Giải SBT Vật lí 11 trang 48 Kết nối tri thức

371

Với lời giải SBT Vật lí 11 trang 48 chi tiết trong Bài tập cuối chương 3 trang 47 Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật lí 11 Bài tập cuối chương 3 trang 47

Câu III.3 trang 48 SBT Vật Lí 11: Dọc theo đường sức điện của một điện tích âm được đặt trong chân không, điện thế sẽ

A. giảm dần khi đi từ điện tích ra xa vô cùng.

B. tăng dần khi đi từ điện tích ra xa vô cùng.

C. luôn không đổi vì các điểm nằm trên cùng một đường sức điện.

D. lúc đầu tăng lên sau đó giảm dần khi đi từ điện tích ra xa vô cùng.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Dọc theo đường sức điện của một điện tích âm được đặt trong chân không, điện thế sẽ tăng dần khi đi từ điện tích ra xa vô cùng.

Câu III.4 trang 48 SBT Vật Lí 11: Hai tụ điện có điện dung lần lượt C1=2μF,C2=3μF ghép song song. Mắc bộ tụ điện đó vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60V. Điện tích của các tụ điện là:

A. Q1=120106C và Q2=180106C.

B. Q1=Q2=72106C.

C. Q1=3106C và Q2=2106C.

D. Q1=Q2=300106C.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Điện tích của mỗi tụ điện: Q1=C1U=120.106C và Q2=C2U=180.106C

Câu III.5 trang 48 SBT Vật Lí 11: Quạt điện nhà bạn A bị hỏng chiếc tụ điện như Hình III.1 và cần được thay thế. Cửa hàng đồ điện có một số loại tụ điện đang bán như sau:

(a): 2μF - 300 V;

(b): 2,5μF - 300 V;

(c): 2,5μF - 100 V;

(d): 1,5μF - 250 V;

(e): 1μF - 250 V.

Bạn A có thể chọn phương án mua nào để thay cho tụ hỏng?

Quạt điện nhà bạn A bị hỏng chiếc tụ điện như Hình III.1

Hình 1. Tụ điện của quạt điện

A. Tụ điện (a).

B. Tụ điện (b) hoặc tụ điện (c) đều được.

C. Tụ điện (c).

D. Tụ điện (b) hoặc mua tụ điện (d) và tụ điện (e) về ghép song song với nhau

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Tụ điện (b) hoặc mua tụ điện (d) và tụ điện (e) về ghép song song với nhau.

Câu III.6 trang 48 SBT Vật Lí 11: Để mô tả điện thế trong không gian người ta còn dùng các mặt đẳng thế. Mặt đẳng thế là các mặt được vẽ trong không gian sao cho điện thế của các điểm trên mặt đẳng thế là bằng nhau, vectơ pháp tuyến của mặt đẳng thế được chọn hướng theo chiều tăng của điện thế.

a) Chứng minh rằng công của lực điện trong sự dịch chuyển các điện tích bên trong mặt đẳng thế luôn bằng 0.

b) Chứng tỏ rằng vectơ pháp tuyến của mặt đẳng thế tại mỗi điểm cùng phương và ngược chiều với vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.

Lời giải:

a) Với hai điểm lân cận M và N bất kì trên mặt đẳng thế, luôn có cùng điện thế nên công dịch chuyển một điện tích q giữa hai điểm luôn bằng không. Điều đó có nghĩa là vectơ lực điện F tác dụng lên một điện tích q nằm trên mặt đẳng thế sẽ vuông góc với mặt đẳng thế.

b) Chiều vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm trên mặt đẳng thế hướng theo chiều giảm của điện thế nên nó sẽ ngược chiều với vectơ pháp tuyến của mặt đẳng thế tại điểm đó.

Phương của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm trên mặt đẳng thế cùng phương với vectơ lực điện F tác dụng lên một điện tích q tại điểm đó, tức là sẽ cùng phương với vectơ pháp tuyến của mặt đẳng thế tại điểm đó.

Kết luận: vectơ pháp tuyến của mặt đẳng thế tại mỗi điểm cùng phương và ngược chiều với vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.

Đánh giá

0

0 đánh giá