Lý thuyết KHTN 8 Bài 40 (Cánh diều 2024): Quần xã sinh vật

759

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 40: Quần xã sinh vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

Khoa học tự nhiên 8 Bài 40: Quần xã sinh vật

A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 40: Quần xã sinh vật

I. KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT

- Khái niệm: Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

- Ví dụ: Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới, gồm nhiều quần thể như quần thể hươu, nai, chim, dương xỉ,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 40: Quần xã sinh vật

Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới

II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ

1. Độ đa dạng trong quần xã

- Độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã.

- Quần xã có độ đa dạng càng cao thì tính ổn định càng lớn.

- Ví dụ: Quần xã sinh vật rừng rụng lá theo mùa có độ đa dạng cao hơn quần xã sinh vật vùng sa mạc.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 40: Quần xã sinh vật

Quần xã sinh vật vùng sa mạc

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 40: Quần xã sinh vật

Quần xã rừng rụng lá theo mùa

2. Thành phần các loài trong quần xã

- Mỗi loài trong quần xã có số lượng cá thể khác nhau và giữ một vai trò nhất định.

- Tùy thuộc vào số lượng, sự ảnh hưởng của các loài trong quần xã mà có thể phân thành loài ưu thế và loài đặc trưng:

+ Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã, ảnh hưởng quyết định tới các nhân tố sinh thái của môi trường do có số lượng cá thể nhiều và sinh khối lớn. Ví dụ: Trong quần xã rừng ở Vườn quốc gia Ba Vì, một số loài cây gỗ là loài ưu thế như sồi xanh, thành ngạnh,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 40: Quần xã sinh vật

Vườn quốc gia Ba Vì

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số cá thể nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã. Ví dụ: Voọc cát bà chỉ sống ở các khu rừng trên những dãy núi đá vôi thuộc quần đảo Cát Bà, Hải Phòng; cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh, Kiên giang do có số lượng gần như tuyệt đối;…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 40: Quần xã sinh vật

Voọc Cát Bà

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 40: Quần xã sinh vật

Cây tràm ở quần xã rừng U Minh

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG QUẦN XÃ

- Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã là bảo vệ sự đa dạng loài, bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật trong quần xã.

- Hiện nay, một số loài sinh vật quý, hiếm (động vật như sao la, hươu vàng,…; thực vật như ba kích, trà hoa vàng,..) đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và cần được bảo vệ kịp thời.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 40: Quần xã sinh vật

Sao la

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 40: Quần xã sinh vật

Voọc mũi hếch

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 40: Quần xã sinh vật

Cây ba kích

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 40: Quần xã sinh vật

Cây trà hoa vàng

Một số loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

- Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã:

+ Tuyên truyền về ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

+ Bảo vệ rừng, nghiêm cấm khai thác, săn bắt, buôn bán trái pháp luật các loài sinh vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 40: Quần xã sinh vật

Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 40: Quần xã sinh vật

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá