Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30 (Kết nối tri thức 2024): Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

4.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10.

Địa lí lớp 10 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Video giải Địa lí 10 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Quan niệm và vai trò

- Quan niệm: Là việc bố trí, sắp xếp các tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên các không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau

- Vai trò

+ Sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế xã hội và môi trường.

+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước.

+ Thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

a. Điểm công nghiệp

- Vai trò:

+ Góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị của sản phẩm công nghiệp.

+ Tạo việc làm, đóng góp vào nguồn thu của địa phương

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Điểm công nghiệp (xí nghiệp chế biến hạt điều)

- Đặc điểm:

+ Là hình thức đơn giản nhất, đồng nhất với điểm dân cư.

+ Gồm một xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác, sơ chế nguyên liệu

+ Không có hoặc rất ít mối quan hệ giữa các xí nghiệp

+ Hoạt động sản xuất đa dạng, linh hoạt, dễ ứng phó với các sự cố, dễ thay đổi thiết bị, không làm ảnh hưởng đến các xí nghiệp khác

b. Khu công nghiệp

Vai trò:

+ Hình thức quan trọng, phổ biến ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa.

+ Đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu của nền kinh tế.

+ Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có giá tị lâu dài.

+ Góp phần giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, tăng nguồn thu nhập

+ Góp phần hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Trung tâm công nghiệp (Khu công nghệ cao Hòa Lạc)

- Đặc điểm:

Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao trên một khu vực có ranh giới xác định, không có dân cư sinh sống, cùng sử dụng cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội

+ Sản xuất các sản phẩm dễ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

+ Các xí nghiệp nằm trong khu công nghiệp được hưởng chế độ ưu đãi riêng

c. Trung tâm công nghiệp

- Vai trò:

+ Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất và GDP của vùng và cả nước.

+ Là hạt nhân tạo vùng kinh tế, có sức lan tỏa rộng.

+ Là nơi đón đầu công nghệ mới, và tạo ra những đột phá trong sản xuất.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Trung tâm công nghiệp Đà Nẵng

- Đặc điểm:

+ Gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

+ Bảo gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất.

+ Có các xí nghiệp hạt nhân và các xí nghiệp hỗ trợ.

+ Có dân cư sinh sống, và có cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng hoàn thiện.

+ Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao.

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu 1. Hình thức cơ bản nhất để tiến hành hoạt động công nghiệp là

A. xí nghiệp công nghiệp.

B. trung tâm công nghiệp.

C. khu công nghiệp.

D. điểm công nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Hình thức cơ bản nhất để tiến hành hoạt động công nghiệp là các xí nghiệp công nghiệp.

Câu 2. Vùng công nghiệp không phải cùng sử dụng

A. nguồn lao động.

B. hệ thống năng lượng.

C. cơ sở hạ tầng.

D. nguồn nguyên liệu.

Đáp án: D

Giải thích: Một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp là có một số nhân tố tạo vùng tương đồng (như cùng sử dụng một hay một số loại tài nguyên; sử dụng nhiều lao động; sử dụng chung hệ thống năng lượng, giao thông vận tải,...).

Câu 3. Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp là đặc điểm của

A. khu công nghiệp tập trung.

B. vùng công nghiệp.

C. điểm công nghiệp.

D. trung tâm công nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp là đặc điểm của vùng công nghiệp.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng về một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

A. Trung tâm công nghiệp không có ngành sản xuất theo chuyên môn hóa.

B. Khu chế xuất là để bố trí các cơ sở công nghiệp chỉ dành cho xuất khẩu.

C. Vùng công nghiệp là lãnh thổ sản xuất chuyên môn hóa và cấu trúc rõ.

D. Khu công nghiệp tổng hợp có cơ sở sản xuất cho xuất khẩu, tiêu dùng.

Đáp án: A

Giải thích: Một trong những đặc điểm của trung tâm công nghiệp là trong trung tâm công nghiệp gồm nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau, trong đó có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt (đóng vai trò quyết định hướng chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp) và các cơ sở sản xuất công nghiệp bổ trợ -> Nhận định: Trung tâm công nghiệp không có ngành sản xuất theo chuyên môn hóa là không đúng.

Câu 5. Vùng công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có ngành công nghiệp chủ đạo.

B. Có các ngành phục vụ, bổ trợ.

C. Là vùng lãnh thổ rộng lớn.

D. Gắn với đô thị vừa và lớn.

Đáp án: D

Giải thích: Trung tâm công nghiệp gắn với đô thị, gồm nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung có mối liên hệ chặt chẽ về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất -> Nhận định: Gắn với đô thị vừa và lớn không phải đặc điểm của vùng công nghiệp.

Câu 6. Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?

A. Trình độ cao nhất.

B. Phức tạp nhất.

C. Diện tích lớn nhất.

D. Đơn giản nhất.

Đáp án: D

Giải thích: Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, thường gắn với một điểm dân cư, phân bố gần các vùng nguyên - nhiên liệu.

Câu 7. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây không có các xí nghiệp bổ trợ và phuc vụ công nghiệp?

A. Khu công nghiệp.

B. Vùng công nghiệp.

C. Điểm công nghiệp.

D. Trung tâm công nghệp.

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm của điểm công nghiệp hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, lãnh thổ không lớn, gồm một vài 1 xí nghiệp, có cơ sở hạ tầng riêng. Các xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên liệu (nhất là nguyên liệu nông lâm nghiệp, thuỷ sản) hay một loại tài nguyên và các xí nghiệp không có mối liên hệ sản xuất.

Câu 8. “Khu công nghiệp tập trung” còn có tên gọi khác là

A. trung tâm công nghiệp.

B. vùng công nghiệp.

C. khu chế xuất.

D. điểm công nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích: “Khu công nghiệp tập trung” còn có tên gọi khác là khu chế xuất.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đặc điểm của vùng công nghiệp?

A. Có các xí nghiệp phục vụ, bổ trợ.

B. Là hình thức ở trình độ cao.

C. Có các xí nghiệp hạt nhân.

D. Có các ngành phục vụ, bổ trợ.

Đáp án: D

Giải thích: Vùng công nghiệp là vùng lãnh thổ rộng lớn, được quy hoạch, bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp thấp hơn, có mối liên hệ mật thiết về sản xuất. Có một vài ngành công nghiệp chủ đạo tạo nên chuyên môn hoá của vùng, trong đó hạt nhân tạo vùng là trung tâm công nghiệp lớn, bên cạnh đó còn có các ngành công nghiệp bổ trợ và phục vụ.

Câu 10. Có ranh giới địa lí xác định là một trong những đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

A. Vùng công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Điểm công nghiệp.

D. Trung tâm công nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Có ranh giới địa lí xác định là một trong những đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo vùng công nghiệp.

Câu 11. Khu công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?

A. Sản xuất các sản phẩm vừa để phục vụ tiêu dùng, vừa để xuất khẩu.

B. Chỉ sản xuất các sản phẩm, hàng hóa phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

C. Chỉ sản xuất các sản phẩm, hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước.

D. Sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong khu công nghiệp đó.

Đáp án: A

Giải thích: Các khu công nghiệp sản xuất các sản phẩm vừa để phục vụ tiêu dùng trong nước, vừa để xuất khẩu.

Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp?

A. Có ranh giới không rõ.

B. Chi phí sản xuất thấp.

C. Tập trung nhiều xí nghiệp.

D. Có vị trí địa lí thuận lợi.

Đáp án: A

Giải thích: Một trong những đặc điểm của khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp -> Nhận định: Có ranh giới không rõ không phải đặc điểm của khu công nghiệp.

Câu 13. Điểm công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?

A. Gồm nhiều xí nghiệp tập trung, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.

B. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.

C. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố cách xa vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.

D. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và không bao gồm điểm dân cư.

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm nổi bật của điểm công nghiệp là: Có một, hai hoặc ba xí nghiệp; Phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu; Đồng nhất với một điểm dân cư.

Câu 14. “Sản xuất các sản phẩm vừa để phục vụ tiêu dùng trong nước, vừa để xuất khẩu”, đây là đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

A. Khu công nghiệp.

B. Điểm công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Các khu công nghiệp sản xuất các sản phẩm vừa để phục vụ tiêu dùng trong nước, vừa để xuất khẩu.

Câu 15. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là

A. trung tâm công nghiệp.

B. vùng công nghiệp.

C. điểm công nghiệp.

D. khu công nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là điểm công nghiệp.

 

Bài giảng Địa lí 10 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Đánh giá

0

0 đánh giá