Sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập đọc hiểu trang 14 | Cánh diều

493

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập đọc hiểu trang 14 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 11 Bài tập đọc hiểu trang 14

Nguyễn Du - cuộc đời và sự nghiệp

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Dựa vào văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp, em hãy nêu lên những điểm nổi bật về thời đại, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông.

Trả lời:

- Những điểm nổi bật về thời đại, dòng họ, gia đình có ảnh hưởng tới cuộc đời Nguyễn Du:

Thời đại, dòng họ, gia đình Nguyễn Du

Cuộc đời Nguyễn Du

1. Thời đại

Có nhiều biến cố lịch sử to lớn: giai đoạn sụp đổ của triều đình vua Lê - chúa Trịnh; thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc; sự thiết lập triều đình nhà Nguyễn

1. Những ảnh hưởng:

- Cuộc đời đầy thăng trầm, từng trải (trải qua nhiều hoàn cảnh sống, nhiều địa vị khác nhau…)

- Cuộc đời với vốn sống phong phú: vống sống từ “những điều trông thấy” trong xã hội (đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hạng người, nhiều môi trường văn hóa khác nhau); vốn sống từ sách vở (tinh hoa văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa Trung Quốc),....

2. Dòng họ, gia đình

- Truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan.

- Truyền thống văn hóa, văn học

2. Những ảnh hưởng:

- Môi trường, hoàn cảnh sống, điều kiện thuận lợi trên con đường khoa bảng để phát triển tài năng.

- Môi trường thuận lợi để tiếp nối và phát huy truyền thống văn hóa, phát triển tài năng văn học.

- Những ảnh hưởng của cuộc đời Nguyễn Du tới sáng tác của ông:

Cuộc đời Nguyễn Du

Thơ văn Nguyễn Du

- Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú

 

 

 

 

- Tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều hạng người trong xã hội.

 

 

 

 

- Ảnh hưởng tinh hoa văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài, từ văn hóa, văn học dân gian đến văn hóa, văn học bác học

- Phản ánh hiện thực xã hội từ “những điều trông thấy” đem đến giá trị hiện thực của sáng tác văn học (hiện thực xã hội Trung Quốc qua thơ chữ Hán, xã hội Việt Nam qua Truyện Kiều)

- Đồng cảm trước bi kịch, đồng tình với khát vọng của con người, đặc biệt là với những người tài sắc, những số phận đau khổ, bất hạnh (phụ nữ, trẻ em, những người nghèo khổ…) đem đến giá trị nhân đạo của tác phẩm văn chương

- Tiếp thu và sáng tạo về nghệ thuật, đạt tới những đỉnh cao nhất về nghệ thuật thơ ca (với thơ chữ Hán), nghệ thuật văn chương Nôm (truyện thơ Nôm với Truyện Kiều, văn tế với Văn Tế thập loại chúng sinh)

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Giá trị nhân đạo của thơ chữ Hán Nguyễn Du thể hiện ở những điểm nào?

Trả lời:

Giá trị nhân đạo của thơ chữ Hán Nguyễn Du thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:

– Lòng thương người: Thương những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc (ca nữ đất La Thành, người gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh,...); thương những người nghèo khổ (ông già mù hát rong, mẹ con người ăn xin,...); thương những người có tài năng, nhân cách mà cuộc đời bi kịch (Khuất Nguyên, Đỗ Phủ,...),

– Trân trọng đề cao cái đẹp, tài năng, nhân cách (sắc đẹp và văn chương của Tiểu Thanh; tài văn chương và nhân cách của Khuất Nguyên, Đỗ Phủ; tài năng và khí tiết của Tống Nhạc Phi,...).

– Lòng tự thương mình: tài năng mà bi kịch, hoài bão không được thực hiện, có đơn, bơ vơ trước cuộc đời,… Lòng tự thương là biểu hiện của ý thức về cá nhân, the hiện tình cảm, tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở những điểm nào?

Trả lời:

- Giá trị hiện thực trong thơ văn Nguyễn Du có liên quan tới quan điểm sáng tác của tác giả: viết từ “những điều trông thấy”. Quan điểm này thể hiện trong cả thơ chữ Hán (bài Sở kiến hành – Những điều trông thấy) và Truyện Kiều (câu thơ. “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”).

- Giá trị hiện thực thể hiện qua nội dung phản ánh hiện thực của tác phẩm chữ Hán và Truyện Kiều.

a. Giá trị hiện thực của thơ chữ Hán

– Trong thơ chữ Hán, tác giả tập trung phản ánh những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,…) hoặc những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh,…).

– Với cái nhìn hiện thực sắc sảo, Nguyễn Du đã nhận ra và ghi lại những bất công của xã hội: tầng lớp thống trị thì sống xa hoa còn người dân thì sống trong đói nghèo, cơ cực. Ngòi bút hiện thực của Nguyễn Du mang sức mạnh lên án, tố cáo xã hội vô nhân đạo.

b. Giá trị hiện thực của Truyện Kiều

- Nguyễn Du mượn câu chuyện nước ngoài, mượn xã hội triều Minh (Trung Quốc) để phản ánh hiện thực xã hội thời đại ông.

- Tác giả phản ánh những thế lực tàn bạo trong xã hội với tầng lớp quan lại từ thấp đến cao, những kẻ lưu manh từ “quân buôn người” đến phường lừa lọc, bất nhân; sự khuynh đảo của đồng tiền “Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.

- Tác phẩm còn phản ánh cuộc sống của người dân vô tội, những thân phận nhỏ bé bị áp bức đau khổ mà điển hình là gia đình Thuý Kiều, thân phận Thuý Kiều.

- Với cái nhìn hiện thực sâu sắc, Nguyễn Du thấy được những thế lực tàn bạo trong xã hội chính là nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh của người dân vô tội. Chính vì vậy, ngòi bút hiện thực của Nguyễn Du ở Truyện Kiều cũng mang sức mạnh lên án, tố cáo xã hội vô nhân đạo.

Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Theo em, vì sao Hoài Thanh nhận định “Đời Kiều là một tấm gương oan khổ”?

Trả lời:

– Trong cách viết hình ảnh “tấm gương oan khổ” thì “tấm gương” mang ý nghĩa tiêu biểu, điển hình, người khác soi vào có thể thấy mình trong đó. Cuộc đời của Thuý Kiều là điển hình, tiêu biểu cho những khổ đau oan khuất của nhiều cuộc đời trong xã hội xưa. Soi vào đời Kiều thấy đau khổ của nhiều người và ngược lại đau khổ của nhiều người thấy trong cuộc đời Kiều.

– Đời Kiều là sự hội tụ, điển hình cho những bi kịch của con người nói chung người phụ nữ nói riêng: bi kịch tình yêu, gia đình, nhân phẩm, bi kịch “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc mệnh”, bi kịch về quyền sống...

Trả lời:

Những khát vọng của con người trong xã hội trước đây được thể hiện qua Truyện Kiều.

Cần phải thấy rằng giữa bi kịch và khát vọng của con người có mối liên quan với nhau như hai mặt của một tờ giấy. Con người càng đau khổ ở phương diện nào thì càng có khát vọng mạnh mẽ ở phương diện đó.

Truyện Kiều thể hiện những khát vọng cơ bản, những khát vọng lớn của con người trong xã hội xưa:

– Khát vọng tình yêu tự do qua mối tình Thuý Kiều – Kim Trọng.

– Khát vọng nhân phẩm qua thái độ của các nhân vật và thái độ của chính tác giả trân trọng, đề cao tiết hạnh, nhân phẩm của Kiều.

– Khát vọng hạnh phúc gia đình qua màn đại đoàn viên, gia đình đoàn tụ ở cuối tác phẩm.

– Khát vọng tự do qua hình tượng nhân vật Từ Hải với ý chí và hành động hướng tới tự do: “Chọc trời khuấy nước mặc dầu”, không chịu "Bỏ thân về với triều đình” mà “Nghênh ngang một cõi biên thuỳ”.

– Khát vọng công lí qua hình tượng nhân vật Từ Hải “Giữa đường dầu thấy bất bằng mà tha” và màn trả ân báo oán của Thuý Kiều.

– Trên tất cả là khát vọng sống với hình tượng nhân vật Thuý Kiều từ thân phận “con ong, cái kiến” bị áp bức, dập vùi, đau khổ vươn lên đòi quyền được sống, quyền hạnh phúc, có những lúc đã trong vị thế quan toà điều hành cán cân công lí.

Câu 6 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Phân tích sự tiếp nối truyện thơ Nôm và những sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều qua nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Trả lời:

- Sự tiếp nối truyện thơ Nôm và những sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều qua nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Truyện Kiều thuộc thể loại truyện thơ Nôm nên nhân vật trong tác phẩm cũng mang đặc điểm chung của nhân vật truyện thơ Nôm. Tuy nhiên, với tài năng của một đại thi hào, Nguyễn Du vừa kế thừa truyện thơ Nôm, vừa có những sáng tạo lớn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KIỀU

Kế thừa truyện thơ Nôm

Những sáng tạo của Nguyễn Du

- Nhân vật phân theo loại: chính diện - phản diện, tốt - xấu, thiện - ác.

- Nhân vật được miêu tả với những biểu hiện bên ngoài (dáng vẻ, hành động, ngôn ngữ đối thoại)

- Nhân vật là những tính cách đã định hình; tác động của hoàn cảnh có tác dụng làm nổi bật tính cách đã có ở nhân vật

- Có những nhân vật khó phân theo loại, tốt và chưa tốt đan xen.

- Nhân vật được miêu tả với đời sống nội tâm (cảm xúc, suy nghĩ bên trong, lời độc thoại nội tâm)

- Nhân vật có sự thay đổi tính cách, tác động của hoàn cảnh làm thay đổi tính cách

Câu 7 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Tìm một số câu thơ trong Truyện Kiều hiện vẫn được sử dụng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của cuộc sống hôm nay.

Trả lời:

Một số câu thơ trong Truyện Kiều hiện vẫn được sử dụng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của cuộc sống hôm nay:

– Nói về niềm tin vào sự việc, công việc nào đó: “Đã tin điều trước ắt nhằm điều sau”, “Đến bây giờ mới thấy đây / Mà lòng đã chắc những ngày một hai”.

– Nói về sự gặp gỡ: “Hữu tình ta lại gặp ta”.

– Nói về chia li với nỗi buồn: “Chưa vui sum họp đã sầu chia li”; chia li với mong đợi niềm vui ngày gặp lại: “Chén đưa nhớ buổi hôm nay / Chén mừng xin đợi ngày này năm sau”.

– Nói về lòng chung thuỷ: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”.

– Khen ngợi, đề cao: “Thì treo giải nhất chi nhường cho ai”, “Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành”.

Câu 8 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a. Đoạn trích Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn thuộc kiểu văn bản nào sau đây:

b. Xác định đoạn chủ đề của văn bản, từ đó nêu lên nội dung chính của văn bản trích Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn.

c. Nêu trình tự lập luận của văn bản và mối quan hệ giữa các ý trong văn bản.

d. Cảm nhận của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua văn bản trích Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn.

Trả lời:

a. Đoạn trích Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn thuộc kiểu văn bản nghị luận văn học bởi trong đoạn trích, người viết sử dụng những thông tin mang tính chính xác, tập trung vào việc bàn về những giá trị trong các tác phẩm của Nguyễn Du; đồng thời, những dẫn chứng đều mang tính thực tế, có căn cứ, thuyết phục người đọc.

→ Đáp án đúng: D. Nghị luận văn học.

b. Đoạn chủ đề của văn bản: “Trong vô số những nạn nhân của cuộc đời của nh Tiêu biểu nhất là hình ảnh Thuý Kiều”.

Nội dung chính của văn bản: Phân tích những bi kịch của nhân vật Thuý Kiểu tiêu biểu cho bi kịch của những người sắc tài mà mệnh bạc trong xã hội cũ. Qua đó, khẳng định tình cảm nhân đạo của Nguyễn Du: vừa trân trọng, vừa xót thương những người có tài, có sắc mà số phận bi đát.

c. Trình tự lập luận của văn bản và mối quan hệ giữa các ý trong văn bản:

 (ảnh 1)

d. Đoạn văn mẫu:

Nguyễn Du thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc thông qua việc tận tâm chia sẻ những khó khăn, nỗi đau của những người có tài có sắc trong cuộc đời bế tắc. Với Nguyễn Du, họ là biểu tượng của những người tài sắc vẹn toàn nhưng lại phải chịu nhiều khó khăn trong cuộc sống, và qua đó, ông tìm thấy một cách để thể hiện tình cảm và sự đồng cảm đối với họ.

Hình ảnh của Thuý Kiều trong "Truyện Kiều" là một ví dụ đáng chú ý. Dù có tài có sắc, Thuý Kiều không được hưởng hạnh phúc trong cuộc đời. Nguyễn Du mô tả những nỗi khổ mà Kiều phải trải qua, từ việc hy sinh để chuộc cha đến những bi kịch và thử thách không ngừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù gặp phải nhiều khó khăn, Thuý Kiều vẫn giữ vững tấm lòng nhân đạo và sẵn sàng hy sinh cho người thân, thể hiện tình yêu và lòng kiên nhẫn vượt qua mọi gian nan.

Nguyễn Du qua tác phẩm "Truyện Kiều" đã vẽ lên một bức tranh đẫm nước mắt về tình yêu, lòng nhân ái và khó khăn trong cuộc sống. Tấm lòng nhân đạo của ông được thể hiện qua việc đặt mình vào vị trí của những người bị khó khăn, thể hiện thông qua cách mà ông xây dựng và đối xử với những nhân vật trong tác phẩm.

Trao duyên

Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Em hiểu như thế nào về nhan đề Trao duyên?

Trả lời:

Nhan đề Trao duyên thể hiện được nội dung của đoạn trích.

Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng là do “xót tình máu mủ” (tình chị em chứ không phải vì “lời nước non” (tình yêu), do vậy nàng chỉ có thể trao duyên cho em còn tình yêu - rất riêng và thiêng liêng - nàng không thể trao. Thúy Kiều dành chữ tình ho một người duy nhất là Kim Trọng và Kim Trọng đối với Thúy Kiều cũg vậy. Trao duyện, thực chất là Kiều nhờ Vân lấy Kim Trọng để “trả nghĩa” chứ không phải vì tình yêu. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du luôn dùng chữ duyên khi nói về quan hệ Thúy Vân - Kim Trọng và dành chữ tình để nói về tình yêu Kim - Kiều: “Duyên em dù nối chỉ hồng”, “Càng âu duyên mới, càng đào tình xưa.”

Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Đâu là chủ đề chính của đoạn trích Trao duyên?

Trả lời:

Đoạn trích Trao duyên tập trung nói tới cảnh Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng hay nói cách khác Thúy Kiều trao duyên của mình để nhờ cậy Thúy Vân. Khi trao duyên cho Thúy Vân, Kiều đau đớn, tủi nhục khôn xiết; đây có thể nói là bi kịch tình yêu tan vỡ của Thúy Kiều.

→ Đáp án đúng: C. Bi kịch tình yêu tan vỡ.

Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Thúy Kiều đã thuyết phục Thúy Vân như thế nào khi “trao duyên” để Thúy Vân thay nàng trả nghĩa cho Kim Trọng.

Trả lời:

Khi thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, Thúy Kiều vừa ràng buộc Thúy Vân bằng tình chị em, vừa khẩn cầu Vân giúp mình. Thúy Kiều ràng buộc Thúy Vân bằng “tình máu mủ” vì trong cơn gia biến “sóng gió bất kì” Vân phải có trách nhiệm của một thành viên trong gia đình. Hơn nữa, Kiều không thể cùng một lúc làm tròn bổn phận cả bên tình và bên hiếu.

Kiều khẩn cẩu Vân giúp mình vì nàng hiểu hoàn cảnh khó xử của cô em gái khi phải thay chị lấy người mà chị từng yêu say đắm, thiết tha. Sự khẩn cầu của Kiều thể hiện qua cả lời nói và hành động: “Cậy em em có chịu lời/ Ngồi đây cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Trong bao nhiêu từ diễn đạt sự nhờ vả: nhờ, mượn, phiền….Kiều đã dùng từ “cậy”. Phải chăng chỉ từ “cậy” mới hàm chứa cả hai ý nhờ và tin: chị mang ý nhờ em và tin tưởng em sẽ giúp? Trong khi các từ nhờ, mượn, phiền…chỉ mang ý nhờ vả mà không bao hàm ý tin tưởng vào sự nhờ vả. Tại sao là “chịu lời” mà không phải là “nhận lời”? Tại sao “chịu lời” trước rồi mới “thưa” sau? Nếu Kiều “thưa” trước, trình bày sự việc trước thì chắc gì Vân đã chịu lời. Nói “nhận lời” nghĩa là người được nhờ đã biết sự việc, đã có ý kiến của người nhận, có sự tự nguyện của người nhận. Do vậy, phải là “chịu lời” vì đây là việc Kiều chủ động nài ép Vân, đưa Vân vào hoàn cảnh không nhận không được. Là chị của Vân nhưng Kiều dùng những từ ngữ thể hiện mình là người ở dưới đang nhờ vả: ngồi lên, lạy, thưa. Điều này càng làm cho Thúy Vân khó bề thoái thác.

     Vừa ràng buộc, vừa thuyết phuc, ràng buộc nhưng vẫn khẩn cầu, Thúy Kiều đã đạt được mục đích: nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Việc Thúy Kiều để lại những kỉ vật của tình yêu có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa của việc Thúy Kiều để lại những kỉ vật của tình yêu:

-  Bằng việc để lại kỉ vật, Thúy Kiều muốn được trở về hiện diện trong tình yêu, nhận được sự đồng cảm của Kim Trọng. Sau khi nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng, với tình yêu, Kiều là người bạc mệnh nhất. Kiều để lại những kỉ vật thiêng liêng và đẹp đẽ của tình yêu: “Chiếc vành với bức tờ mây”, “Phím đàn với mảnh gương nguyền ngày xưa”, Khi nhìn thấy kỉ vật, Kim Trọng sẽ nhớ về Kiều, hiểu nỗi lòng của Kiều. Thúy Kiều muốn hiện diện trong tình yêu và con đường thứ nhất để nàng trở về là để lại kỉ vật. Nhưng con đường này bế tắc, vì hai điều: kỉ vật của tình yêu là riêng và thiêng liêng, bây giờ thành “của chung” ba người: Kim Trọng, Thúy Kiều, Thúy Vân. Tình yêu là riêng và thiêng liêng nên không thể san sẻ cho người thứ ba, dù người ấy làm em gái. Lại nữa, kỉ vật gợi về quá vãng tươi đẹp trong khi hiện tại đau buồn, do vậy bi kịch càng lớn hơn. Vì thế, Thúy Kiều đã tìm đến con đường thứ hai là trở về hiện diện trong tình yêu bằng linh hồn bất tử: “Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”, Kiều những mong bằng tình sự trở về này nàng sẽ nhận được sự đồng cảm của người thương yêu: “Tưới xin chén nước cho người thác oan”. Nhưng giọt nước mắt của Kim Trọng không thể làm tan mối tình oan khuất của Kiều. Bởi sự trở về bằng linh hồn bất tử là sự trở về siêu hình, sự trở về không có gặp gỡ, vẫn là “Dạ đài cách mặt khuất lời”. Phải chăng đây cũng là ý nghĩa nhân văn của đoạn trích Trao duyên.

- Cả hai con đường với mong muốn trở về hiện diện trong tình yêu, nhận được sự đồng cảm của người yêu đều bế tắc, nhưng Thúy Kiều vẫn không thôi khát vọng tình yue, vẫn hướng về Kim Trọng, Chính vì vậy, bi kịch của Kiều càng được đẩy lên đỉnh cao nhất.

Trả lời:

Trong đoạn Trao duyên, diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua  thể hiện qua sự chuyển đổi lời thoại

- Trước hết, có thể thấy trong đoạn Trao duyên, Thúy Kiều nói với Thúy Vân (16 câu thơ đầu, từ “ Cậy em, em có chịu lời” đến “Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên”), tiếp đến, nàng như đang tự nói với chính mình (16 câu tiếp theo, “Mất người còn chút của tin” đến câu “Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”); cuối cùng, Kiều hướng tới Kim Trọng (hai câu kết “Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”)

- Qua sự chuyển đổi lời thoại, có thể thấy diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua ba nấc thang tâm lí:

+ Nói với Thúy Vân, Thúy Kiều muốn nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Việc nhờ Vân trả nghĩa đã xong, Kim Trọng sẽ “nên vợ nên chồng”, vì thế trong tình yêu, Thúy Kiều là người bạc mệnh nhất. Nàng mong muốn được trở về hiện diện trong tình yêu và nhận được sự đồng cảm của Kim Trọng. Tuy nhiên, con đường trở về hiện diện trong tình yêu bằng kỉ vật là bế tắc như đã phân tích ở Câu hỏi 4).

+ Đang nói với Thúy Vân, do quá đau khổ, Kiều như quên đi sự hiện diện của Vân và lời của nàng như tự nói với chính mình. Nàng tự bộc lộ nỗi niềm tâm trạng trước hiện thực phũ phàng: lòng vẫn mang nặng lời thề, tình yêu tan vỡ, thân phận khổ đau. Qua lời Kiều như nói với mình, có thể thấy nàng đang bị ám ảnh bởi cái chết, vì với nàng cuộc đời là trống trải, là vô nghĩa khi tình yêu không còn nữa.

+Tình yêu tan vỡ, người mà Kiều thương cảm nhất chính là Kim Trọng. Chính vì vậy, đang tự nói với chính mình, Kiều đã hướng về Kim Trọng, gửi lời vĩnh biệt tới chàng Kim Trọng trong sự đau khổ tột cùng “Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!/ Thoi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.

Câu 6 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng khi miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên.

Trả lời:

Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng khi miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên:

- Dùng thành ngữ “nửa đường đứt gánh” để nói về tình yêu đang đẹp bất ngờ bị tan vỡ, thành ngữ “thịt nát xương mòn” để nói về lòng biết ơn.

- Dùng ẩn dụ để nói về tình yêu tan vỡ: “trâm gãy hương tan”, “nước chảy hoa trôi”

- Dùng cách nói giảm khi nói về cái chết để vợi bớt nỗi thương đau: “ngậm cười chín suối”, “Dạ đài cách mặt khuất lời”

- Sử dụng lời đọc thoai nội tâm để miêu tả tâm trạng Thúy Kiều (đã phân tích ở Câu hỏi 5)

Câu 7 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Có ý kiến cho rằng với đoạn trích Trao duyên dù tình yêu Kim - Kiều tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu của con người không mất! Hãy ghi lại những suy nghĩ của em về ý kiến này.

Trả lời:

- Ở đoạn trích Trao duyên, tình yêu Kim - Kiều, một tình yêu cụ thể thì tan vỡ.

- Khát vọng tình yêu của con người không mất:

+Trong bi kịch tột cùng của tình yêu tan vỡ, tưởng như Thúy Kiều sẽ buông tay trước số phận, duyên phận: “Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”, nhưng thực tế nàng vẫn không từ bỏ tình yêu, vẫn hướng về Kim Trọng (thể hiện tập trung ở hai câu kết)

+Trong mười lăm năm lưu lạc “Hết nạn nọ đến nạn kia/ Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, Thúy Kiều cũng không bao giờ từ bỏ khát vọng tình yêu. Tấm lòng nàng luôn nhớ và hướng về Kim Trọng

- Sự quyện hòa giữa niềm thương cảm trước bi kịch tình yêu tan vỡ và sự đồng cảm, khẳng định khát vọng tình yêu của con người đã làm nên ý nghĩa nhân văn màu sắc trong chủ đề tình yêu của kiệt tác Truyện Kiều.

Đọc Tiểu Thanh kí

Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Bài Đọc Tiểu Thanh kí viết về kiểu nhân vật nào dưới đây?

Trả lời:

Trong phần giới thiệu về nhân vật Tiểu Thanh trong bài thơ, có thể thấy đây là nhân vật có tài nhưng cuộc đời lại nhiều bi kịch.

→ Đáp án đúng: D. Người phụ nữ có sắc tài mà bi kịch

Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?

Trả lời:

Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới).

- Theo mô hình do Kim Thánh Thán (nhà văn, nhà phê bình văn học nổi tiếng của Trung Quốc thời trung đại) đề xuất thì một bài thơ bát cú Đường luật có thể được chia làm hai phần, bốn câu trên gọi là tiền giải, bốn câu sau là hậu giải. Một bài thơ Đường luật thường có hai khía cạnh: Khía cạnh thứ nhất (thường là sự viêc, câu chuyện, cảnh vật) được triển khai trong phần tiền giải và khía cạnh thứ hai (thường là cảm nghĩ của tác giả) được triển khai trong phần hậu giải.

- Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí hoàn toàn có thể chia thành hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) theo mô hình tiền giải và hậu giải của Kim Thánh Thán. Bốn câu thơ trên là sự việc tác giả đọc Tiểu Thanh kí và cảm nghĩ về số phận Tiểu Thanh, thương cho người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc. Bốn câu thơ sau là cảm nghĩ của nhà thơ về chính mình, là nỗi niềm của nhà thơ gửi tới mai sau.

Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Số phận Tiểu Thanh và cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh được thể hiện như thế nào ở khổ thơ đầu?

Trả lời:

Số phận Tiểu Thanh và cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh được thể hiện ở khổ thơ đầu:

- Số phận Tiểu Thanh là điển hình cho bi kịch của những người phụ nữ: “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đô”. Nàng có sắc đẹp mà chết yếu. Tài thơ văn như nàng mà bị vùi dập. Nguyễn Du dùng những ẩn dụ tượng trưng để nói về người phụ nữ có sắc, có tài mà số phận bi thương: sơn phân tượng trưng cho sắc đẹp, văn chương tượng trưng cho tài năng.

- Cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh là vừa xót thương vừa trân trọng khẳng định sắc đẹp, tài năng. HS có thể tham khảo đoạn văn phân tích hai câu thơ “Son phấn có thần chôn vẫn hận / Văn chương không mệnh đốt còn vương”.

“Hai vật thể vô tri, vô giác đã được nhân cách hoá để có “thần”, có hồn. Cảm xúc của Tố Như càng dồn nén thì ý thơ càng lan toả dẫn đến tính chất đa nghĩa ở hai câu thực. Nếu hiểu “son phấn”, “văn chương” là chủ thể tự hận, tự thương thì đưa tới cách cảm nhận: son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết, văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Nếu hiểu “son phấn”, “văn chương” là đối tượng thương cảm của người đời thì dẫn đến cách cảm nhận: son phấn như có thần, sau khi chết người ta còn thương tiếc, văn chương có số mệnh gì mà người ta phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt. Câu thơ Nguyễn Du đã hoà đồng tâm trạng chủ thể và khách thể dẫn đến sự hợp lí của cả hai cách hiểu nói trên. Và lại, “sợi chỉ đỏ” xâu chuỗi hai cách hiểu đó chính là cảm hứng khẳng định sự vĩnh hằng của cái đẹp và tài năng”).

Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Giữa hai câu thực và hai câu luận có mối tương quan như thế nào trong mạch cảm xúc của nhà thơ?

Trả lời:

Trong mạch cảm xúc của nhà thơ, giữa hai câu thực và hai câu luận có tương quan với nhau.

Hai câu thực thể hiện cảm xúc của tác giả về số phận Tiểu Thanh: “Son phấn có thần chôn vẫn hận / Văn chương không mệnh đốt còn vương”. Số phận Tiểu Thanh không chỉ là nỗi đau riêng của một người phụ nữ mà còn tiêu biểu cho những người tài hoa nhưng bi kịch trong xã hội xưa. Chính vì vậy, ở hai câu luận, nhà thơ bàn rộng ra nỗi hờn, nỗi oan của tài hoa, trí tuệ trong trường kì lịch sử: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi”. Từ nỗi đau chung của những người tài hoa, Nguyễn Du cảm thấy có mình trong đó: “Cái án phong lưu khách tự mang”. Câu thơ dịch chữ “ngã” (tôi, ta) thành chữ “khách” đã không làm nổi bật yếu tố chủ thể (nhà thơ) nhập thân vào khách thể (số phận Tiểu Thanh). Từ cảm xúc về Tiểu Thanh ở hai câu thực, Nguyễn Du tự cảm nhận về chính mình.

Hai câu thực và hai câu luận tạo thành cái bản lề chuyển cảm xúc của nhà thơ từ thương người, khóc người sang thương minh, khóc cho chính mình.

Trả lời:

Hai câu thơ cuối bài kết đọng tâm sự của tác giả: “Chẳng biết ba trăm năm là nữa / Người đời ai khóc Tố Như chăng?”.

- Hai câu thơ thể hiện niềm tự thương mình của Nguyễn Du:

+ Không hỏi quá khứ, hiện tại mà hỏi tương lai, không hỏi trời (vì “thiên tai vấn” - trời khôn hỏi) mà hỏi người đời.

+ Nguyễn Du tự đau, tự thương vì ông cảm thấy bơ vơ giữa thời gian vô định cô đơn, không tri âm tri kỉ trước thực tại.

– Nhà thơ hoài vọng về tương lai mong nhận được sự đồng cảm của hậu thế.

+ Đời sau trong muôn một còn có kẻ khóc “người đời xưa” là chính Nguyễn Du

+ Thời đại Nguyễn Du là thời đại khổ đau, khát khao giải thoát nhưng vẫn bề tắc. Dù bế tắc vẫn không thôi khát vọng giải thoát. Vì vậy, nỗi niềm của Nguyễn Du gửi tới mai sau không phải là sự tuyệt vọng mà là niềm hi vọng được giải toả.

Câu 6 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.

Trả lời:

Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.

Nghệ thuật đối có ở trong câu thơ đầu và nhất là nghệ thuật đối giữa hai câu thực và hai câu luận – biện pháp nghệ thuật buộc phải có đối với bài thơ bát cú Đường luật.

- Câu thơ “Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang”, chi với bảy chữ nhưng đã chứa đựng sự đối lập về hình ảnh và về ý. Sự đối lập về hình ảnh: cảnh đẹp / gò hoang, đối lập về ý: quá khứ đẹp để huy hoàng / hiện tại hoang tàn, cô quạnh. Mới đọc qua tưởng là lời than chung cho lẽ đời dâu bể, nhưng nghĩ kĩ thì là lời than trước cái đẹp bị dập vùi. Nguyễn Du đã khai đề bài Đọc Tiểu Thanh kí bằng một câu thơ xót xa, thương cảm. Câu thơ mở đầu như báo trước về số phận Tiểu Thanh.

- Hai câu thơ thực đối với hai câu luận làm nổi bật lên sự tương quan giữa số phận bi kịch của Tiểu Thanh với bi kịch của những người tài hoa ở xã hội cũ, trong đó có Nguyễn Du. Nhà thơ nói tới hai cái oan, cái hận trong đời Tiểu Thanh: sắc đẹp nhưng yểu mệnh, tài năng bị dập vùi. Từ cái hận của Tiểu Thanh, nghĩ rộng ra cái hận muôn đời để rồi “Một lời là một vận vào” bản thân mình: Phong vận kì oan ngã tự cư (Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã). Biện pháp nghệ thuật đối tương đồng giữa hai câu thực và hai câu luận tạo nên sự hoà nhập giữa khách thể và chủ thể, cho thấy sự cảm thông lạ lùng của đại thi hào dân tộc.

Câu 7 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Bài Đọc Tiểu Thanh kí có điểm gì tương đồng với lời của Thuý Kiều nói về Đạm Tiên trong đoạn thơ sau đây:

Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Nỗi niềm tưởng đến mà đau,

Thấy người nằm đó biết sau thế nào?

(Truyện Kiều)

Trả lời:

  Một số điểm tương đồng giữa lời của Thuý Kiều nói về Đạm Tiên trong Truyện Kiều với bài Đọc Tiểu Thanh kí:

- Nguyễn Du đến với Tiểu Thanh có phần giống Thuý Kiều đến với Đạm Tiên.

- Cùng thể hiện niềm xót xa thương cảm trước những số phận sắc tài mà bi kịch.

- Cùng tự thương mình và nghĩ đến mai sau: “Thấy người nằm đó biết sau thế nào?” (Truyện Kiều), “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa / Người đời ai khóc Tố Như chăng?” (Đọc Tiểu Thanh kí).

Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề nào dưới đây?

Trả lời:

Nội dung đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng nói về việc Thúy Kiều gặp Từ Hải, sau đó được Từ Hải giúp Kiều đền ơn, trả oán

→ Đáp án đúng: C. Khát vọng tự do, công lí.

Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.

Trả lời:

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm hai phần với nội dung chính của từng phần:

- 18 câu thơ đầu là những lời đối thoại giữa Thuý Kiều và Từ Hải, qua đó thể hiện tấm lòng của Kiều đối với Từ, đồng thời bộc lộ phẩm cách của Từ Hải,

- 14 câu còn lại dựng lên những kì tích của Từ Hải, thể hiện khát vọng, lí tưởng của người anh hùng.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa từ ngữ của Từ Hải khi nói về Thuý Kiều so với những từ ngữ của Thuý Kiều khi nói về mình, qua đó thấy được tấm lòng của Từ Hải đối với Kiều.

- Thuý Kiều dùng những từ ngữ thể hiện sự thấp bé, yếu đuối, sự biết ơn khi nói về mình và những từ ngữ tôn xưng, ngoa dụ để nói về Từ Hải. Trong khi đó Từ Hải dùng từ ngữ nói về Thuý Kiều với sự trân trọng, đồng cảm: người tri kỉ, việc cũng việc nhà.

- Nguyên nhân của sự khác nhau đó: Thuý Kiều mặc cảm với quá khứ của mình, bộc lộ lòng biết ơn sâu nặng đối với người đã cứu giúp mình. Từ Hải gọi Thuý Kiều là người tri kỉ để xoá đi mặc cảm về thân phận “thanh lâu hai lượt” của Kiều, xóa đi khoảng cách kẻ dưới người trên giữa hai người. Từ Hải đã nâng Kiều lên ngang hàng với mình trong quan hệ “gái thuyền quyên” sánh với “trai anh hùng”. Từ Hải không coi việc của Thuý Kiều là “tấc riêng” của nàng. Từ Hải gọi việc Thuỷ Kiều nhờ mình là việc nhà chứng tỏ Từ không chỉ hiểu Kiều mà còn có tấm lòng đồng cảm sâu sắc, có trách nhiệm đối với Kiều.

Câu 5 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nêu nhận xét về tính cách của nhân vật này.

Trả lời:

    Trong đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng, hình tượng người anh hùng Từ Hải được khắc hoạ qua lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích. Từ đó, thấy được tính cách của nhân vật này

- Lí tưởng của Từ Hải vừa bắt nguồn từ lí tưởng anh hùng theo quan niệm của Khổng Tử “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” (Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người có dũng vậy) vừa mang tinh thần chuộng nghĩa, vì sự công bằng theo quan niệm của nhân dân: “Anh hùng tiếng đã gọi rằng / Giữa đường đầu thấy bất bằng mà tha” (HS có thể so sánh mở rộng với lí tưởng anh hùng của Lục Vân Tiên trong Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu): “Thấy cấu kiến ngãi bất vi/ Làm người thể ấy cũng phi anh hùng”).

- Lời nói của Từ Hải thể hiện sự tự tin, có ý thức về tài năng và nhân cách của bậc anh hùng khi tự xưng mình là “quốc sĩ”. Từ Hải xem thường những “phường giá áo, túi cơm” coi đó là những kẻ vô dụng. Trong khi đó, Từ Hải lại dành những lời tôn trọng và đồng cảm đối với Thuý Kiều.

- Hành động của Từ Hải mang sức mạnh phi thường, thể hiện qua những động từ: “che”, “rạch”, “quét”, “đạp”, qua những hình ảnh mang sức mạnh của thiên nhiên, những hình ảnh mang vẻ đẹp sử thi: “trúc chẻ ngói tan”, “sấm ran trong ngoài”, “gió quét mưa sa”.

- Kì tích của Từ Hải cũng là phi thường, xuất chúng: “Triều đình riêng một góc trời / Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, “Huyện thành đạp đổ năm toà cõi nam”, “Nghênh ngang một cõi biên thuỳ”, “Năm năm hùng cứ một phương hải tần”. Kì tích của Từ Hải được dựng lên bằng những hình ảnh mang tầm vóc non sông, vũ trụ: “góc trời”, “sơn hà”, “biên thuỳ”, “hải tần”.

- Tính cách của Từ Hải có sự kết hợp giữa phẩm chất cao đẹp của người anh hùng mang lí tưởng, ý chí, sức mạnh lớn lao với con người mang phẩm chất trung hậu, bình dị.

Câu 6 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên.

Trả lời:

 Đoạn trích Trao duyên

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng

-  Khắc hoạ nhân vật Thuý Kiều chủ yếu qua diễn biến nội tâm.

 

- Sử dụng các hình thức ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ đối thoại.

+ Lời độc thoại nội tâm (chủ yếu).

+ Ngôn ngữ nửa trực tiếp (lời tác giả thể hiện cảm xúc, suy nghĩ bên trong của nhân vật).

- Sử dụng bút pháp trữ tình.

- Khắc hoạ nhân vật Thuý Kiều, Từ Hải qua những biểu hiện bên ngoài: ngôn ngữ đối thoại, hành động, cử chỉ.

-  Sử dụng các hình thức ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ đối thoại.

+ Ngôn ngữ gián tiếp: lời kể của tác giả.

 

 

 

- Kết hợp bút pháp trữ tình và bút pháp sử thi.

Đánh giá

0

0 đánh giá