Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới

360

Với giải Câu 6 trang 49 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Văn bản thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài 4: Văn bản thông tin

Câu 6 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Ngôn ngữ không tự nhiên sinh ra.”. Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái lí của nó. Chuyện giới trẻ (hay một giới nào đó) tạo ra một số từ ngữ, một số cách nói riêng cũng là bình thường. Thế giới cũng thế chứ đâu chỉ ta. Trong thời đại công nghệ số, giới trẻ (đang chiếm ưu thế) đã tự tìm cho mình một cách ứng xử, trước hết được coi như một “trò chơi ngôn ngữ” nhằm giải trí và tạo ra một không khí mới lạ, vui vẻ trong giao tiếp. Nó hoàn toàn không vô bổ, mà có giá trị kích thích sự hưng phấn, giúp giới trẻ có cảm hứng để làm việc và học tập hăng say, hiệu quả hơn.

Giáo sư Nguyễn Đức Dân (báo Sài Gòn Tiếp thị, số 38, 11-4-2011) nhận xét: “Có những từ ngữ chat nghiêm chỉnh không chỉ tồn tại trong thế giới online mà đang thâm nhập cả vào đời sống hằng ngày, được nhiều người chấp nhận.”. Từ điển từ mới tiếng Việt (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2002) đã bổ sung nhiều từ mới lạ chính từ nguồn ngôn ngữ lớp trẻ đó. Nhưng vì ngôn từ này đang “kí sinh” vào ngôn ngữ toàn dân, nên nó cũng có những “tác dụng phụ”, tức ảnh hưởng trở lại ngôn ngữ toàn dân. “Teencode” không chỉ giới trẻ dùng, mà còn nhiều tầng lớp xã hội khác cũng dùng. Họ thấy vui nhộn thì họ dùng thôi.

Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn tạp. Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc. Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode” kia chẳng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại. Cũng bởi bản chất của nó chỉ là một trò chơi nhất thời, không hơn không kém.

Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập. Điều đáng tiếc là nhiề bạn trẻ bây giờ chỉ mái mê với những “sáng tạo” lạ ki đó mà quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ. Mà ai cũng biết, việc thụ đắc và rèn luyện những kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) luôn là một quá trình dải, liên tục. Học ngôn ngữ cũng như học bất cứ môn gì, cảng trẻ cảng tốt. Trẻ có ưu thế là đang hăng hái, đang mới mẻ, có tiềm năng và sức bật tốt. Không chịu học nghiêm chính khí còn trẻ the sẽ không còn cơ hội nữa”.

(Trích Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ)

a) Đoạn trích trên gồm bốn đoạn văn, nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì?

b) Khi tác giả viết: “Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái lí của nó” là muốn khẳng định điều gì? Và sau đó người viết muốn nêu lên nội dung gì?

c) Đoạn cuối, tác giả viết: “Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập.”. Em hiểu ý của hai câu này là gì?

d) Đoạn trích trên thể hiện rõ thái độ vừa đồng tình, vừa phê phán đối với việc sử dụng tiếng Việt của lớp trẻ bây giờ. Em hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cách dẫn ra một số câu văn thể hiện sự đồng tình và câu văn thể hiện sự phê phán.

Trả lời:

a) Đọc kĩ và xác định nội dung chính của bốn đoạn văn.

- Đoạn 1: Nêu vấn đề cần tìm hiểu – nguyên nhân giới trẻ dùng ngôn ngữ và cách nói riêng.

– Đoạn 2: Nêu ý kiến của Giáo sư Nguyễn Đức Dân, một nhà ngôn ngữ học li về hiện tượng ngôn ngữ của giới trẻ.

– Đoạn 3: Nêu ý kiến của tác giả về cái được và chưa được của ngôn ngữ giới trẻ – – Đoạn 4: Ý kiến bình luận của tác giả và bài học rút ra từ vấn đề nêu lên trong bài.

b) Khi tác giả viết: “Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái li của nó." là muốn khẳng định hiện tượng ngôn ngữ của giới trẻ bây giờ có nguyên nhân, không phải ngẫu nhiên mà có. Sau đó, người viết muốn nêu lên thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng ấy.

c) Đoạn cuối, tác giả viết: “Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập.”. Ý của hai câu này là: Cuộc sống làm gì cũng cần có chừng mực. Ngưỡng chính là cái mốc nên dừng lại; “Thái quá bất cập” muốn nói làm gì quá vội, qua nhanh, quá nghiêng về một phía,... đều khó đạt được,...

d) Dẫn ra một số câu văn thể hiện sự đồng tình và câu văn thể hiện sự phê phán của tác giả về hiện tượng ngôn ngữ lớp trẻ không khó. Các câu văn này tập trung ở mục cuối văn bản: Nên nhìn nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học? Ví dụ:

- Đồng tình: “Trong thời đại công nghệ số, giới trẻ (đang chiếm ưu thế) đã tự tìm cho mình một cách ứng xử, trước hết được coi như một “trò chơi ngôn ngữ nhằm giải trí và tạo ra một không khí mới lạ, vui vẻ trong giao tiếp. Nó hoàn toàn không vô bổ, mà có giá trị kích thích sự hưng phấn, giúp giới trẻ có cảm hứng để làm việc và học tập hăng say, hiệu quả hơn.”.

- Phê phán: “Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập. Điều đáng tiếc là nhiều bạn trẻ bây giờ chỉ mải mê với những “sáng tạo” lạ kì đó mà quên mất việc học tập và trau dổi tiếng mẹ đẻ”.

Đánh giá

0

0 đánh giá