thật khiến lòng người mê đắm.

Qua bài thơ “Mưa xuân II” của Nguyễn Bính, ta như được chìm đắm vào thế giới mùa xuân với rực rỡ âm thanh và hình ảnh căng tràn sức sống. Cái nhẹ nhàng, cái phảng phất, cái bừng nở làm thức tỉnh cảnh vật. Tất cả đã tạo nên một bài thơ rất đẹp về mùa xuân.

TOP 10 mẫu Phân tích Mưa xuân 2 (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Phân tích Mưa xuân II - Mẫu 6

Thơ của Nguyễn Bính mang đậm phong vị dân gian, một trong những bài thơ tiêu biểu phải kể đến “Mưa xuân II”. Khi đọc bài thơ, tôi đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên căng tràn sức sống, cũng như cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm. Cảnh sắc thiên nhiên được khắc họa với những sự vật vô cùng quen thuộc của làng quê. Cây cam, cây quýt cành giao nối, những chiếc lá đón lấy cơn mưa. Đám cỏ dại đang nở ra những chùm hoa xanh. Đàn bướm bay mà không ướt cánh, còn nhện cũng vừa mới giăng tơ trắng ngần. Xa xa, dãy núi thật hùng vĩ, thấp thoáng là đàn cò trắng bay là mặt ruộng. Vạn vật đều tươi mới, căng tràn sức sống dưới cơn mưa xuân. Và trong nền thiên nhiên đó, con người cũng xuất hiện, hòa mình vào với không khí náo nức của ngày xuân. Những người đang sắm sửa đi trẩy hội đông vui, nhộn nhịp biết bao. Qua bài thơ, tôi cảm nhận được con người và tự nhiên có mối quan hệ gắn bó khăng khít, gần gũi và có sự giao hòa với nhau.

Phân tích Mưa xuân II - Mẫu 7

Khi nhắc đến mùa xuân, ta liên tưởng đến vô số tác phẩm tươi mới của thiên nhiên. Nguyễn Bính đã khắc họa một mùa xuân tràn đầy sức sống qua bài thơ “Mưa xuân II”. Đó là những cảm xúc, những trải nghiệm giản dị mà tác giả muốn chia sẻ khi mùa xuân về.

Mưa xuân là dấu hiệu của mùa xuân. Những giọt mưa phảng phất, len lỏi qua từng cành cây, từng lá như một lời kêu gọi thức tỉnh. Cảnh vật trở nên sống động hơn với những âm thanh tơ nhện, bướm bướm, những người tham gia hội chợ. Mưa xuân mang lại không chỉ là sự mát mẻ mà còn là sự sống động của thiên nhiên và con người.

Đọc bài thơ “Mưa xuân II” của Nguyễn Bính, ta không thể quên được cảm giác mãnh liệt của mùa xuân và cái mưa phảng phất len lỏi trong từng cảnh vật. Con người luôn trân trọng thiên nhiên, cũng như thiên nhiên luôn mang lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống.

Đánh giá

0

0 đánh giá