Giải SBT Vật lí 11 trang 62 Kết nối tri thức

197

Với lời giải SBT Vật lí 11 trang 62 chi tiết trong Bài 25: Năng lượng và công suất điện Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật lí 11 Bài 25: Năng lượng và công suất điện

Câu 25.6 trang 62 SBT Vật Lí 11: Trên một bàn là điện có ghi thông số 220V - 1000W. Điện trở của bàn là điện này là

A. 220Ω.

B. 48,4Ω.

C. 1000Ω.

D. 4,54Ω.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Điện trở R=U2P=22021000=48,4Ω

Câu 25.7 trang 62 SBT Vật Lí 11: Trên vỏ một máy bơm nước có ghi 220V - 1100W. Cường độ dòng điện định mức của máy bơm là

A. I = 0,5 A.

B. I = 50 A.

C. I = 5 A.

D. I = 25 A.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Cường độ dòng điện I=PU=1100220=5A

Câu 25.8 trang 62 SBT Vật Lí 11: Nếu đồng thời tăng điện trở dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn lên hai lần, giảm thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn hai lần thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn sẽ tăng

A. 4 lần.

B. 8 lần.

C. 12 lần.

D. 16 lần.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Nhiệt lượng Q = I2Rt , khi đồng thời tăng điện trở dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn lên hai lần, giảm thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn hai lần thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn sẽ là Q'=2I22Rt2=4I2Rt nên tăng 4 lần.

Câu 25.9 trang 62 SBT Vật Lí 11: Một bếp điện hoạt động liên tục trong 4 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó, số chỉ của công tơ điện tăng thêm 3 số. Công suất tiêu thụ của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên là bao nhiêu?

A. P = 750kW và I = 341A.

B. P = 750W và I = 3,41A.

C. P = 750J và 3,41A.

D. P = 750W và I = 3,14 A.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Công suất tiêu thụ P=At=3kWh4h=0,75kW

Cường độ dòng điện I=PU=750220=3,41A

Câu 25.10 trang 62 SBT Vật Lí 11: Một trường học có 20 phòng học, tính trung bình mỗi phòng học sử dụng điện trong 10 giờ mỗi ngày với một công suất điện tiêu thụ 500W.

a) Tính công suất điện tiêu thụ trung bình của trường học trên.

b) Tính năng lượng điện tiêu thụ của trường học trên 30 ngày.

c) Tính tiền điện của trường học trên phải trả trong 30 ngày với giá điện 2000 đ/kW.h.

d) Nếu tại các phòng học của trường học trên, các bạn học sinh đều có ý thức tiết kiệm điện bằng cách tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Thời gian dùng các thiết bị điện ở mỗi phòng học chỉ còn 8 giờ mỗi ngày. Em hãy tính tiền điện mà trường học trên đã tiết kiệm được trong một năm học (9 tháng, mỗi tháng 30 ngày).

Lời giải:

a) Công suất điện tiêu thụ trung bình của trường học:

P = 500.20 = 10000W = 10kW.

b) Năng lượng điện tiêu thụ của trường học trong 30 ngày:

A = P.t = 10.30.10 = 3000kW.h

c) Tiền điện của trường học phải trả trong 30 ngày:

Tổng tiền 2000.3000 = 6000000 đồng.

d) Tiền điện của trường học tiết kiệm được trong một năm học:

Tiền điện tiết kiệm = 2000.(10.2.30.9) = 10800000 đồng.

Câu 25.11 trang 62 SBT Vật Lí 11: Một đoạn mạch gồm một bóng đèn có ghi 9V - 4,5W được mắc nối tiếp với một biến trở và được đặt vào hiệu điện thế không đổi 12V như Hình 25.1 Điện trở của dây nối và ampe kế rất nhỏ.

Một đoạn mạch gồm một bóng đèn có ghi 9V - 4,5W

a) Bóng đèn sáng bình thường, tính điện trở của biến trở và số chỉ của ampe kế khi đó.

b) Tính năng lượng điện tiêu thụ của toàn mạch trong thời gian 30 phút.

Lời giải:

a) Vì bóng đèn sáng bình thường, nên số chỉ của ampe kế chính là cường độ dòng điện định mức của bóng đèn: IA=PdUđ=4,59=0,5A.

Điện trở của bóng đèn: Rd=Ud2Pd=924,5=18Ω.

Điện trở của đoạn mạch: R=UI=120,5=24Ω.

Điện trở của biến trở: Rb=RRđ=2418=6Ω.

b) Năng lượng điện tiêu thụ của toàn mạch:

A = I2Rt = 0,52.24.30.60 = 10800J.

Đánh giá

0

0 đánh giá