Sách bài tập Ngữ Văn 8 Bên bờ Thiên Mạc trang 26 | Cánh diều

130

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bên bờ Thiên Mạc trang 26 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Bên bờ Thiên Mạc trang 26

Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc gồm những nhân vật nào?

A. Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, cha con ông già Mãn Trò

B. Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, cha con ông già Mãn Trò, người dân Thiên Mạc

C. Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, ông già Màn Trò, người dân Thiên Mạc

D. Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, ông già Màn Trò, người dân Thiên Mạc, quân Nguyên.

Trả lời:

Đáp án A

Câu 2 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2Nhân vật Hoàng Đỗ được Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ gì?

A. Do thám về tin tức giặc Nguyên

B. Chỉ đường cho vua Trần vượt bãi lầy ở Màn Trò

C. Nhận bản lệnh trao cho Thượng tướng quân

D. Cùng Trần Bình Trọng chặn quân giặc ở bờ sông Thiên Mạc.

Trả lời:

Đáp án C

Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2(Câu hỏi 4, SGK) Đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua những yếu tố nào ở văn bản này?

Trả lời:

Đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua những yếu tố:

- Đề tài: Công cuộc kháng chiến của vua tôi nhà Trần chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai (năm 1285).

- Cốt truyện: Câu chuyện xoay quanh việc Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ hết sức quan trọng và tuyệt mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng Thiên Mạc. Trước giờ chia tay, Trần Bình Trọng đã xoá vết xăm nô tì trên trán Hoàng Đỗ để cậu bé trở thành người dân tự do.

- Nhân vật: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng có thật trong lịch sử; cha con Hoàng Đỗ là nhân vật hư cấu.

- Ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử thời nhà Trân mà truyện tái hiện. Tác giả đã tái hiện được không khí, sự kiện và con người lịch sử thời nhà Trần một cách sinh động. Trong đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc có các từ ngữ chỉ tước hiệu thời phong kiến như: Quốc công, Thượng tướng quân,... hay từ ngữ tái hiện được không khí thời Trần: con đường qua Mãn Trò, vượt xong bãi lầy, trận phá vây ải Khả Lá,…

Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2(Câu hỏi 5, SGK) Trong đoạn trích trên, điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao?

Trả lời:

Trong đoạn trích trên, điều gây ấn tượng với em là chi tiết Trần Bình Trọng xoá vết xăm nô tì trên trán của Hoàng Đỗ để cậu bé trở thành người dân tự do. Đó là món quà vô cùng quý giá mà Trần Bình Trọng trao cho Hoàng Đỗ với tình cảm yêu quý như anh em ruột thịt. Chi tiết này cũng cho ta thấy tình cảm chân thành, sự trân trọng, cảm kích của Trần Bình Trọng trước những hành động, lời nói đầy khí phách và lòng yêu nước nồng nàn của cậu bé Hoàng Đỗ.

Câu 5 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2(Câu hỏi 6, SGK) Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc giúp em hiểu thêm được gì về tấm lòng của những người con nước Việt khi đất nước có giặc ngoại xâm?

Trả lời:

Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc giúp em hiểu được rằng tinh thần yêu nước của dân tộc ta là một tình cảm thiêng liêng, bất diệt. Nó hiện hữu từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ người già đến trẻ nhỏ. Khi có giặc ngoại xâm thì những người con nước Việt luôn có ý thức cao về trách nhiệm, nghĩa vũ của bản thân đối với đất nước, dân tộc để đánh đuổi giặc thù, bảo vệ non sông Vì vậy, họ không hề lo sợ trước những nguy nan, gian khổ, sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân, lên đường chiến đấu chống giặc thù với ý chí quyết tâm cao.

Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Trần Bình Trọng lần trong mình để tìm thưởng cho cậu bé gia nô một vật gì trước lúc lên đường. Ông muốn vật ấy phải xứng với một cậu bé như Hoàng Đỗ. Nhưng ngoài bộ quần áo chiến và thanh kiếm dùng làm vật giữ mình ra, Trần Bình Trọng không còn vật gì khác.

Bất chợt nhìn xuống mặt Hoàng Đỗ, Trần Bình Trọng sực nghĩ ra một điều lớn lao. Ông trang nghiêm bảo cậu bé nô tì:

- Em hãy quỳ xuống và ngẩng mặt lên!

Trần Bình Trọng rút kiếm, cầm lên phía mũi nhọn. Ông tha thiết nói:

- Lòng em hẳn khao khát điều này.

Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm rạch lên trán Hoàng Đỗ thành một ô vuông nhỏ và lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách”, ba chữ phân biệt những người dân tự do với các nô tì thân phận gần như loài vật. Máu từ trán Hoàng Đỗ chảy xuống khuôn mặt rạng rỡ của cậu bé chăn ngựa. Trần Bình Trọng cắt một vật áo chiến của mình và dùng thuốc dấu buộc trán cho Hoàng Đỗ. Đây là món thuốc gia truyền rất hiệu nghiệm mà ông luôn luôn đem theo bên mình. Ông đặt hai tay lên đôi vai của cậu bé và nói với tất cả niềm xúc động, trìu mến của mình:

- Hoàng Đỗ! Kể từ lúc này, em không còn là một nô tì nữa. Kể từ lúc này, em là em nuôi của ta! Em có bằng lòng không?

Hoàng Đỗ toan cúi lạy Trần Bình Trọng để tạ ơn nhưng ông ngăn lại và ôm cậu bé vào lòng.”.

a) Trong đoạn trích, phần thưởng mà Trần Bình Trọng đã trao cho cậu bé Hoàng Đỗ là gì?

b) Trần Bình Trọng thiết tha nói: “Lòng em hẳn khao khát điều này.”. Em hiểu câu nói ấy như thế nào?

c) Ba chữ “Quan trung khách” trong đoạn trích mang ý nghĩa gì?

d) Thái độ và tình cảm của Trần Bình Trọng dành cho cậu bé Hoàng Đỗ ra sao?

Trả lời:

a) Phần thưởng xứng đáng mà Trần Bình Trọng trao cho Hoàng Đỗ là xoá vết xăm nô tì trên trán của cậu bé để cậu trở thành người dân bình thường, không còn là một nô tì nữa.

b) Câu nói của Trần Bình Trọng cho thấy phần thưởng mà Hoàng Đỗ được nhận là đúng như khát khao của cậu, vì từ đây cậu không còn thân phận của một kẻ nô tì.

c) Ba chữ “Quan trung khách” có nghĩa là người hầu tuyệt đối trung thành đối với quý tộc (thời xưa), nên “Quan trung khách” mang ý nghĩa phân biệt những người dân tự do với các nô tì “thân phận gần như loài vật”.

d) Trần Bình Trọng dành cho cậu bé Hoàng Đỗ tất cả sự ân cần, niềm xúc động và trìu mến như tình anh em ruột thịt.

Đánh giá

0

0 đánh giá