Sách bài tập Ngữ Văn 11 Viết trang 13 | Kết nối tri thức

283

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Viết trang 13 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 11 Viết trang 13

Bài tập 1 trang 13 SBT Ngữ văn 11 Tập 2:Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài: Thuyết minh về một ứng dụng công nghệ mà bạn thường sử dụng trong đời sống.

Trả lời:

1, Mở bài

* Giới thiệu về mạng xã hội Facebook và lí do chọn ứng dụng Facebook để thuyết minh.

2, Thân bài

- Giới thiệu

+ Facebook là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà con người có thể giao lưu, kết bạn và học hỏi

+ Facebook có thể dùng dưới các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học hoặc khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.

+ Bên cạnh những mặt tích cực thì facebook cũng có mặt tiêu cực riêng.

- Các ứng dụng trên Facebook

+ Facebook Messenger

+ Instagram

* Lợi ích của mạng xã hội Facebook

- Là cầu nối, giúp kết nối con người với con người lại gần nhau hơn, bất kể bạn ở khắp mọi nơi, kể cả trong nước và trên thế giới bạn đều có thể giao lưu kết bạn. Bạn có thể dễ dàng làm quen với những người bạn mới mà bạn chưa từng biết nhờ tính năng chat miễn phí và không giới hạn của facebook.

- Facebook giúp con người học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích từ những lớp học online.

- Facebook giúp cập nhật thông tin bạn bè, người thân một cách nhanh chóng, kịp thời.

- Facebook là phương tiện giúp bạn bày tỏ quan điểm và ý kiến của bản thân như: quan niệm sống, phong cách thời trang.

* Tác hại của Facebook

- Lâm vào tình trạng nghiện facebook, làm lãng phí thời gian của con người.

- Lỗ hổng trong việc bảo mật thông tin, thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp.

3, Kết bài

- Nên cảm nhận cá nhân về giá trị của Facebook với đời sống con người.

Bài tập 2 trang 14 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Cho đề bài: Thuyết minh về phong trào xây dựng trường học thân thiện trong giáo dục hiện nay.

a. Lập dàn ý cho đề bài trên.

b. Viết phần Mở bài và ý đầu tiên của phần Thân bài.

Trả lời:

a. Lập dàn ý cho đề bài.

1, Mở bài

- Giới thiệu về phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong giáo dục hiện nay.

2, Thân bài

- Giới thiệu về phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Các hoạt động của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

+ Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và an toàn.

+ Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.

+ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

- Lợi ích của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

+ Tạo ra môi trường học tập lành mạnh cho học sinh.

+ Giúp ích cho công tác giáo dục học sinh.

+ Xây dựng tính kỉ luật cho học sinh.

- Các phương pháp thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

+ Nhà trường cần lên kế hoạch rõ ràng, truyền tải thông tin xuống các giáo viên.

+ Giáo viên truyền tải thông tin tới học sinh và phụ huynh.

+ Giáo viên và nhà trường chủ động tổ chức các tiết dạy về lối sống thân thiện, tích cực, an toàn trong môi trường học đường.

3, Kết bài

- Nêu cảm nghĩ về phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

b. Viết phần Mở bài và ý đầu tiên của phần Thân bài.

1, Mở bài

Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ GD&ĐT phát động là một trong những phong trào lớn, có tác động tích cực đến việc xây dựng môi trường sư phạm. Phong trào không chỉ giáo dục ý thức, kĩ năng sống cho học sinh mà còn thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, phong trào đã được triển khai rộng khắp ở tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông trong tỉnh, thành phố và từng bước đi vào chiều sâu.

2, Ý đầu phần thân bài

Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là phong trào thi đua rộng lớn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong toàn ngành, trong các trường học trên toàn quốc và tiếp tục thực hiện vào năm học 2023-2024. Mục tiêu của phong trào là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội…

Đánh giá

0

0 đánh giá