Sách bài tập Ngữ Văn 8 Đánh nhau với cối xay gió trang 24 | Cánh diều

185

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Đánh nhau với cối xay gió trang 24 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Đánh nhau với cối xay gió trang 24

Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2Phương án nào dưới đây thể hiện đầy đủ hậu quả của việc Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió?

A. Ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo cả ngựa và người ngã văng ra xa

B. Cánh quạt bị gãy tan tành, kéo theo tất cả đều bị văng ra xa

C. Cây cối đều gãy tan tành, kéo theo tất cả mọi thứ ngã văng ra xa

D. Ngọn giáo lung lay, chiếc khiên vỡ toác, ngựa và người ngã văng ra xa

Trả lời:

Đáp án A

Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2Tác giả muốn gửi gắm thông điệp nào qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió.

A. Phản ánh xã hội không ổn định, cuộc sống nhân dân gặp nhiều bất trắc; cái xấu, cái ác gây cho những người lương thiện bao đau khổ

B. Chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền; phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội

C. Ca ngợi lối sống hoang tưởng, luôn mộng mơ trong cuộc chiến chống lại cái ác, cứu người lương thiện

D. Đả kích những kẻ sống thực dụng, chỉ biết sống cho mình, không cần quan tâm đến người khác, nhất là những người lương thiện gặp nạn

Trả lời:

Đáp án B

Câu 3 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2(Câu hỏi 4, SGK) Qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, em có nhận xét gì về cách xây dựng hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô của tác giả?

Trả lời:

Trong đoạn trích, 2 nhân vật chính hiện lên:

- Đôn Ki-hô-tê là một quý tộc nghèo say mê đọc tiểu thuyết hiệp sĩ và muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ để diệt trừ cái ác nhưng lại hoang tưởng, hão huyền, không thực tế.

- Xan-chô lại là người có đầu óc tỉnh táo, đó là khía cạnh tốt, nhưng ông ta lại quá thực dụng, chỉ lo hưởng thụ cho bản thân.

=> Tác giả đã thành công trong cách xây dựng hai nhân vật này, bởi cả hai có sự tương phản, đối lập nhau về mọi mặt như dáng vẻ bên ngoài, suy nghĩ, sở thích và lời nói, hành động nhưng họ lại không mâu thuẫn mà trái lại, bổ sung những điểm tốt và cả những điểm không tốt cho nhau. Vì thế, họ luôn song hành, gắn bó với nhau. Từ đó, trở thành hình tượng độc đáo để tạo nên giá trị tác phẩm.

Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2(Câu hỏi 5, SGK) Theo em, việc Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có những điểm nào tốt và không tốt? Câu chuyện nhằm ca ngợi hay phê phán điều gì?

Trả lời:

- Việc Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có những điểm tốt như: có hoài bão, có ước mơ cao cả muốn trừ gian, diệt ác; gan dạ, dũng cảm; sống hết mình với tình yêu. Tuy nhiên, Đôn Ki-hô-tê lại có những điểm không tốt như: sống khắc khổ, cứng nhắc; suy nghĩ và hành động điên rồ, hoang tưởng, xa rời thực tế.

- Câu chuyện nhằm ca ngợi tinh thần xả thân vì chính nghĩa, tình yêu thương, lòng nhân đạo, biết đấu tranh, bảo vệ người lương thiện; đồng thời, phê phán lối sống hoang tưởng, luôn mộng mơ, xa rời thực tế.

Câu 5 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2Câu hỏi 6, SGK) Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió gợi cho người đọc hai lối sống: mơ mộng và thực dụng. Theo em, nên chọn lối sống nào? Vì sao?

Trả lời:

Sau khi đọc xong đoạn trích, theo em, mỗi người có thể cùng lựa chọn cả hai lối sống mơ mộng và thực dụng nhưng cần biết dung hòa, không nên hành động thái quá vì trong cuộc sống, con người có lúc cũng cần mộng mơ cho cuộc sống thêm thú vị nhưng không nên hoang tưởng, xa rời thực tế. Cùng với đó, chúng ta cũng cần khôn ngoan, tỉnh táo nhưng đừng quá thực dụng, ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến cái lợi của bản thân mà không quan tâm đến người khác, cộng đồng.

Câu 6 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2Quan điểm của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô về vấn đề bị thương như thế nào?

Trả lời:

- Quan điểm của Đôn Ki-hô-tê về vấn đề bị thương không kêu đau vì cho rằng “các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài”.

Quan điểm của Xan-chô về vấn đề bị thương: “chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay, trừ phi đến cả giám mã của hiệp sĩ giang hồ cũng bị cấm không được rên rỉ”.

Câu 7 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Đêm hôm ấy, hai người ở dưới các vòm cây, và Đôn Ki-hô-tê bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo. Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a của lão, bắt chước những hiệp sĩ lão từng đọc trong sách thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc, liên tưởng nhớ tới tình nương. Xan-chô Pan-xa thì không thế, bởi vì dạ dày no căng toàn là rượu thịt, bác ngủ một mạch, và nếu như chủ không gọi, thì dù ánh nắng chiếu thẳng vào mặt, và vô số tiếng chim hót líu lo đón mừng một ngày mới có lẽ cũng không đủ để đánh thức bác. Vừa ngủ dậy, bác vớ ngay lấy bầu rượu, thấy nó nhẹ hơn tối hôm trước, nên buồn rầu vì xem chừng trên quãng đường này khó đào đâu ra ngay rượu để đổ vào cho đầy. Đôn Ki-hô-tê không muốn ăn sáng vì, như ta thường nói, chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.”.

a) Trong đoạn trích trên, Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để làm gì? Vì sao?

b) Vì sao trong nguy nan, Đôn Ki-hô-tê luôn nghĩ đến người yêu?

c) “Xan-chô Pan-xa thì không thế, bởi vì dạ dày no căng toàn là rượu thịt, bác ngủ một mạch, và nếu như chủ không gọi, thì dù ánh nắng chiếu thẳng vào mặt, và vô số tiếng chim hót líu lo đón mừng một ngày mới có lẽ cũng không đủ để đánh thức bác.”. Em nhận xét gì về con người của Xan-chô Pan-xa qua chi tiết này?

d) Xác định câu phủ định trong những câu sau:

Đêm hôm ấy, hai người ở dưới các vòm cây, và Đôn Ki-hô-tê bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo.

Vừa ngủ dậy, bác vở ngay lấy bầu rượu, thấy nó nhẹ hơn tối hôm trước, nên buồn rầu vì xem chừng trên quãng đường này khó đào đâu ra ngay rượu để đổ vào cho đầy.

Đôn Ki-hô-tê không muốn ăn sáng vì, như ta thường nói, chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.

Trả lời:

a) Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a. Vì Đôn Ki-hô-tê “bắt chước những hiệp sĩ lão từng đọc trong sách thức trắng nhiều đêm rồng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc, liên tưởng nhớ tới tính nương”.

b) Vì Đôn Ki-hô-tê muốn lấy tinh yêu làm động lực để vượt qua nguy nan và chiến đấu mạnh mẽ hơn.

c) Trái ngược với nhân vật Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ nghĩ tới người yêu, thì Xan-chô Pan-xa lại là người thực dụng, thích ăn uống no căng và ngủ một mạch đến sáng mà không bận tâm đến mọi chuyện xung quanh.

d) Câu phủ định: “Đôn Ki-hô-tê không muốn ăn sáng vi, như ta thường nói, chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.”.

Đánh giá

0

0 đánh giá