Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Hịch tướng sĩ trang 45 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Hịch tướng sĩ trang 45
Trả lời:
- Mục đích viết bài hịch: Trước tình hình hết sức nguy cấp khi quân Mông - Nguyên, đội quân hùng mạnh nhất thời đại lúc bấy giờ (đội quân thiện chiến, đã chiếm được nhiều vùng rộng lớn khắp các châu lục Á, Âu, là nỗi kinh hoàng của bao dân tộc), chuẩn bị xâm lược Đại Việt, trong khi đó, nhiều tướng sĩ vẫn thờ ơ với vận mệnh dân tộc, chìm đắm trong việc hưởng thụ, không lo luyện tập để bảo vệ Tổ quốc, một bộ phận còn có tư tưởng chủ hoà (đồng nghĩa với hàng giặc), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với vai trò của một Quốc công Tiết chế (Thống lĩnh quân đội Đại Việt) đã viết bài hịch này để kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước của tướng sĩ, phê phán tư tưởng cầu an, hưởng lạc của một số tướng sĩ, kêu gọi mọi người đoàn kết trong cuộc chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Bài hịch được viết trong cuốn Binh thư yếu lược (Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp) do Trần Quốc Tuấn biên soạn.
- Đối tượng thuyết phục của bài hịch: các tướng lĩnh trong đội quân của Trần Quốc Tuấn cũng như toàn bộ các tướng sĩ và người dân Đại Việt lúc bấy giờ.
Trả lời:
- Bài hịch có bố cục bốn phần (được đánh số trong văn bản):
+ Phần (1) – phần mở đầu: Những tấm gương trung nghĩa xưa nay, vì nước, vì chủ mà quên mình, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn.
+ Phần (2): Lòng căm thù trước sự ngang ngược, hống hách của quân giặc, thể hiện thái độ kiên quyết không đội trời chung với quân xâm lược.
+ Phần (3): Thể hiện mối ân tình giữa chủ tướng và tướng sĩ, khích lệ ý thức trách nhiệm của mỗi người với triều đình, đất nước, biết làm theo điều đúng, gạt bỏ điều sai.
+ Phần (4) – phần cuối: Khuyên nhủ tướng sĩ biết phân biệt phải trái, luyện tập binh pháp để lo trừ giặc, bảo vệ xã tắc, non sông.
- Mối quan hệ giữa các phần của bài hịch:
Giữa các phần của bài hịch đều có mối quan hệ với nhau rất mật thiết. Phần trước là cơ sở, tiền đề cho phần sau. Các phần sau sẽ làm sáng tỏ hơn các vấn đề đã được nêu lên ở phần trước. Nội dung của cả bốn phần đều tập trung làm nổi bật tư tưởng quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Cụ thể: Nêu các tấm gương để khích lệ tinh thần trung nghĩa, kể hành động bạo ngược của kẻ thù để khích lệ lòng căm thù giặc, nêu tình nghĩa chủ tướng để nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm, từ đó, phân biệt rõ địch ta và thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù.
Trả lời:
- Những lí lẽ, bằng chứng về sự ngang ngược và tội ác của giặc Mông - Nguyên mà tác giả đã nêu lên trong bài hịch:
+ Hành vi láo xược, không coi ai ra gì của kẻ thù: chỉ là sứ giả mà đi lại nghênh ngang ngoài đường, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ – là những người đại diện cho quốc gia, dân tộc.
+ Lòng tham vô hạn: luôn đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, vơ vét của kho có hạn. Nhưng chúng không chỉ dừng ở đó. Mục đích của chúng là nhằm gây hấn để tạo cớ xâm lược.
Đó là những bằng chứng khách quan. Các bằng chứng đó được dẫn dắt bằng những lí lẽ cứng rắn, hùng hồn, thể hiện thái độ căm phẫn, khinh ghét của tác giả đối với kẻ địch. Tác giả sử dụng các câu như “uốn lưỡi cú diều”, “đem thân dê chớ” để chỉ những hành động của chúng. Qua đó, cũng làm rõ việc tại sao triều đình bắt buộc phải nhịn nhục trước sứ giả Mông – Nguyên, cốt để tìm cơ hội đem lại hoà bình, dành thời gian để củng cố lực lượng phòng thủ trước âm mưu xâm lược của kẻ thù.
- Đoạn văn nêu bằng chứng về sự ngang ngược và tội ác của quân Mông Nguyên có tác dụng khích lệ tinh thần tự tôn dân tộc, khơi dậy lòng căm thù giặc và rèn luyện ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc, rửa mối hận, mối nhục mà kẻ thù cố tình gây ra cho triều đình và đất nước. Từ đó, sẽ khiến các tướng sĩ thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với đất nước.
Trả lời:
- Bài hịch thuyết phục tướng sĩ không chỉ bằng lí lẽ và dẫn chứng mà còn bằng tấm lòng của người chủ tướng. Muốn khơi dậy lòng căm thù giặc và tinh thần chiến đấu của tướng sĩ, trước hết người chủ tướng – tác giả bài hịch – phải bày tỏ, bộc bạch thái độ, tâm sự của chính mình. Sau đây là một số câu văn thể hiện rõ tấm lòng ấy:
+ Tác giả đã thể hiện lòng yêu nước một cách hết sức cụ thể bằng nỗi lo lắng, suy tư, nung nấu ngày đêm với thái độ mạnh mẽ: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.”.
+ Sẵn sàng chấp nhận mọi sự hi sinh vì Tổ quốc: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”.
- Nỗi lòng đầy nhiệt huyết với vận mệnh dân tộc đó đã khiến cho các tướng sĩ hết sức xúc động và noi theo tấm gương của vị chủ tướng, quyết một lòng tử chiến với quân thù.
- Qua đó có thể thấy, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chính là biểu tượng cho lòng yêu nước, là sự hun đúc sức mạnh tinh thần của dân tộc, kiên quyết không chịu khuất phục trước kẻ thù hung bạo, quyết tâm bảo vệ đến cùng độc lập, tự do của Tổ quốc.
Ông là một con người đầy trí tuệ, giàu tình cảm, sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân vì đất nước, dân tộc.
Trả lời:
Các bằng chứng và lí lẽ để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ và hành động không đúng được sử dụng ở đoạn 2, trong phần (3) của bài hịch (“Nay các ngươi nhìn chủ nhục [...] muốn vui vẻ phỏng có được không?”).
Đoạn này được tác giả chia làm hai ý: Chỉ ra các bằng chứng, lí lẽ cụ thể từ hành động của các tì tướng; Khẳng định rằng thực tế sẽ chứng minh các hành động trên là sai trái, đem tới những hiểm hoạ khôn lường và sẽ phải gánh chịu hậu quả. (Tác giả nêu ra điều đó lúc này bởi có những kẻ trong hoàng tộc như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc,... đã kéo cả gia quyến, kẻ hầu người hạ chạy theo quân giặc trong lúc vận mệnh dân tộc đang “ngàn cân treo sợi tóc”.)
Trả lời:
Hịch tướng sĩ thể hiện một tài năng bậc thấy trong việc viết văn nghị luận. Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau để tạo nên sức thuyết phục người đọc như: biện pháp đối lập, so sánh, cách lập luận lô gích hô ứng (có sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn), nghệ thuật sử dụng ngôn từ... HS có thể chọn một trong các thủ pháp vừa nêu để trình bày hoặc tự phát hiện ra các thủ pháp khác mà mình ấn tượng từ bài hịch. Dưới đây là gợi ý về thủ pháp so sánh:
Trong bài hịch, tác giả thường tạo sự so sánh giữa ta và địch: ta thì nghĩa tình sâu nặng, địch thì ngang ngược, bạo tàn.
– So sánh giữa hai sự lựa chọn: đầu hàng kẻ thù hoặc thất bại thì sẽ mất tất cả chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược, giành chiến thắng thì sẽ đạt được cả lợi ích riêng, chung. Đấu tranh cho quyền lợi của Tổ quốc cũng chính là đấu tranh để bảo vệ những lợi ích của bản thân và gia đình.
– Sử dụng thủ pháp so sánh đối lập, tương phản dựa trên kết cấu của thể văn biền ngẫu.
+ Vận dụng nghệ thuật đối lập ý trong câu: “ nhìn chủ nhục mà không biết lo thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguy sứ mà không biết căm.".
+ Các hình tượng nghệ thuật cũng được đặt trong thế tương phản: cựa gà trống/ áo giáp; mẹo cờ bạc/ mưu lược nhà binh.
+ Việc sử dụng thủ pháp so sánh tương phản của tác giả bài hịch rất có hệ thống, tạo sự liên kết giữa các ý tưởng, giữa các phần, đoạn của bài hịch khiến cho người đọc nhận ra quy luật của sự việc, từ đó mà có sự lựa chọn dứt khoát. Các điệp từ, điệp ý tăng tiến có tác dụng nêu bật vấn đề, từng bước vạch rõ sự đúng, sai, phải, trái, nhận ra con đường cần đi, hành động cần làm.
+ Các từ ngữ dùng để so sánh cũng được lựa chọn, mang tính phủ định và khẳng định.
Trả lời:
Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã kết hợp nhiều giọng điệu để thể hiện những nội dung cơ bản của bài hịch:
- Giọng ngợi ca: biểu dương những tấm gương trung nghĩa vì nước, vì chủ tướng trong lịch sử.
Giọng căm phẫn: căm thù quân giặc hống hách, dám coi thường triều đình, coi thường nước Đại Việt, muốn được “xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”.
- Giọng buồn bã quên ăn, quên ngủ vì lo lắng cho vận mệnh dân tộc, vì thấy các tỉ tướng chỉ biết lo hưởng thụ, quên đi nỗi nhục trước kẻ thù, dẫn đến nguy cơ mất nước
- Giọng điệu tin tưởng, khích lệ mọi người hãy hăng say rèn luyện để chuẩn bị cho cuộc chiến ác liệt bảo vệ Tổ quốc trước một kẻ thù hùng mạnh. Sự đoàn kết và ý chí chiến đấu nhất định sẽ đem đến thắng lợi.
Trả lời:
- Để viết được bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác thì trước hết tư tưởng của tác giả phải sáng rõ, chân chính. Nếu vấn đề cần thuyết phục có liên đến cộng đồng, đất nước thì người viết phải đứng trên lợi ích chung để bàn luận. Mặt khác, lợi ích chung đó phải gắn bó với quyền lợi của từng con người cụ thể, từ đó mới có thể kêu gọi, khích lệ mọi người nghe theo và cùng làm theo mình.
- Người viết cần có tâm huyết với vấn đề mà mình nêu ra, cần có tình cảm mãnh liệt mới đủ sức phân tích lẽ hơn thiệt và thuyết phục mọi người. Phải hiểu tâm lí của đối tượng cần thuyết phục.
- Bên cạnh đó, tác giả bài nghị luận cần tiến hành vận dụng các biện pháp nghệ thuật để tạo nên một bài văn nghị luận có giá trị: Luận đề phải rõ ràng, các luận điểm được triển khai phải có tính hệ thống, xâu chuỗi nhau tạo nên sức mạnh của bài văn. Các lí lẽ đưa ra phải xác đáng, dựa trên các minh chứng có tính khách quan, được kiểm nghiệm bằng thực tế cuộc sống.
- Người viết cần thể hiện cảm xúc chân thành trong các lập luận để chuyển tải được các quan điểm của mình đến người đọc.
Trả lời:
Bài hịch thể hiện “hào khí Đông A”, hào khí đó được hội tụ từ tinh thần yêu nước quật cường, lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của đất nước, bảo vệ lợi ích của từng dòng họ và con người Đại Việt, với ý chí quyết không chịu làm nô lệ kẻ ngoại bang.
- Để bảo vệ được Tổ quốc thì phải luôn nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tích cực rèn luyện, học tập để có được sức mạnh và trí tuệ phục vụ Tô quốc. Đất nước có hùng mạnh thì mới có thể chống lại kẻ thù xâm lược.
- Luôn phải đặt lợi ích dân tộc, quyền lợi của đất nước lên trên hết, phải hiểu việc bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc cũng chính là bảo vệ gia đình và bản thân mình.
Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 3 trang 46 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản...
Câu 3 trang 50 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc câu dưới đây và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:...
Câu 1 trang 50 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhận xét điểm giống nhau giữa các đề văn sau đây:...
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: