Sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài tập đọc hiểu trang 21 | Cánh diều

285

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài tập đọc hiểu trang 21 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Bài tập đọc hiểu trang 21

Quang Trung đại phá quân Thanh

Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nội dung nào sau đây là khái niệm của truyện lịch sử?

A. Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,... hoặc về chính con người để nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống

B. Truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử; được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động

C. Truyện kể về cuộc đời của nhân vật bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch để nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống

D. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, nhằm giáo dục con người

Trả lời:

Đáp án B

Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Truyện lịch sử có cốt truyện như thế nào?

A. Là một hệ thống sự kiện liên quan đến đời sống xã hội nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm

B. Là một hệ thống sự việc kết nối các sự kiện quan trọng trong lịch sử xã hội nhằm phản ánh kinh nghiệm và triết lí sống

C. Là một hệ thống sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc được sắp xếp theo một ý đồ nhất định của tác giả nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm

D. Là một hệ thống sự kiện chính trị, xã hội liên quan đến dân tộc được sắp xếp từ xưa đến nay nhằm phản ánh xã hội, hoặc về chính con người để nêu lên triết lí nhân sinh

Trả lời:

Đáp án C

Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy làm sáng tỏ đặc điểm của một truyện lịch sử có cốt truyện đa tuyến qua đoạn trích (chú ý các yếu tố nhân vật và sự kiện chính).

Trả lời:

- Đặc điểm của một truyện lịch sử có cốt truyện đa tuyến qua nhân vật:

+ Tuyến nhân vật vua tôi Lê Chiêu Thống thể hiện sự bất tài, nhu nhược và hèn nhát.

+ Tuyến nhân vật Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh bộc lộ sự chủ quan, kiêu căng, hung tàn và bạo ngược.

+ Tuyến nhân vật người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và đội quân Tây Sơn oai hùng là biểu tượng cho lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

- Đặc điểm của một truyện lịch sử có cốt truyện đa tuyến qua 2 sự kiện chính:

+ Vua Quang Trung đem quân ra bắc đánh tan quân Thanh.

+ Lê Chiêu Thống cùng Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy sang Trung Quốc.

Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, qua đoạn trích, tác giả muốn giới gắm đến đọc thông điệp gì? Thông điệp ấy có giá trị với cuộc sống hôm nay như thế này?

Trả lời:

- Tác giả muốn gửi gắm đến người được thông điệp về lòng yêu nước, ý thức chủ quyền, bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc và tự hào về truyền thống lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, bảo vệ toàn vẹn non sông đất nước, không bao giờ luồn cúi trước kẻ thù.

- Thông điệp ấy vẫn còn nguyên giá trị với cuộc sống hôm nay. Bởi lòng yêu nước, ý thức chủ quyền, bảo vệ nền độc lập dân tộc luôn là bài học quý và là sợi chỉ đỏ kết nối từ xưa đến nay, tạo nên sức mạnh, ý chí tự cường dân tộc cho mỗi người dân Việt Nam để tiếp bước cha ông trên con đường xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới

Câu 5 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Để viết bài giới thiệu về nhân vật Quang Trung trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh, em sẽ nêu những ý chính nào?

Trả lời:

- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh.

- Thân bài:

+ Nhân vật Quang Trung trong đoạn trích

• Vua Quang Trung nghe quân Thanh vào Thăng Long, tự mình đốc suất đại binh, cả thuỷ lẫn bộ ra đi.

• Vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi chuyện đánh giặc.

• Vua Quang Trung tuyển binh ở Nghệ An và duyệt binh ở doanh trấn, sắp xếp lại đội hình quân binh.

Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ.

• Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo.

• Vua Quang Trung trực tiếp chỉ đạo quân lính đánh giặc.

• Vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành.

+ Từ đó, nhận xét về nhân vật Quang Trung

• Có hành động mạnh mẽ, quyết đoán.

• Sáng suốt, có tầm nhìn xa và trông rộng.

• Có tài mưu lược và tài dụng binh.

• Oai phong trong chiến trận.

+ Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả:

• Kết hợp tự sự, miêu tả qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động làm bật lên nhân vật Quang Trung rất thật chân thực, vừa tài năng lại vừa lẫm liệt, anh dũng.

• Giọng văn đầy phấn chấn xen lẫn tự hào, khắc hoạ được vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng dân tộc, linh hồn của chiến công vĩ đại.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân đối với vua Quang Trung.

Câu 6 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Lời dụ của vua Quang Trung đối với quân lính có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa lời dụ của vua Quang Trung đối với quân lính:

- Khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc.

- Nêu truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của cha ông.

- Chỉ rõ hành động phi nghĩa của quân Thanh.

- Động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu cho quân lính và kêu gọi họ đồng tâm, quyết chí đánh đuổi giặc thù xâm lược.

Câu 7 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Các tác giả Ngô gia văn phái là những cựu thần nhà Lê nhưng vì sao lại khắc hoạ hình ảnh vua Quang Trung đẹp đến như thế?

Trả lời:

Các tác giả Ngô gia văn phái là những cựu thần nhà Lê nhưng lại khắc hoạ hình ảnh vua Quang Trung đẹp đến như thế vì:

- Các tác giả tôn trọng sự thật lịch sử.

- Chiến công oanh liệt của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của toàn dân tộc khiến cho các tác giả có những trang viết thật chân thực, sinh động.

- Các tác giả đã nhận thấy được sự suy đồi của thời vua Lê – chúa Trịnh.

Câu 8 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Khi Chiêu Thành Vương dựng cờ lên thì trai tráng kéo đến dưới cờ đông như hội. Những người đã theo về với Hoài Văn cũng chạy cả sang hàng ngũ Chiêu Thành Vương. Sắp xếp đội ngũ xong, Vương cất quân rầm rộ lên đường.

Hoài Văn nói với người tướng già:

– Trai tráng đi theo chú hết rồi. Lấy đâu ra quân nữa?

Người tướng già nói:

– Người thì có bao giờ hết được? Muốn cho người ta tin theo, phải có danh chính ngôn thuận. Cứ như ý tôi, ta phải chịu khó đi vào các thôn xóm nói rõ cho mọi người biết được nghĩa lớn. Dân gian ai chẳng có lòng trung quân ái quốc? Tôi được biết ở Võ Ninh ta có nhiều bộ lão được thiên tử vời?) về điện Diên Hồng hỏi kế, ta nên gặp những người ấy. Các cụ đã quyết chí đánh giặc, há lại không gióng giả bảo người trong họ ngoài làng theo về với vương tử hay sao? Lo gì không có quân?

Quốc Toản mừng lắm, nói:

– Ông đã vén cho ta một đám mây mờ.

Từ đấy, ngày nào Hoài Văn cũng xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước. Một hôm, đã khuya lắm, Hoài Văn còn chong đèn trên lầu. Quốc Toản nghĩ: “Chú ta dựng cờ lên là thiên hạ nô nức đến. Ta cũng phải có một lá cờ. Lá cờ nêu rõ chí ta.”. Suốt từ chập tối đến canh hai, Hoài Văn tự hỏi: “Ta sẽ viết chữ gì trên lá cờ của ta? Chữ đề phải quang minh chính đại như ban ngày. Chữ đề phải là một lời thê quyết liệt. Chữ để phải làm cho quân sĩ phần khởi, cho kẻ địch kinh hồn”.

Trống đã điểm canh ba. Mắt Hoài Văn bỗng rực sáng, toàn thân như bóng bằng cháy. Tay Hoài Văn giơ lên như đang phất một lá cờ. Hoài Văn thét lớn:

- PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN.

Hoài Văn nhầm đi nhầm lại:

– Phá cường địch, báo hoàng ân. Báo hoàng ấn, phá cường địch. Phá cường địch... Chàng gật gù, sung sướng. Sáu chữ đối nhau chan chát, lời đanh thép, ý hùng hồn. Chàng lấy hết gân tay viết sáu chữ lên một tờ giấy điều. Chàng mơ màng thấy lá cờ sáu chữ tung hoành trên các trận và chàng thì đang trỏ giáo, vung gươm chém đầu tướng giặc. Hoài Văn định nhảy xuống lầu để khoe với người tướng già sự khám phá mới mẻ của mình thì chợt có tiếng chân bước nhẹ lên lầu. Quốc Toản nhìn ra thì chính là mẹ. Chàng chìa tay đỡ mẹ lên. Phu nhân khẽ hỏi:

Sắp sáng rồi, sao con thức khuya thế? Mẹ thấy con ngày một võ vàng. Áo đâu mà phong phanh thế kia?

Quốc Toản có gầy đi nhiều. Hầu lại chỉ mặc một áo lót mỏng, vì Hầu muốn luyện cho mình thành một người có thể dãi gió dầm mưa, chịu đựng được mọi nỗi vất và của sa trường. Quốc Toản đỡ mẹ ngồi lên kỉ và thưa:

- Con để mẹ phải lo nghĩ, con thật mang tội bất hiếu. Nhưng giặc sắp kéo sang, có muốn ở yên cũng không được. Phải tập khổ cho quen đi.

Phu nhân cầm lấy tờ giấy hồng điều trong tay con. Trên tờ giấy viết sáu chữ lớn: “Phá cường địch báo hoàng ân”, nét bút gân guốc. Phu nhân không nói, lặng nhìn sáu chữ, mừng thầm cho con có chí khác thường. Quốc Toản nói:

Con muốn dựng một lá cờ đề sáu chữ này để chiêu binh mãi mã. Nay mai ra trận, con sẽ phất lá cờ ấy thề sống chết với quân thù. Mẹ may cho con lá cờ ấy nhé. Đến khi xông pha chiến trận, con nhìn lá cờ là thấy được mẫu thân.

Phu nhân xoa đầu con, và Hoài Văn gục đầu lên gối mẹ. Phu nhân nói:

Mẹ đã không giữ con ở nhà, thì làm gì không may nổi cho con một lá cờ. Thôi, con ngủ đi. Sáng rồi!

Phu nhân dắt Quốc Toản đến giường, bảo nằm xuống, kéo chăn đắp lên mình con. Người mẹ cầm ngọn đèn, nhẹ bước xuống lầu. Trở về phòng riêng, phu nhân chong đèn, lúi húi thêu sáu chữ bằng những sợi chỉ vàng trên một tấm lụa đỏ thắm.”

(Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, NXB Văn học, Hà Nội, 1996)

a) Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Sự việc ấy có liên quan đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc?

b) Trong đoạn trích, ai là nhân vật chính? Nhân vật nào có thật trong lịch sử và nhân vật nào được hư cấu?

c) “Phá cường địch báo hoàng ân” có nghĩa là gì? Vì sao Trần Quốc Toán rất tâm đắc với sáu chữ này?

d) Trong đoạn trích trên, điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao?

Trả lời:

a) - Đoạn trích kể về sự việc Trần Quốc Toản dụng cờ với sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ân” để chiêu binh mãi mã, đánh giặc cứu nước.

- Sự việc ấy có liên đến sự kiện lịch sử của dân tộc là thời kì nhà Trần chống quân Nguyên xâm lược.

b) - Nhân vật chính trong đoạn trích là Trần Quốc Toản.

- Nhân vật Trần Quốc Toản, Chiêu Thành Vương, phu nhân có thật trong lịch sử, còn vị tướng già là nhân vật hư cấu.

c) - Sáu chữ “Phá cường địch báo hoàng ân” có nghĩa: phá giặc mạnh báo ơn vua.

- Trần Quốc Toản rất tâm đắc vì “sáu chữ đổi nhau chan chát, lời đanh thép, ý hùng hồn”, thể hiện niềm khát khao được đánh giặc cứu nước của Trần Quốc Toản.

d) Trong đoạn trích, em ấn tượng nhất với chi tiết Trần Quốc Toản vui sướng khi nghĩ ra được sáu chữ “Phá cường địch báo hoàng ân” vì dòng chữ mang ý nghĩa mạnh mẽ và đầy tự hào, thể hiện quyết tâm và sự kiên trì trong việc đánh bại kẻ thù và bảo vệ quê hương. Câu này cũng mang đến nguồn cảm hứng, động viên và khích lệ cho trong em về tinh thần mạnh mẽ của dân tộc, gợi lên niềm tin vào khả năng vượt qua khó khăn và chiến thắng trong cuộc sống.

Đánh nhau với cối xay gió

Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phương án nào dưới đây thể hiện đầy đủ hậu quả của việc Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió?

A. Ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo cả ngựa và người ngã văng ra xa

B. Cánh quạt bị gãy tan tành, kéo theo tất cả đều bị văng ra xa

C. Cây cối đều gãy tan tành, kéo theo tất cả mọi thứ ngã văng ra xa

D. Ngọn giáo lung lay, chiếc khiên vỡ toác, ngựa và người ngã văng ra xa

Trả lời:

Đáp án A

Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả muốn gửi gắm thông điệp nào qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió.

A. Phản ánh xã hội không ổn định, cuộc sống nhân dân gặp nhiều bất trắc; cái xấu, cái ác gây cho những người lương thiện bao đau khổ

B. Chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền; phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội

C. Ca ngợi lối sống hoang tưởng, luôn mộng mơ trong cuộc chiến chống lại cái ác, cứu người lương thiện

D. Đả kích những kẻ sống thực dụng, chỉ biết sống cho mình, không cần quan tâm đến người khác, nhất là những người lương thiện gặp nạn

Trả lời:

Đáp án B

Câu 3 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, em có nhận xét gì về cách xây dựng hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô của tác giả?

Trả lời:

Trong đoạn trích, 2 nhân vật chính hiện lên:

- Đôn Ki-hô-tê là một quý tộc nghèo say mê đọc tiểu thuyết hiệp sĩ và muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ để diệt trừ cái ác nhưng lại hoang tưởng, hão huyền, không thực tế.

- Xan-chô lại là người có đầu óc tỉnh táo, đó là khía cạnh tốt, nhưng ông ta lại quá thực dụng, chỉ lo hưởng thụ cho bản thân.

=> Tác giả đã thành công trong cách xây dựng hai nhân vật này, bởi cả hai có sự tương phản, đối lập nhau về mọi mặt như dáng vẻ bên ngoài, suy nghĩ, sở thích và lời nói, hành động nhưng họ lại không mâu thuẫn mà trái lại, bổ sung những điểm tốt và cả những điểm không tốt cho nhau. Vì thế, họ luôn song hành, gắn bó với nhau. Từ đó, trở thành hình tượng độc đáo để tạo nên giá trị tác phẩm.

Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, việc Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có những điểm nào tốt và không tốt? Câu chuyện nhằm ca ngợi hay phê phán điều gì?

Trả lời:

- Việc Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có những điểm tốt như: có hoài bão, có ước mơ cao cả muốn trừ gian, diệt ác; gan dạ, dũng cảm; sống hết mình với tình yêu. Tuy nhiên, Đôn Ki-hô-tê lại có những điểm không tốt như: sống khắc khổ, cứng nhắc; suy nghĩ và hành động điên rồ, hoang tưởng, xa rời thực tế.

- Câu chuyện nhằm ca ngợi tinh thần xả thân vì chính nghĩa, tình yêu thương, lòng nhân đạo, biết đấu tranh, bảo vệ người lương thiện; đồng thời, phê phán lối sống hoang tưởng, luôn mộng mơ, xa rời thực tế.

Câu 5 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu hỏi 6, SGK) Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió gợi cho người đọc hai lối sống: mơ mộng và thực dụng. Theo em, nên chọn lối sống nào? Vì sao?

Trả lời:

Sau khi đọc xong đoạn trích, theo em, mỗi người có thể cùng lựa chọn cả hai lối sống mơ mộng và thực dụng nhưng cần biết dung hòa, không nên hành động thái quá vì trong cuộc sống, con người có lúc cũng cần mộng mơ cho cuộc sống thêm thú vị nhưng không nên hoang tưởng, xa rời thực tế. Cùng với đó, chúng ta cũng cần khôn ngoan, tỉnh táo nhưng đừng quá thực dụng, ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến cái lợi của bản thân mà không quan tâm đến người khác, cộng đồng.

Câu 6 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Quan điểm của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô về vấn đề bị thương như thế nào?

Trả lời:

- Quan điểm của Đôn Ki-hô-tê về vấn đề bị thương không kêu đau vì cho rằng “các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài”.

Quan điểm của Xan-chô về vấn đề bị thương: “chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay, trừ phi đến cả giám mã của hiệp sĩ giang hồ cũng bị cấm không được rên rỉ”.

Câu 7 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Đêm hôm ấy, hai người ở dưới các vòm cây, và Đôn Ki-hô-tê bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo. Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a của lão, bắt chước những hiệp sĩ lão từng đọc trong sách thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc, liên tưởng nhớ tới tình nương. Xan-chô Pan-xa thì không thế, bởi vì dạ dày no căng toàn là rượu thịt, bác ngủ một mạch, và nếu như chủ không gọi, thì dù ánh nắng chiếu thẳng vào mặt, và vô số tiếng chim hót líu lo đón mừng một ngày mới có lẽ cũng không đủ để đánh thức bác. Vừa ngủ dậy, bác vớ ngay lấy bầu rượu, thấy nó nhẹ hơn tối hôm trước, nên buồn rầu vì xem chừng trên quãng đường này khó đào đâu ra ngay rượu để đổ vào cho đầy. Đôn Ki-hô-tê không muốn ăn sáng vì, như ta thường nói, chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.”.

a) Trong đoạn trích trên, Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để làm gì? Vì sao?

b) Vì sao trong nguy nan, Đôn Ki-hô-tê luôn nghĩ đến người yêu?

c) “Xan-chô Pan-xa thì không thế, bởi vì dạ dày no căng toàn là rượu thịt, bác ngủ một mạch, và nếu như chủ không gọi, thì dù ánh nắng chiếu thẳng vào mặt, và vô số tiếng chim hót líu lo đón mừng một ngày mới có lẽ cũng không đủ để đánh thức bác.”. Em nhận xét gì về con người của Xan-chô Pan-xa qua chi tiết này?

d) Xác định câu phủ định trong những câu sau:

Đêm hôm ấy, hai người ở dưới các vòm cây, và Đôn Ki-hô-tê bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo.

Vừa ngủ dậy, bác vở ngay lấy bầu rượu, thấy nó nhẹ hơn tối hôm trước, nên buồn rầu vì xem chừng trên quãng đường này khó đào đâu ra ngay rượu để đổ vào cho đầy.

Đôn Ki-hô-tê không muốn ăn sáng vì, như ta thường nói, chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.

Trả lời:

a) Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a. Vì Đôn Ki-hô-tê “bắt chước những hiệp sĩ lão từng đọc trong sách thức trắng nhiều đêm rồng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc, liên tưởng nhớ tới tính nương”.

b) Vì Đôn Ki-hô-tê muốn lấy tinh yêu làm động lực để vượt qua nguy nan và chiến đấu mạnh mẽ hơn.

c) Trái ngược với nhân vật Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ nghĩ tới người yêu, thì Xan-chô Pan-xa lại là người thực dụng, thích ăn uống no căng và ngủ một mạch đến sáng mà không bận tâm đến mọi chuyện xung quanh.

d) Câu phủ định: “Đôn Ki-hô-tê không muốn ăn sáng vi, như ta thường nói, chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.”.

Bên bờ Thiên Mạc

Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc gồm những nhân vật nào?

A. Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, cha con ông già Mãn Trò

B. Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, cha con ông già Mãn Trò, người dân Thiên Mạc

C. Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, ông già Màn Trò, người dân Thiên Mạc

D. Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, ông già Màn Trò, người dân Thiên Mạc, quân Nguyên.

Trả lời:

Đáp án A

Câu 2 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhân vật Hoàng Đỗ được Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ gì?

A. Do thám về tin tức giặc Nguyên

B. Chỉ đường cho vua Trần vượt bãi lầy ở Màn Trò

C. Nhận bản lệnh trao cho Thượng tướng quân

D. Cùng Trần Bình Trọng chặn quân giặc ở bờ sông Thiên Mạc.

Trả lời:

Đáp án C

Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua những yếu tố nào ở văn bản này?

Trả lời:

Đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua những yếu tố:

- Đề tài: Công cuộc kháng chiến của vua tôi nhà Trần chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai (năm 1285).

- Cốt truyện: Câu chuyện xoay quanh việc Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ hết sức quan trọng và tuyệt mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng Thiên Mạc. Trước giờ chia tay, Trần Bình Trọng đã xoá vết xăm nô tì trên trán Hoàng Đỗ để cậu bé trở thành người dân tự do.

- Nhân vật: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng có thật trong lịch sử; cha con Hoàng Đỗ là nhân vật hư cấu.

- Ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử thời nhà Trân mà truyện tái hiện. Tác giả đã tái hiện được không khí, sự kiện và con người lịch sử thời nhà Trần một cách sinh động. Trong đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc có các từ ngữ chỉ tước hiệu thời phong kiến như: Quốc công, Thượng tướng quân,... hay từ ngữ tái hiện được không khí thời Trần: con đường qua Mãn Trò, vượt xong bãi lầy, trận phá vây ải Khả Lá,…

Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Trong đoạn trích trên, điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao?

Trả lời:

Trong đoạn trích trên, điều gây ấn tượng với em là chi tiết Trần Bình Trọng xoá vết xăm nô tì trên trán của Hoàng Đỗ để cậu bé trở thành người dân tự do. Đó là món quà vô cùng quý giá mà Trần Bình Trọng trao cho Hoàng Đỗ với tình cảm yêu quý như anh em ruột thịt. Chi tiết này cũng cho ta thấy tình cảm chân thành, sự trân trọng, cảm kích của Trần Bình Trọng trước những hành động, lời nói đầy khí phách và lòng yêu nước nồng nàn của cậu bé Hoàng Đỗ.

Câu 5 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc giúp em hiểu thêm được gì về tấm lòng của những người con nước Việt khi đất nước có giặc ngoại xâm?

Trả lời:

Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc giúp em hiểu được rằng tinh thần yêu nước của dân tộc ta là một tình cảm thiêng liêng, bất diệt. Nó hiện hữu từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ người già đến trẻ nhỏ. Khi có giặc ngoại xâm thì những người con nước Việt luôn có ý thức cao về trách nhiệm, nghĩa vũ của bản thân đối với đất nước, dân tộc để đánh đuổi giặc thù, bảo vệ non sông Vì vậy, họ không hề lo sợ trước những nguy nan, gian khổ, sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân, lên đường chiến đấu chống giặc thù với ý chí quyết tâm cao.

Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Trần Bình Trọng lần trong mình để tìm thưởng cho cậu bé gia nô một vật gì trước lúc lên đường. Ông muốn vật ấy phải xứng với một cậu bé như Hoàng Đỗ. Nhưng ngoài bộ quần áo chiến và thanh kiếm dùng làm vật giữ mình ra, Trần Bình Trọng không còn vật gì khác.

Bất chợt nhìn xuống mặt Hoàng Đỗ, Trần Bình Trọng sực nghĩ ra một điều lớn lao. Ông trang nghiêm bảo cậu bé nô tì:

- Em hãy quỳ xuống và ngẩng mặt lên!

Trần Bình Trọng rút kiếm, cầm lên phía mũi nhọn. Ông tha thiết nói:

- Lòng em hẳn khao khát điều này.

Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm rạch lên trán Hoàng Đỗ thành một ô vuông nhỏ và lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách”, ba chữ phân biệt những người dân tự do với các nô tì thân phận gần như loài vật. Máu từ trán Hoàng Đỗ chảy xuống khuôn mặt rạng rỡ của cậu bé chăn ngựa. Trần Bình Trọng cắt một vật áo chiến của mình và dùng thuốc dấu buộc trán cho Hoàng Đỗ. Đây là món thuốc gia truyền rất hiệu nghiệm mà ông luôn luôn đem theo bên mình. Ông đặt hai tay lên đôi vai của cậu bé và nói với tất cả niềm xúc động, trìu mến của mình:

- Hoàng Đỗ! Kể từ lúc này, em không còn là một nô tì nữa. Kể từ lúc này, em là em nuôi của ta! Em có bằng lòng không?

Hoàng Đỗ toan cúi lạy Trần Bình Trọng để tạ ơn nhưng ông ngăn lại và ôm cậu bé vào lòng.”.

a) Trong đoạn trích, phần thưởng mà Trần Bình Trọng đã trao cho cậu bé Hoàng Đỗ là gì?

b) Trần Bình Trọng thiết tha nói: “Lòng em hẳn khao khát điều này.”. Em hiểu câu nói ấy như thế nào?

c) Ba chữ “Quan trung khách” trong đoạn trích mang ý nghĩa gì?

d) Thái độ và tình cảm của Trần Bình Trọng dành cho cậu bé Hoàng Đỗ ra sao?

Trả lời:

a) Phần thưởng xứng đáng mà Trần Bình Trọng trao cho Hoàng Đỗ là xoá vết xăm nô tì trên trán của cậu bé để cậu trở thành người dân bình thường, không còn là một nô tì nữa.

b) Câu nói của Trần Bình Trọng cho thấy phần thưởng mà Hoàng Đỗ được nhận là đúng như khát khao của cậu, vì từ đây cậu không còn thân phận của một kẻ nô tì.

c) Ba chữ “Quan trung khách” có nghĩa là người hầu tuyệt đối trung thành đối với quý tộc (thời xưa), nên “Quan trung khách” mang ý nghĩa phân biệt những người dân tự do với các nô tì “thân phận gần như loài vật”.

d) Trần Bình Trọng dành cho cậu bé Hoàng Đỗ tất cả sự ân cần, niềm xúc động và trìu mến như tình anh em ruột thịt.

Đánh giá

0

0 đánh giá