Giải SBT Vật lí 11 trang 36 Kết nối tri thức

890

Với lời giải SBT Vật lí 11 trang 36 chi tiết trong Bài 18: Điện trường đều Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật lí 11 Bài 18: Điện trường đều

Câu 18.9 trang 36 Sách bài tập Vật Lí 11: Cho hai tấm kim loại phẳng rộng, đặt nằm ngang, song song với nhau và cách nhau d = 5 cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm đó bằng 500 V.

a) Tính cường độ điện trường trong khoảng giữa hai bản phẳng.

b) Khi một electron bật ra khỏi bản nhiễm điện âm và đi vào khoảng giữa hai bản phẳng với tốc độ ban đầu v00, hãy tính động năng của electron trước khi va chạm với bản nhiễm điện dương.

Lời giải:

a) Điện trường ở giữa hai tấm kim loại là điện trường đều, các đường sức song song và cách đều nhau và có cường độ điện trường bằng: E=Ud=5000,05=10000V/m

b) Động năng của electron trước khi va chạm với bản nhiễm điện dương sẽ bằng công của lực điện trường cung cấp cho electron trong dịch chuyển từ bản nhiễm điện âm sang bản nhiễm điện dương

W = A = Fd = |q|Ed = 1,6.10-19.104.0,05 = 8.10-17J.

Câu 18.10 trang 36 Sách bài tập Vật Lí 11: Khi một điện tích chuyển động vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện thì yếu tố nào sẽ luôn giữ không đổi?

A. Gia tốc của chuyển động.

B. Phương của chuyển động.

C. Tốc độ của chuyển động.

D. Độ dịch chuyển sau một đơn vị thời gian.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Khi một điện tích chuyển động vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện thì gia tốc của chuyển động sẽ luôn giữ không đổi.

Câu 18.11 trang 36 Sách bài tập Vật Lí 11: Khi một điện tích chuyển động vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện thì điện trường sẽ không ảnh hưởng tới

A. gia tốc của chuyển động.

B. thành phần vận tốc theo phương vuông góc với đường sức điện.

C. thành phần vận tốc theo phương song song với đường sức điện.

D. quỹ đạo của chuyển động.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Khi một điện tích chuyển động vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện thì điện trường sẽ không ảnh hưởng tới thành phần vận tốc theo phương vuông góc với đường sức điện.

Câu 18.12 trang 36 Sách bài tập Vật Lí 11: Quỹ đạo chuyển động của một điện tích điểm q bay vào một điện trường đều E theo phương vuông góc với đường sức không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Độ lớn của điện tích q.

B. Cường độ điện trường E.

C. Vị trí của điện tích q bắt đầu bay vào điện trường.

D. Khối lượng m của điện tích.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Quỹ đạo chuyển động của một điện tích điểm q bay vào một điện trường đều E theo phương vuông góc với đường sức không phụ thuộc vào vị trí của điện tích q bắt đầu bay vào điện trường.

Câu 18.13 trang 36 Sách bài tập Vật Lí 11: Máy gia tốc có thể gia tốc cho các hạt mang điện tới tốc độ đủ lớn rồi cho va chạm (hay còn gọi là tán xạ) với hạt khác mà người ta gọi là hạt bia để tạo ra các hạt mới giúp tìm hiểu cấu trúc của vật chất. Trong một quá trình tán xạ như vậy, người ta cho các hạt mới sinh ra đi qua điện trường đều E để kiểm tra điện tích của chúng và xác định được quỹ đạo chuyển động như Hình 18.2. Hãy cho biết đánh giá nào dưới đây là đúng.

Máy gia tốc có thể gia tốc cho các hạt mang điện

Hình 18.2. Quỹ đạo chuyển động của ba hạt sinh ra sau tán xạ đi trong điện trường đều E

A. Hạt (1) không mang điện, hạt (2) mang điện dương, hạt (3) mang điện âm.

B. Hạt (1) không mang điện, hạt (2) mang điện âm, hạt (3) mang điện đương.

C. Cả 3 hạt cùng không mang điện.

D. Cả 3 đánh giá A, B, C đều có thể xảy ra.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Quỹ đạo chuyển động của các hạt là đường thẳng nên cả 3 hạt không mang điện.

Đánh giá

0

0 đánh giá