Giữa hai câu thực và hai câu luận có mối tương quan như thế nào trong mạch cảm xúc của nhà thơ

291

Với giải Câu 4 trang 18 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ văn 11 Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du

Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Giữa hai câu thực và hai câu luận có mối tương quan như thế nào trong mạch cảm xúc của nhà thơ?

Trả lời:

Trong mạch cảm xúc của nhà thơ, giữa hai câu thực và hai câu luận có tương quan với nhau.

Hai câu thực thể hiện cảm xúc của tác giả về số phận Tiểu Thanh: “Son phấn có thần chôn vẫn hận / Văn chương không mệnh đốt còn vương”. Số phận Tiểu Thanh không chỉ là nỗi đau riêng của một người phụ nữ mà còn tiêu biểu cho những người tài hoa nhưng bi kịch trong xã hội xưa. Chính vì vậy, ở hai câu luận, nhà thơ bàn rộng ra nỗi hờn, nỗi oan của tài hoa, trí tuệ trong trường kì lịch sử: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi”. Từ nỗi đau chung của những người tài hoa, Nguyễn Du cảm thấy có mình trong đó: “Cái án phong lưu khách tự mang”. Câu thơ dịch chữ “ngã” (tôi, ta) thành chữ “khách” đã không làm nổi bật yếu tố chủ thể (nhà thơ) nhập thân vào khách thể (số phận Tiểu Thanh). Từ cảm xúc về Tiểu Thanh ở hai câu thực, Nguyễn Du tự cảm nhận về chính mình.

Hai câu thực và hai câu luận tạo thành cái bản lề chuyển cảm xúc của nhà thơ từ thương người, khóc người sang thương minh, khóc cho chính mình.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá