Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9 (Kết nối tri thức 2024): Khí quyển, các yếu tố khí hậu

15.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10.

Địa lí lớp 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

Video giải Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

1. Khái niệm khí quyển

- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là mặt trời.

- Thành phần không khí: ni-tơ (78.1%), ô-xi (20.9%), các chất khí khác (ác gông, các-bô-nic, hơi nước), ngoài ra còn có bụi và các tạp chất khác.

- Cấu trúc: Khí quyển gồm 5 tầng: đối lưu, bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt, tầng khuếch tán

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Các tầng khí quyển

- Ở tầng đối lưu được chia thành các khối khí khác nhau: khối khí cực (A) rất lạnh, khối khí ôn đới (P) lạnh, khối khí chí tuyến T (nóng), khối khí xích đạo (E) nóng ẩm.

2. Nhiệt độ không khí

a. Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ

- Thể hiện qua hình thành các vòng đai nhiệt: Vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, vòng đai lạnh, vòng đai băng giá vĩnh cửu.

- Ranh giới giữa các vòng đai dựa vào các đường đẳng nhiệt trung bình năm 200C và đường đẳng nhiệt 100C, 00C của tháng nóng nhất.

b. Nhiệt độ phân bố theo lục địa và đại dương

- Do bề mặt đất nhận nhiệt nhanh hơn, tỏa nhiệt nhanh hơn bề mặt nước nên vào mùa hạ, nhiệt độ ở lục địa cao hơn ở đại dương, vào mùa đông nhiệt độ ở lục địa thấp hơn ở đại dương. Các điểm sâu trong lục địa có biên độ nhiệt cao hơn các điểm gần đại dương.

- Điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều phân bố ở lục địa.

- Nhiệt độ còn có sự khác nhau giữa bờ tây và bờ đông của lục địa do ảnh hưởng của dòng biển.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Biên độ nhiệt năm thay đổi theo vị trí gần hoặc xa đại dương

c. Phân bố nhiệt độ theo địa hình

- Nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu giảm dần theo độ cao, trung bình giảm 0.60C/100m

- Nhiệt độ không khí còn giảm theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi do liên quan đến góc tới của tia sáng mặt trời tới bề mặt Trái Đất

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng sườn núi

3. Khí áp và gió

a. Khí áp

- Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất.

- Tỉ trọng không khí thay đổi thì khí áp sẽ thay đổi theo.

- Nguyên nhân thay đổi khí áp:

+ Theo nhiệt độ: Nhiệt độ tăng – khí áp giảm, nhiệt độ giảm – khí áp tăng

+ Theo độ cao: Càng lên cao, khí áp càng giảm

+ Độ ẩm: Không khí ẩm – khí áp giảm, không khí khô – khí áp tăng

- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất:

+ Các đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua xích đạo

+ Đai áp thấp xích đạo: Ở xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước không khí bốc hơi mạnh, chiếm dần chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm, hình thành áp thấp.

+ Đai áp cao chí tuyến: Không khí từ xích đạo bốc lên cao, di chuyển về chí tuyến, dồn xuống, tăng sức nén không khí, hình thành áp cao.

+ Đai áp cao cực: Ở vùng Bắc Cực, Nam Cực, nhiệt độ thấp, sức nén không khí tăng, hình thành áp cao cực.

+ Đai áp thấp ôn đới: Từ các đai áp cao chí tuyến và cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành áp thấp.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

b. Gió

* Một số loại gió chính

- Gió tây ôn đới

+ Phạm vi hoạt động: Áp cao chí tuyến về áp thấp ôn đới

+ Hướng gió: tây nam (bắc bán cầu); tây bắc (nam bán cầu)

+ Tính chất: Ẩm, gây mưa

+ Thời gian hoạt động: quanh năm

- Gió mậu dịch

+ Phạm vi hoạt động: Áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo

+ Hướng gió: đông bắc (Bắc bán cầu); đông nam (Nam bán cầu)

+ Tính chất: Khô

+ Thời gian hoạt động: quanh năm

- Gió đông cực

+ Phạm vi hoạt động: Áp cao cực về áp thấp ôn đới

+ Hướng gió: đông bắc (Bắc bán cầu); đông nam (Nam bán cầu)

+ Tính chất: Rất lạnh và khô     

+ Thời gian hoạt động: Quanh năm

- Gió mùa

+ Phạm vi hoạt động: chủ yếu ở đới nóng, do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương, giữa 2 bán cầu

+ Hướng gió: 2 mùa gió hướng ngược nhau 

+ Tính chất: Hai mùa gió tính chất ngược nhau      

+ Thời gian hoạt động: Thổi theo mùa

* Gió địa phương:

Gió đất và gió biển hình thành ở vùng ven biển, thay đổi theo đêm và ngày. Nguyên nhân hình thành do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển.

- Gió fơn: Loại gió vượt núi, nhiệt độ giảm đi và gây mưa ở sườn đón gió, vượt sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng lên, trở thành gió khô nóng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Gió fơn

4. Mưa

a. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

- Khí áp:

+ Vùng áp thấp mưa lớn (như vùng xích đạo) do hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa;

+ Vùng áp cao ít mưa (như vùng cực, chí tuyến) do không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi.

- Frông:

+ Dọc các không khí nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh, bị lạnh đi gây mưa.

+ Miền có frong hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.

- Gió:

+ Vùng có gió mậu dịch hoạt động mưa ít, vùng có gió mùa thì mưa nhiều.

+ Vùng nằm sâu trong nội địa, nếu không có gió đại dương thổi vào thì ít mưa.

- Dòng biển: dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều, dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.

- Địa hình: Ở sườn đón gió, càng lên cao, mưa càng nhiều, đến 1 độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm, không còn mưa. Sườn đón gió mưa nhiều hơn sườn khuất gió.

b. Phân bố mưa

- Theo vĩ độ: Mưa nhiều nhất ở xích đạo, mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới, mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến, mưa rất ít ở 2 cực.

- Theo khu vực: theo chiều đông tây phân hóa theo khu vực có lượng mưa khác nhau do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển, vị trí xa hay gần biển…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ lượng mưa trung bình năm trên lục địa

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

Câu 1. Trị số khí áp tỉ lệ

A. nghịch với tỉ trọng không khí.

B. thuận với nhiệt độ không khí.

C. thuận với độ ẩm tuyệt đối.

D. nghịch với độ cao cột khí.

Đáp án: C

Giải thích: Trị số khí áp tỉ lệ thuận với độ ẩm tuyệt đối.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với frông?

A. Có frông nóng và frông lạnh.

B. Là nơi có nhiễu loạn thời tiết.

C. Hướng gió hai bên giống nhau.

D. Hai bên khác biệt về nhiệt độ.

Đáp án: C

Giải thích: Frông là bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt về tính chất vật lí. Frông là nơi có nhiễu loạn thời tiết nên những khu vực có frông thường có mưa lớn. Hai bên khác biệt về nhiệt độ và trên Trái Đất có fông nóng và frông lạnh.

Câu 3. Khí áp là sức nén của

A. không khí xuống mặt Trái Đất.

B. luồng gió xuống mặt Trái Đất.

C. không khí xuống mặt nước biển.

D. luồng gió xuống mặt nước biển.

Đáp án: A

Giải thích: Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt đất. Tuỳ theo tình trạng của không khí mà tỉ trọng không khí thay đổi, làm cho khí áp cũng thay đổi theo.

Câu 4. Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương?

A. Cực.

B. Ôn đới.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

Đáp án: D

Giải thích: Ở khu vực Xích đạo nóng ẩm quanh năm nên khối khí Xích đạo không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương.

Câu 5. Frông ôn đới (FP) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí

A. ôn đới và cực.

B. chí tuyến và ôn đới.

C. cực và xích đạo.

D. xích đạo và chí tuyến.

Đáp án: B

Giải thích: Frông ôn đới (FP) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí chí tuyến và ôn đới.

Câu 6. Giữa hai khối khí nào sau đây không tạo thành frông rõ nét?

A. cực và xích đạo.

B. ôn đới và cực.

C. chí tuyến và ôn đới.

D. xích đạo và chí tuyến.

Đáp án: D

Giải thích: Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng, ẩm và thường xuyên có cùng một chế độ gió.

Câu 7. Frông là mặt ngăn cách giữa hai

A. dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau.

B. khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

C. tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất.

D. khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp.

Đáp án: B

Giải thích: Frông là bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt về tính chất vật lí. Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản: frông địa cực (FA), frông ôn đới (FP). Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng với sự thay đổi của khí áp?

A. Độ ẩm tuyệt đối lên cao, khí áp tăng.

B. Không khí càng loãng, khí áp giảm.

C. Không khí càng khô, khí áp giảm.

D. Tỉ trọng không khí giảm, khí áp tăng.

Đáp án: B

Giải thích: Không khí có độ ẩm cao thì khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô làm cho khí áp giảm.

Câu 9. Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí

A. chí tuyến và ôn đới.

B. cực và xích đạo.

C. xích đạo và chí tuyến.

D. ôn đới và cực.

Đáp án: D

Giải thích: Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí ôn đới và cực.

Câu 10. Vành đai áp nào sau đây chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Cực.

D. Ôn đới.

Đáp án: A

Giải thích: Trên bề mặt Trái Đất có hai đai khí áp cao cực, hai đai khí áp thấp ôn đới và hai đai khí áp cao cận nhiệt đới (chí tuyến), được phân bố đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo -> Vành đai áp thấp xích đạo chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam

Câu 11. Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí

A. có tính chất lạnh ẩm và hướng ngược nhau.

B. cùng hướng gió và cùng tính chất lạnh khô.

C. có tính chất vật lí và hướng khác biệt nhau.

D. đều là nóng ẩm, có hướng gió ngược nhau.

Đáp án: D

Giải thích: Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng, ẩm và thường xuyên có cùng một chế độ gió -> Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí đều là nóng ẩm, có hướng gió ngược nhau.

Câu 12. Các vành đai nào sau đây là áp cao?

A. Ôn đới, cực.

B. Xích đạo, chí tuyến.

C. Cực, chí tuyến.

D. Chí tuyến, ôn đới.

Đáp án: C

Giải thích: Trên bề mặt Trái Đất có hai đai khí áp cao cực, hai đai khí áp thấp ôn đới và hai đai khí áp cao cận nhiệt đới (chí tuyến), được phân bố đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.

Câu 13. Các vành đai nào sau đây là áp thấp?

A. Ôn đới, xích đạo.

B. Chí tuyến, ôn đới.

C. Cực, chí tuyến.

D. Xích đạo, chí tuyến.

Đáp án: A

Giải thích: Trên bề mặt Trái Đất có hai đai khí áp cao cực, hai đai khí áp thấp ôn đới và hai đai khí áp cao cận nhiệt đới (chí tuyến), được phân bố đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.

Câu 14. Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực

A. cực.

B. chí tuyến.

C. ôn đới.

D. xích đạo.

Đáp án: D

Giải thích: Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực xích đạo do sự tiếp xúc của khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.

Câu 15. Nguyên nhân sinh ra gió là

A. áp cao và áp thấp.

B. hai sườn của dãy núi.

C. lục địa và đại dương.

D. frông và dải hội tụ.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.

 

Bài giảng Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 7: Nội lực và ngoại lực

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 14: Đất trên Trái Đất

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển

Đánh giá

0

0 đánh giá