Sách bài tập Ngữ Văn 11 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 10 | Kết nối tri thức

388

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 11 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 10

Bài tập 1 trang 10 SBT Ngữ văn 11 Tập 2Đọc lại văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 35), đoạn từ “Trong những dòng sông đẹp ở các nước” đến “trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bạn hãy viết một câu để khái quát nội dung đoạn trích.

Trả lời:

- Khái quát nội dung đoạn trích: “Hình ảnh sông Hương ở thượng nguồn, giữa rừng già Trường Sơn”.

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Những ghi chép khách quan nào đã góp phần tạo nên tính xác thực mang đặc thù của thể kí ở đoạn trích này?

Trả lời:

- Một số nội dung ghi chép khách quan tạo nên tính xác thực mang đặc thù của thể kí: Ở quãng thượng nguồn, sông Hương có khi là ghềnh thác dữ dội, có khi là dòng chảy êm đềm; trong rừng Trường Sơn, sông Hương chảy giữa những chặng dài có hoa đỗ quyên màu đỏ; ra khỏi rừng, sông Hương trở nên hiền hoà; sông Hương có những bí ẩn không dễ khám phá.

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Về câu “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình..” cho biết điều gì về sông Hương?

Trả lời:

- Câu “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình.. cung cấp cho người đọc những thông tin quan trọng.

+ Rừng Trường Sơn chính là nơi khởi phát của sông Hương.

+ Dòng chảy giữa rừng Trường Sơn mới chỉ là “một nửa cuộc đời” của sông Hương, “một nửa đời” còn lại của con sông là khi ra khỏi cửa rừng, chảy qua thành phố Huế rồi đổ ra biển.

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Những liên tưởng, tưởng tượng nào trong đoạn trích thể hiện đậm dấu ấn cá nhân của người viết? Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào để biểu đạt sự liên tưởng đó?

Trả lời:

Những liên tưởng, tưởng tượng thể hiện đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Dấu ấn cá nhân đó bộc lộ qua việc sử dụng các biện pháp tu từ:

- So sánh: Sông Hương khi thì được ví như một bản trường ca của rừng đại ngàn, khi lại được ví như cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.

- Nhân hoá: Sông Hương cũng có những nét tính cách của con người (dịu dàng và trí tuệ, có đời sống riêng, đầy bản lĩnh, có tâm hồn sâu thẳm, biết giấu kín những bí mật quá khứ của đời mình,...).

- Tương phản: dữ dội, mãnh liệt, man dại nhưng cũng rất dịu dàng, say đắm và trí tuệ.

Bài tập 2 trang 10 SBT Ngữ văn 11 Tập 2Đọc lại văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 36 – 37), đoạn từ “Từ đây, như đã tìm đúng đường về” đến “chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đoạn trích cung cấp những thông tin cơ bản nào về sông Hương và thành phố Huế?

Trả lời:

Đoạn trích cung cấp một số thông tin cơ bản về sông Hương và thành phố Huế: Hướng chảy, nhịp chảy của sông Hương ở từng quãng gắn với những địa danh cụ thể của thành phố Huế; nằm bên hai bờ sông Hương, Huế vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ; đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương toả đi khắp phố thị; sinh hoạt của những xóm thuyền chài ven sông Hương.

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tính chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?

Trả lời:

Trong đoạn trích, tính chất trữ tình được thể hiện qua một số yếu tố:

- Những hình ảnh đẹp, lôi cuốn, in đậm cái nhìn đầy tình cảm của tác giả: sông Hương vui tươi hẳn lên”; dòng sông mềm hn đi, dòng tháng chảy lặng lờ”; “sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình.

- Lối so sánh mang đậm dấu ấn chủ quan “đường cong ấy làm cho động theo mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”; “sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt h yên tĩnh”; “trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy t điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”...

- Sự thể hiện trực tiếp cái tôi tác giả: đại từ “tôi” nhiều lần xuất hiện, gần với trạng thái cảm xúc của người viết trước nét đẹp riêng của sông Hương và thành phố Huế.

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đặc điểm nào của sông Hương được tác giả nhấn mạnh? Tác giả đã dùng những cách thức nào để nhấn mạnh đặc điểm đó?

Trả lời:

- Nhịp chảy lặng lờ, chầm chậm của sông Hương là điều được tác giả nhận mạnh trong đoạn trích.

- Cách thức để nhấn mạnh đặc điểm đó:

+ Nêu những yếu tố tác động làm giảm tốc độ chảy của dòng nước (những nhánh sông đào dẫn nước sông Hương toả đi khắp phố thị, hai hòn đảo nhỏ trên sông).

+ Dùng hình ảnh ví von: sông Hương khi qua thành phố đã trôi chậm, “cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”.

+ Dùng cách đối sánh: nhịp cháy lặng lờ của sông Hương càng nổi bật hơn khi đối sánh với dòng chảy băng băng của sông Nê-va (Neva); nhịp chảy của sông Hương như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”;...

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Khám phá sông Hương, tác giả có những liên tưởng gì? Phân tích ý nghĩa của những liên tưởng đó.

Trả lời:

Tác giả đã có những liên tưởng phong phú, bất ngờ, giàu ý nghĩa.

- Đường cong mềm mại của sông Hương khiến tác giả liên tưởng đến “tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”.

- Hình ảnh sông Hương nằm giữa lòng thành phố Huế khiến tác giả liên tưởng đến sông Xen (Seine) của Pa-ri (Paris), sông Đa-nuýp (Danube) của Bu-đa-pét (Budapest).

- Dòng chảy chầm chậm, lặng lờ của sông Hương khiến tác giả liên tưởng đến dòng Nê-va chảy xiết, đến câu nói bất hủ của một nhà triết học xưa về dòng đời chảy trôi bất tận, từ đó thêm quý cái lững lờ, nên thơ chỉ có ở con sông quê hương.

Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét về đặc điểm hình thức của các câu văn trong đoạn trích. Nêu tác dụng của các câu văn có đặc điểm như vậy.

Trả lời:

- Đặc điểm hình thức:

+ Chủ yếu viết các câu văn dài, nhiều vế, cấu trúc khá phức tạp. Những câu văn như thế vừa có khả năng chuyển tải nhiều thông tin (cả thông tin về đối tượng và thông tin về tình cảm của người viết dành cho đối tượng đó), vừa tạo ra nhịp điệu riêng, chậm rãi, phù hợp với hình ảnh được miêu tả và cảm xúc của người viết, góp phần làm nên giọng điệu riêng trong tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Bài tập 3 trang 10, 11 SBT Ngữ văn 11 Tập 2:Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhủ lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoàng đại như một bờ tiền sử. Bà sống hôn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng chi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhưng khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi là lý trôi trên một mũi đò. Hươu vềnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng va nghe thấy một tiếng còi sương?” Đàn cá dầm xanh quảy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cả đập nước sống đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lệnh bênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sống quãng này lũng lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.

(Nguyễn Tuân toàn tập, tập IV, NXB Văn học, Hà Nội, 2000, dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2019, tr. 191 – 192)

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu ý chính của đoạn trích.

Trả lời:

Ý chính của đoạn trích: Tính chất nên thơ của một quãng sông Đà cảm nhận đầy màu sắc chủ quan và cách thể hiện giàu tính nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Trong đoạn trích, đâu là những thông tin khách quan có tính xác thực về đối tượng được đề cập, đâu là những chi tiết được vẽ nên bằng trí tưởng tượng của tác giả?

Trả lời:

- Thông tin khách quan có tính xác thực về con sông: Sông Đà êm đềm, tĩnh lặng gần như tuyệt đối; con sông trôi qua một nương ngô vừa nhú mấy lá non, những bãi cỏ gianh đang ra nõn búp; những con hươu hiền lành đang ăn cỏ bên bờ sông; đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông, những con đò giong buồm vải chạy trên sông.

- Những chi tiết được vẽ nên bằng trí tưởng tượng của tác giả: Vẻ lặng tờ của sông Đà ở đời Lý, đời Trần, đời Lê càng làm nổi bật sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối của sông Đà hiện tại; tiếng còi một chuyến xe lửa đầu tiên trên tuyến đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu; sự giật mình ngơ ngác của con hươu; hai trạng thái khác nhau của sông Đà: thương nhớ những hòn đá thác thượng nguồn và lắng nghe tiếng người chạy đò trên sông.

Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo bạn, màu sắc tuỳ bút được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?

Trả lời:

Màu sắc tùy bút được thể hiện:

- Đoạn trích được viết khá tự do, phóng túng, thể hiện rõ nhất ở cách triển khai, ở những liên tưởng của tác giả. Đó là kiểu liên tưởng bất chợt, đầy màu sắc chủ quan, không phản ánh tính tất yếu của thực tại.

- Đoạn trích đậm tính trữ tình với cảm xúc hồn nhiên, có phần ngộ nghĩnh, hình ảnh, ngôn ngữ và cách biểu đạt rất giàu chất thơ (“búp cỏ gianh đẫm sương đêm”, “bờ sông hoang dại” “bờ tiền sử”, “bờ sông hồn nhiên”, “nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”, “con hươu thơ ngộ”, “đầu nhung”, “tiếng còi sương”,...).

Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích.

Trả lời:

Nguyễn Tuân sử dụng thành công một số biện pháp tu từ:

- Biện pháp tu từ so sánh:

+ Ở hai câu “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”, tác giả đã sử dụng những hình ảnh có tính trừu tượng để so sánh với đối tượng cụ thể, khá thú vị nhằm mở ra cho người đọc một không gian liên tưởng mênh mông.

+ Trong câu văn “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi, hình ảnh so sánh có tác dụng cụ thể hoá đối tượng miêu tả, giúp người đọc có được cảm giác rõ ràng hơn về những vảy cá lấp lánh ánh bạc khi chúng quầy sóng sông Đà.

- Biện pháp tu từ nhân hoá: con hươu thơ ngộ hội ông khách sông Đà vì ngạc nhiên trước tiếng còi tàu; sông Đà thương nhớ những hòn đá thác xa xôi ở thượng nguồn.

Câu 5 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Qua đoạn trích, bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước?

Trả lời:

Vẻ đẹp của sông Đà được khắc hoạ bằng bút pháp nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Tuân. Tuy nhiên, cái tài đó có nguồn gốc sâu xa từ tâm hồn một con người tha thiết yêu mến, gắn bó, tự hào về cảnh sắc thiên nhiên của đất nước. Cảm xúc đắm say của tác giả thể hiện qua từng câu văn, từng hình ảnh, từng lối liên tưởng,... là bằng chứng rõ ràng về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước mình.

Bài tập 4 trang 11 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ..” trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 41 – 44) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Căn cứ vào những thông tin liên quan đến văn bản được SGK cung cấp, hãy cho biết, những yếu tố khách quan nào cần thiết cho việc viết kí đã được tác giả sử dụng?

Trả lời:

Qua những thông tin được SGK cung cấp, có thể nhận thấy một số yếu tố khách quan cần thiết cho việc viết kí đã được tác giả sử dụng để tạo nên văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ...”:

- Từ thời thơ ấu, có một người tên là Din-na Cô-si-ắc (Zina Kosyak) đã trải nghiệm sự tàn khốc của chiến tranh (cụ thể ở đây là Chiến tranh thế giới lần thứ hai),

- Người có trải nghiệm đó đã kể lại kí ức hãi hùng của mình cho nhà văn Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích (Svetlana Alexievich) nghe.

- Với những nhân vật, sự kiện thu thập được qua nghe kể, bằng cảm hứng của mình, nhà văn đã sắp xếp, tái tạo để kể lại câu chuyện có tính nghệ thuật.

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo bạn, yếu tố hư cấu có được thể hiện trong văn bản không? Nếu có, nó được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ.. kể lại những điều từng xảy ra với các nhân vật có thật, nghĩa là tính phi hư cấu tương đối nổi trội. Tuy nhiên, vẫn có những các yếu tố có tính hư cấu cài cắm trong văn bản.

- Tính hư cấu thể hiện ở chỗ: Các sự kiện được tái hiện thông qua sự sắp xếp của người viết; ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản mang những đặc điểm của ngôn ngữ viết (sản phẩm của nhà văn) chứ không phải là ngôn ngữ nói.

Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân biệt thời gian diễn ra các sự kiện được kể và thời gian nhân chứng kể cho nhà văn về các sự kiện đó. Đối với người đọc, sự phân biệt về thời gian như vậy có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Thời gian diễn ra các sự kiện là thời gian quá khứ, lúc bấy giờ, nhân vật “tôi” mới chỉ là đứa bé tám tuổi. Nhưng khi kể lại câu chuyện cho nhà văn nghe (thời gian hiện tại), đứa bé đã trở thành một người thợ làm tóc năm mươi mốt tuổi. Sự phân biệt thời gian đó giúp người đọc không chỉ hiểu được tính xác thực của sự kiện, mà còn thấy được cách thức sáng tạo tác phẩm.

Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Sự tàn khốc của chiến tranh được thể hiện như thế nào trong văn bản?

Trả lời:

- Chiến tranh được tái hiện qua kí ức hãi hùng của một con người đã trải qua, dù thời gian xảy ra những đau thương, mất mát đã cách xa bốn mươi ba năm (khi chiến tranh diễn ra, Din-na Cô-si-ắc mới tám tuổi, lúc kể lại cho nhà văn, nhân vật đã năm mươi mốt tuổi).

- Sự kiện nổi bật thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh mà nhân vật từng chứng kiến, nếm trải:

+ Những đứa bé mới vào lớp xốt đã phải là xa gia đình đi sơ tán.

+ Trên đường đi chứng kiến cảnh nhà của cháy rụi, con người chết chóc, tang thương.

+ Phải chịu sự giày vò khủng khiếp của những con đói, phải ăn cả chồi cây, cỏ dại đề cầm hơi qua ngày.

+ Bao nhiêu đứa trẻ mất cha, mất mẹ, suốt đời khao khát tình cảm của người thân.

Câu 5 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: “Ban đêm chúng tôi khóc rền. Gọi ba gọi mẹ”. Theo bạn, vì sao câu "Gọi ba gọi mẹ” không có chủ ngữ nhưng vẫn không phải là một câu sai ngữ pháp?

Trả lời:

- Trong hai câu: “Ban đêm chúng tôi khóc rền. Gọi ba gọi mẹ”, câu “Gọi ba gọi mẹ, là câu không có chủ ngữ. Nhưng nhờ quan hệ với câu trước đó mà câu này không sai về ngữ pháp. Người đọc sẽ hiểu “chúng tôi” ở câu trước cũng chính là chủ thể của hành động “gọi ba gọi mẹ” ở câu sau

Bài tập 5 trang 11, 12 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại văn bản Cà Mau quê xứ trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 45 – 50 và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Những câu nào trong phần đầu của văn bản được tác giả dùng để lí giải hành động “đi chơi” khi đến với Mũi Cà Mau? Bạn hiểu thế nào về những điều được tác giả giải thích?

Trả lời:

- Ở phần đầu của văn bản, hành động “đi chơi” được tác giả lí giải: “Đi chơi, thực ra nói vậy cũng là để đánh lừa cái ổ cứng xúc cảm đã ấp  tự bao giờ, đánh lừa bộ xi đi võng mạc, đánh lừa bộ khứu giác, vị giác đã nghẽn bụi đời quá lâu đang khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới trong trí tưởng tượng thuở xa lắc. Để khi khoác ba lô lần đầu về Đất Mũi, rằng, thôi thì, ta cứ lỏng tay thơ thẩn với Cà Mau.

- Có thể hiểu những điều tác giả giải thích như sau:

+ Đi chơi để “đánh lừa cái ổ cứng xúc cảm đã ấp : đi chơi để làm mới cảm xúc của mình.

+ Đi chơi để “đánh lừa bộ xi đi võng mạc, đánh lừa bộ khứu giác, vị giác đã nghẽn bụi đời quá lâu đang khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới trong trí tưởng tượng xa lắc”: đi chơi để các giác quan được tiếp xúc với những gì tươi mới của cuộc sống.

“Để khi khoác ba lô lần đầu về Đất Mũi, rằng, thôi thì, ta cứ lỏng tay thơ thẩn với Cà Mau: tác giả xác định từ đầu là đi chơi để khi đến với Cà Mau, tâm hồn được thoải mái, tự do, không bị thúc ép bởi mục đích cụ thể nào cả.

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tác giả đã cảm nhận được điều gì về sự khác biệt giữa những trang văn viết về Mũi Cà Mau của các nhà văn, nhà thơ ngày trước như Nguyễn Tuân, Anh Đức, Xuân Diệu với những trang văn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư hôm nay?

Trả lời:

- Tác giả đã dùng thuật ngữ của tin học, xem kí ức về các trang văn của các nhà văn ngày trước là những cái phai “nặng” và “chậm”, nghĩa là giờ đây đọc lại, người đọc dễ có cảm giác nặng nề, bởi đó là những trang viết về cuộc sống trong chiến tranh, “ngổn ngang xác giặc, hầm chông loang máu sình lầy, là những đoàn người tranh đấu, máu và nước mắt của bà má Năm Căn”,...

- Từ đó, tác giả liên hệ đến Nguyễn Ngọc Tư, một trong những cây bút nổi tiếng của văn học đương đại, đang sống và viết ở mảnh đất Cà Mau. Dẫn ra một đoạn văn tươi tắn, hồn nhiên, ngộ nghĩnh, có chút hài hước của “cô Tư”, tác giả thú nhận: “Tới bây giờ tôi ưa những dòng này” hơn.

Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đến với Mũi Cà Mau, tác giả và người bạn đồng hành có cách biểu hiện cảm xúc đặc biệt như thế nào?

Trả lời:

- Đến với với Mũi Cà Mau, tác giả và người bạn đồng hành lại có cách biểu lộ cảm xúc “nông nối kì quặc” không giống bất cứ ai: Lôi tập thơ còn thơm mùi mực của anh bạn để đốt và thả xuống biển, chỉ vì trong tập thơ ấy có một bài viết về vùng đất phương Nam – kết quả của sự tưởng tượng. Việc làm ấy giống như một nghi thức thiêng liêng. Khi rời Mũi Cà Mau, tác giả cảm thấy “mắt cay nhoè” vì xúc động.

Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu một số chi tiết trong tác phẩm cho thấy những nét riêng của thiên nhiên và con người vùng đất Mũi Cà Mau đã được tác giả ghi lại.

Trả lời:

Những chi tiết được tác giả sử dụng để làm nổi bật nét riêng của thiên nhiên và con người vùng đất Mũi Cà Mau:

- Các chi tiết về thiên nhiên: “những cây được đóng mình xuống phù sa vóc dáng trầm ngâm”; “bình minh và hoàng hôn của một ngày treo trên cùng một cây được”; “những trái được đeo trên cây như những hạt phù sa, đến một ngày cắm thẳng xuống phù sa, mọc lên những thân được mới”;...

- Các chi tiết về con người: Hai tiếng “quê xứ trong lời ăn tiếng nói của con người nơi đây gợi cảm giác xa lắc; những con người lao động bình dị ở ngôi nhà đầu tiên tính từ Mũi trở vào của vùng cực nam Tổ quốc.

Câu 5 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen được tác giả sử dụng ở những câu sau:

“Nhà em ở Ngã Năm Sóc Trăng, xứ ấy qua đây mất gần một buổi đờ” – cô hàng trái cây trên chợ nổi Phụng Hiệp kẹp hai đứa nhỏ, chao chao cái rổ rau sầu đâu xanh mướt. “Tui từ xứ Bạc Liêu qua” – ông lão xe lôi nằm ghếch chân hút thuốc gặp ở Long Xuyên. “Em đi lấy chồng, về nơi xứ xa” – lảnh lót câu hát buồn vẫn thường nghe đây đó.

Trả lời:

- Trong cả ba câu văn, tác giả đều sử dụng biện pháp tu từ chêm xen. Thành phần chêm xen ở cả ba câu đều có vị trí giống nhau: được đặt ở cuối câu, nằm sau dấu gạch ngang “cô hàng trái cây trên chợ nổi Phụng Hiệp kẹp hai đứa nhỏ, chao chao cái rổ rau sầu đâu xanh mướt”; “ông lão xa lôi nằm ghếch chân hút thuốc gặp ở Long Xuyên”; “lảnh lót câu hát buồn vẫn thường nghe đây đó”.

- Tác dụng của thành phần chêm xen ở ba câu cũng tương tự nhau: nêu và giải thích rõ hơn về chủ thể của câu nói được dẫn (nằm trong dấu ngoặc kép, đặt ở đầu câu). Đặc biệt, việc lặp cấu trúc thành phần chêm xen ở các câu đã góp phần tạo nên giọng điệu riêng, có màu sắc nghệ thuật, thể hiện nét độc đáo trong cách sử dụng ngôn từ của người viết.

Bài tập 6 trang 12, 13 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc nhận định về thể loại kí dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Kí gần với văn báo chí ở chỗ viết về cuộc đời thực tại, về “người thật”, “việc thật thường được viết như là sự phản ứng trực tiếp với những biến cố thời sự trước những vấn đề nóng bỏng đương được đặt ra trong cuộc sống. Giống như người viết báo, người viết kí đặc biệt quan tâm và tôn trọng những sự kiện của cuộc đời thực tại. [...] Sức thuyết phục, lay động của bài kí trước hết là ở tính sự kiện. [.] Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng sức mạnh của thể kí trước hết là ở tỉnh sự kiện: ..... cùng với cảm xúc văn học, bút kí còn chứa đựng cái cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm. Sức nặng ấy được chuyển đi, không giống như một cảm giác mĩ học, mà như một quả táo Niu-tơn (Newton) rơi xuống tâm hồn người đọc.

[...] Trong thể loại này vừa có những yếu tố của truyện vừa có sự tham gia trực tiếp của tư duy nghiên cứu. Những yếu tố của truyện tựu trung là “những hình ảnh có hồn” (những truyện sinh động, những nhân vật sống, những bức tranh có không khí hoặc những hình ảnh thổi “hồn” vào đối tượng được miêu tả. Còn tư duy nghiên cứu chủ yếu cung cấp những dữ kiện, những tri thức nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người.

(Hoàng Ngọc Hiến, Ki và tiểu luận, in trong Văn học và học văn, NXB Văn học, Hà Nội, 1997, tri 134 136

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Những đặc điểm nào của thể loại kí được tác giả nêu trong đoạn trích?

Trả lời:

Một số đặc điểm của thể loại kí được nêu trong đoạn trích:

- Kí viết về cuộc đời thực tại, người thật việc thật, mang tính chất của kiểu phản ứng trực tiếp với các biến cố của đời sống.

Ví dụ: những gì được ghi lại trong văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ... của Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích xuất phát từ nhu cầu phải nhìn nhận lại những vết thương tinh thần do chiến tranh gây ra đối với con người – một thực tế không thể quay lưng làm ngơ.

- Sức thuyết phục, lay động của kí là ở tính sự kiện. Sự kiện đời sống vốn mang tính khách quan, nhưng khi được người viết kí ghi lại, nó sẽ tác động vào nhận thức, tình cảm, thái độ của người đọc.

Ví dụ: Thăm vùng đất Mũi Cà Mau, ngắm cảnh thiên nhiên, chứng kiến cách sinh hoạt, làm ăn của con người nơi cực Nam Tổ quốc là sự kiện được ghi lại trong Cà Mau quê xứ của Trần Tuấn.

- Kí vừa có những yếu tố của truyện vừa có sự tham gia trực tiếp của tư duy nghiên cứu. Yếu tố truyện, theo Hoàng Ngọc Hiến, chỉ là những “hình ảnh có hồn” hoặc “thổi hồn vào đối tượng được miêu tả”. Hiểu như vậy, ta thấy chuyện kể về cuộc sơ tán của những đứa trẻ trong chiến tranh máu lửa (Và tôi vẫn muốn mẹ..); chuyện lột thịt ghẹ, chuyện cây đước và con tôm ở vùng Đất Mũi,... (Cà Mau quê xứ) đều là những yếu tố mang tính truyện. Tính chất nghiên cứu của kí – theo tác giả – chủ yếu cung cấp những dữ kiện, những tri thức nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người. Trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?, đặc điểm hướng chảy cũng như lưu tốc của sông Hương – theo tác giả “có thể lí giải được về mặt khoa học”. Đó là yếu tố có tính chất nghiên cứu.

Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: “Kí gần với văn báo chí ở chỗ viết về cuộc đời thực tại, về “người thật”, “việc thật”, thường được viết như là sự phản ứng trực tiếp với những biến cố thời sự trước những vấn đề nóng bỏng đương được đặt ra trong cuộc sống.” Trình bày cách hiểu của bạn về nhận định trên của Hoàng Ngọc Hiến và minh hoạ bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đọc trong Bài 7 – Ghi chép và tưởng tượng trong kí ở SGK Ngữ văn 11, tập hai.

Trả lời:

- Nhận định của Hoàng Ngọc Hiến nhấn mạnh tính chất xác thực của việc phản ánh trong kí và thái độ của người viết. Đề tài của bài kí bao giờ cũng gắn với sự thật đời sống.

+ Ở tuỳ bút Ai đã đặt tên cho dòng sông?, hình ảnh sông Hương, thành phố Huế cũng như tình cảm của người viết đối với những đối tượng đó đều là “người thật” “việc thật”.

+ Cảnh sắc thiên nhiên và sinh hoạt con người vùng Đất Mũi (Cà Mau quê xứ); những nỗi đau của con người trong chiến tranh (“Và tôi cũng muốn mẹ..”) không phải là kết quả của hư cấu, mà là sự thực đời sống được người viết tái hiện.

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: “Sức thuyết phục, lay động của bài kí trước hết là ở tính sự kiện” có nghĩa là gì?

Trả lời:

Ý nghĩa khi nói “Sức thuyết phục, lay động của bài kí trước hết là ở tính sự kiện”: Những sự kiện được đề cập trong bài kí có thể là bi hoặc hùng, là niềm vui hoặc nỗi đau, nhưng đều khiến người đọc tin đó là điều có thật, không thể bàng quan. Trạng thái phấn chấn hay căm phẫn ở người đọc là kết quả của những sự kiện có khả năng lay động đó.

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tác giả dẫn ý kiến của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về kí nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Ý kiến của Hoàng Phủ Ngọc Tường được dẫn ra với thái độ tán đồng nhằm mục đích củng cố thêm quan điểm đề cao “cái lõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm”. Tôn trọng sự thực, tái hiện sự thực như nó vốn có, trên cơ sở đó, thể hiện cảm xúc của người viết – đó là yếu tố quan trọng, quyết định giá trị của tác phẩm kí.

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo bạn, “yếu tố truyện” và “tư duy nghiên cứu” trong kí, cái nào quan trọng hơn? Vì sao?

Trả lời:

- Trong các tác phẩm kí có giá trị, “yếu tố truyện” và “tư duy nghiên cứu” có sự kết hợp nhuần nhuyễn. Song, ở nhiều trường hợp, yếu tố truyện chiếm ưu thế so với tư duy nghiên cứu mà tác phẩm kí vẫn đặc sắc. Điều này chứng tỏ ở tác phẩm kí, yếu tố truyện quan trọng hơn tư duy nghiên cứu.

Bài tập 7 trang 13 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại văn bản Cây diêm cuối cùng trong Ngữ văn 11, tập hai (tr. 60 – 63) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bạn có tin câu chuyện được kể trong văn bản là có thật không? Vì sao?

Trả lời:

- Câu chuyện được kể trong văn bản có nhiều tình tiết kì lạ:

+ Không gian và hoàn cảnh đối mặt của hai người lính thuộc về hai phe khác nhau.

+ Cảnh ngộ mà hai người lính cùng trải qua khiến họ phải có sự phối hợp với nhau mới mong tim được đường sống.

+ Tình cảnh oái oăm khi phải nhóm lên ngọn lửa một cách đầy thách thức trong khi chỉ còn một cây diêm cuối cùng.

+ Người lính của phe kia chết trong vòng tay của “tôi” – người của phe đối địch.

+ Sau chiến tranh, “tôi” đã xây lại ngôi chùa hoang trên chính mảnh đất xưa;...

=> Câu chuyện không tái hiện một sự thật của cuộc sống, mà là kết quả của sự hư cấu.

Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo bạn, vì sao văn bản này có thể xếp vào thể loại tản văn?

Trả lời:

- Văn bản có thể xếp vào thể loại tản văn vì:

+ Văn bản kể lại một câu chuyện có tính chất tưởng tượng nhằm thể hiện suy ngẫm, cảm xúc của tác giả về mối quan hệ giữa con người với nhau, về bản chất và biểu hiện của cái thiện, về lương tri của con người,...

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu mối quan hệ giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong văn bản Cây diêm cuối cùng.

Trả lời:

- Văn bản rất giàu yếu tố trữ tình, thể hiện rõ ở tính chất gợi cảm của câu chuyện, ở những cảm xúc được nhân vật “tôi” bộc lộ. Câu chuyện được kể nhằm khơi dậy ở người đọc những nét đẹp của tình người; nhiều chỗ lời văn bộc lộ tình cảm dồi dào của người viết,

Ví dụ: “phải chăng lửa đã có sẵn từ lâu, từ muôn thuở trong tim tôi, trong tim của mọi người?”; “Tôi xây chùa không cốt để thờ Phật vì tôi biết Phật đã ở đâu trong tôi ngay từ đêm tôi sống trong chùa hoang”.

→ Yếu tố trữ tình luôn được đan xen vào những chi tiết của câu chuyện. Điều đó tạo nên mối quan hệ gắn kết hữu cơ giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình cho tác phẩm.

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra một số hình ảnh có màu sắc ẩn dụ và mang tính biểu tượng trong văn bản.

Trả lời:

- Những hình ảnh có màu sắc ẩn dụ và mang tính biểu tượng trong văn bản:

+ Hình ảnh ngôi chùa (biểu tượng của cái thiện).

+ Cây diêm cuối cùng (thể hiện những thử thách khắc nghiệt đối với tình người).

+ Mảnh giấy có bài thơ của người lính phe kia được dùng để nhóm lửa (ẩn dụ về quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống).

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu ý nghĩa và vai trò của đoạn văn cuối đối với văn bản.

Trả lời:

Ý nghĩa của đoạn văn cuối được đúc kết trong câu: “Tôi xây chùa không cốt để thờ Phật vì tôi biết Phật đã ở đâu trong tôi ngay từ đêm tôi sống trong chùa hoang”. Ước vọng từ bỏ bạo lực, hoá giải hận thù; sống với nhau bằng tình thương, lan toả thông điệp của lòng vị tha;... là những gì văn bản muốn nói với người đọc ở đoạn cuối này.

Đánh giá

0

0 đánh giá