Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8Gió lạnh đầu mùa trang 10 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Gió lạnh đầu mùa trang 10
A. Buổi sáng giữa mùa đông rét mướt; Sơn tung chăn ngồi dậy
B. Buổi sáng mùa đông đầu tiên; trời chuyển lạnh, mọi người đã mặc áo rét
C. Buổi chiều mùa đông; trời không u ám, toàn một màu trắng đục
D. Buổi trưa nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng Mười làm nứt nẻ đất ruộng
Trả lời:
Đáp án B. Buổi sáng mùa đông đầu tiên; trời chuyển lạnh, mọi người đã mặc áo rét
Trả lời:
- Tìm và chỉ ra đoạn văn thể hiện tâm lí của nhân vật Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Cụ thể là đoạn: “Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiện rất nghèo,... đến “Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.”. Đây là tâm trạng trước khi cho áo. Tâm trạng của Sơn sau khi cho áo được miêu tả ở phần (3) của văn bản.
- Nhận biết một số chi tiết nhà văn đã sử dụng để miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Sơn, từ “ấm áp vui vui” đến lo sợ như thế nào.
Trả lời:
- Thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện:
+ Mẹ Hiên: không cho con lấy đồ của người khác, đem trả lại món đồ cho chủ nhân dù biết món đồ ấy vô cùng cần. Qua đó, ta thấy được bà là người có tính cách chất phác, hiền hậu, sống thật thà, và giàu lòng tự trọng mặc dù sống trong hoàn cảnh nghèo túng nhưng không đánh mất phẩm giá của mình.
+ Mẹ Sơn: câu kết cuối bài "Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?", với cử chỉ "âu yếm ôm con vào lòng" chứa đựng biết bao tình yêu thương. Người mẹ ấy hiểu và cảm thông cho hành động của hai con nên không hề trách mắng mà hơn thế còn hiểu và muốn giúp đỡ gia đình Hiên. Người mẹ ấy cũng không hề trách móc gì mẹ con Hiên hay có thái độ khó chịu, trịch thượng. Sự giúp đỡ của bà trong ngày đông chính là ngọn lửa tình người ấm áp.
- Theo em, mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy là vì đó là kỉ vật thiêng liêng của người con đã mất nên không thể cho.
Trả lời:
- Em không đồng ý với ý kiến đó. Bởi ẩn sâu trong câu chuyện cho chiếc áo bông cũ thì đó là tình người với nhau trong cuộc sống. Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.
- Ý nghĩa truyện Gió lạnh đầu mùa: Truyện cho thấy sự khác biệt giữa những đứa trẻ sống trong gia đình khá giả và nghèo khổ. Đồng thời, truyện còn ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người. Truyện mãi mãi để lại trong lòng người sự ấm áp của tình người và tình đời.
Trả lời:
Đặc điểm truyện ngắn giàu chất thơ của văn bản Gió lạnh đầu mùa thể hiện ở một số phương diện sau:
- Nội dung truyện ngợi ca tấm lòng nhân hậu “Thương người như thể thương thân”; những tấm lòng thơm thảo, biết yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người trong lúc khó khăn.
- Hình thức thể hiện tập trung miêu tả cảnh vật, tâm trạng, cảm xúc là chính, không có các sự việc, hành động, biến cố gay cấn, to tát,...
- Ngôn ngữ chọn lọc gợi tả do sử dụng nhiều hình ảnh sinh động, nhịp điệu câu
văn chậm rãi,..
Trả lời:
- Ngôi kể trong truyện Gió lạnh đầu mùa và truyện Tôi đi học khác nhau. Ở văn bản Tôi đi học, người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” còn văn bản Gió lạnh đầu mùa sử dụng ngôi kể thứ ba – người kể không xuất hiện trong truyện nhưng biết mọi việc.
- Nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa là tập trung ngợi ca, biểu dương những tấm lòng thơm thảo, biết chia sẻ, yêu thương những người gặp cảnh ngộ khó khăn,… tức đối tượng được miêu tả, ngợi ca mang tính khách quan nói về người khác, không phải chỉ nói về tâm trạng của chính mình (Như truyện Tôi đi học), vì thế, cần dùng ngôi kể thứ ba để kể một cách linh hoạt.
Trả lời:
Thông tin về Thạch Lam có rất nhiều trên Intemet, tuy nhiên, các em cần dựa vào các trang web có địa chỉ đáng tin cậy. Ví dụ, truy cập vào trang web http hoinhavanvietnam.vn/nha-van-thach-lam, chúng ta sẽ có thông tin chính thức về nhà văn Thạch Lam.
Chẳng hạn, các thông tin sau:
– Nhà văn Thạch Lam được biết đến là một cây bút thiên về tình cảm, hay viết lại chính những cảm xúc của mình trước những số phận hẩm hiu, nghèo khổ của người nghèo, nhất là phụ nữ trong xã hội cũ.
– Những tác phẩm của nhà văn Thạch Lam có rất nhiều những yếu tố hiện thực. Tuy nhiên, nhân vật không dữ dội như Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao, hay cuộc đời tăm tối không lối thoát như chị Dậu của Ngô Tất Tố,... Nét riêng, độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam chính là lòng nhân ái và những vẻ đẹp tâm hồn trong mọi tác phẩm của ông.
Những nhân vật trong các tác phẩm của ông dù ở bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa nhưng trong tâm hồn của họ vẫn ánh lên cái chất lòng nhân ái của con người Việt Nam. Đọc truyện ngắn Thạch Lam, ta thấy được sự yêu thương và quý trọng con người với nhau hơn và cũng chính từ đó, ta cảm nhận được sự thương cảm trong mỗi con người.
Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 7 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:...
Câu 6 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:...
Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Ghép các trợ từ (in đậm) với nghĩa phù hợp:...
Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Ghép các thán từ (in đậm) với nghĩa phù hợp:...
Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Người nói và người nghe thường mắc những lỗi nào?...
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: