Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn suy nghĩ về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ Lá đỏ Ngữ văn 8 ,Kết nối tri thức gồm 8 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới.
Đoạn văn suy nghĩ về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ Lá đỏ
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ.
Đoạn văn suy nghĩ về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ Lá đỏ - Mẫu 1
Trong bài thơ Lá đỏ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi không dùng nhiều chi tiết để miêu tả hình ảnh những cô gái tiền phương. Mặc dù vậy họ vẫn hiện lên rất chân thực và rõ nét. Tác giả ví các cô gái tiền phương đáng đứng bên đường chỉ lối cho xe qua “như quê hương”. Điều đó cho thấy sự thân thuộc và quý mến mà ông dành cho những cô gái ấy. Ông không rõ tên hay tuổi của họ, nhưng trong hình dáng giàu sự hi sinh ấy, ông thấy được những người chị, người mẹ, người bà Việt Nam vĩ đại của mình. Đặc điểm ngoại hình duy nhất của những cô gái ấy được miêu tả, là cái vai áo đã bị sờn đi bởi chiếc súng trường. Chi tiết ấy vừa khắc họ sự khó khăn, vất vả trong một thời gian dài của các cô ở nơi đây, vừa chứng tỏ sự mạnh mẽ, can trường không hề kém cạnh các đắng nam nhi của họ. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, cho nên dù là phụ nữ, các cô gái cũng khoác súng trên vai, sẵn sàng chiến đấu với giặc bấy kì lúc nào. Tất cả những yêu thương, kính trọng và mong mỏi mà tác giả dành cho các cô gái ấy, đã được gói ghém lại trong lời hẹn gặp lại những “em gái tiền phương” tại Sài Gòn khi đất nước đã hòa bình.
Đoạn văn suy nghĩ về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ Lá đỏ - Mẫu 2
Kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, không biết bao nhiêu con người đã ngã xuống. Hình ảnh “em gái tiền phương” thật nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió. Nhưng đồng thời lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi qua vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ. Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân. Hình ảnh “em gái tiền phương” là những nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đó nhưng những cô gái ấy vẫn trung kiên không sợ gì hết, những lúc nghỉ ngơi họ vẫn không ngới tiếng cười vang.
Đoạn văn suy nghĩ về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ Lá đỏ - Mẫu 3
Tiếp nối bản hùng ca về cuộc kháng chiến của dân tộc, một khúc tráng ca đầy âm hưởng anh hùng ca, bằng tài năng, tâm huyết và kinh nghiệm của ông. Lê Minh Khuê thêm một nốt nhạc đẹp. Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm trong văn học chống Mỹ cứu nước, nhưng với những sáng tạo rất hiện đại, họ đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu ước mơ và tỉnh thần dũng cảm trong cuộc sống. trận chiến gian khổ. Sự hy sinh hồn nhiên, lạc quan của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đưỡng Trường Sơn là hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Rõ ràng chúng ta thấy thế hệ trẻ đi kháng chiến thời chống Mỹ đa phần là học sinh, sinh viên đều có học, cư xử rất văn hóa, tế nhị, bây giờ chúng ta cùng thế hệ trẻ thời đại mới. Với thế kỷ XXI, chúng ta phải vượt ra khỏi lối suy nghĩ công nghiệp của chúng ta.
Đoạn văn suy nghĩ về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ Lá đỏ - Mẫu 4
Hai tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là những nữ thanh niên xung phong quả cảm, gan góc nhưng mang một trái tin đầy trẻ trung, nhiều khát vọng, tràn đấy tinh thần yêu thương. Đó là hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ giản dị, mộc mạc mà ngang tàng bất khuất. Đó cũng là vẻ đẹp của anh thanh niên với lí tưởng sống cao đẹp vì nhân dân, vì đất nước. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Đoạn văn suy nghĩ về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ Lá đỏ - Mẫu 5
Khi đọc bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi, tôi đặc biệt ấn tượng với hình ảnh “em gái tiền phương”. Có thể thấy, hình ảnh này ý chỉ cô gái thanh niên xung phong đang tham gia làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Cuộc gặp gỡ được nhắc đến là của người lính với cô gái thanh niên xung phong này. Cách gọi “em gái tiền phương” nghe thật gần gũi, nhưng cũng đầy sự trân trọng. Tác giả đã nhắc đến họ qua câu thơ: “Em đứng bên đường như quê hương”, “Vai áo bạc quàng súng trường”. Qua những câu thơ này, hình ảnh của những cô gái hiện lên gợi cảm giác vừa thân thương, gần gũi, giản dị; vừa dũng cảm, kiên cường, vững vàng khi làm nhiệm vụ. Hình ảnh “em gái tiền phương” được so sánh với “như quê hương” trở thành biểu tượng của quê hương, đất nước. Họ cũng chính là biểu tượng cho cuộc chiến tranh nhân dân của dân tộc, cho khát vọng tự do, hòa bình của nhân dân.
Đoạn văn suy nghĩ về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ Lá đỏ - Mẫu 6
Bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi có nhắc đến hình ảnh “em gái tiền phương” Ở đây, tôi có thể hiểu đây là cách gọi cô gái thanh niên xung phong đang làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Tác giả đã có hai câu thơ về nhân vật này là “ Em đứng bên đường như quê hương”, “Vai áo bạc quàng súng trường” . Ở câu thứ nhất, tác giả so sánh “em gái tiền phương” với “như quê hương”. Có thể thấy, họ chính là biểu tượng cho quê hương, đất nước Việt Nam. Ở câu thứ hai, hình ảnh “em gái tiền phương” hiện lên với hành động thể hiện sự mạnh mẽ, dũng cảm và kiên cường nhưng tôi cũng cảm nhận được sự dịu dàng, thân thương. Họ đại diện cho sức mạnh của dân tộc, khát vọng tự do của nhân dân. Có thể thấy rằng, hình ảnh “em gái tiền phương” có gợi cho người đọc nhiều cảm nhân.
Đoạn văn suy nghĩ về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ Lá đỏ - Mẫu 7
Hai tác phẩm nghệ thuật đã mở ra những khía cạnh đa dạng của đời sống thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, với những nhân vật xuất hiện từ các khung cảnh và hoàn cảnh đa dạng. Bút pháp khắc hoạ trong cả hai tác phẩm không chỉ độc đáo mà còn cá biệt, tạo nên một ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc. Tuy nhiên, chúng đều hòa mình vào bức tranh lớn hơn, góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, giữa thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phản ánh và ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Nhìn vào những nữ thanh niên xung phong quả cảm, gan góc, chúng ta nhận thấy họ không chỉ là những chiến sĩ dũng cảm mà còn mang trong mình một tinh thần trẻ trung, đầy kỳ vọng và tình yêu thương. Bức tranh của họ là hình ảnh của sự đoàn kết và sự hy sinh không tiếc nuối, tạo nên một biểu tượng của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Người chiến sĩ lái xe trên nền hiện thực tàn khốc cũng là một tác phẩm nghệ thuật khác biệt, với hình ảnh đẹp đẽ, hùng vĩ của những người lính giản dị, mộc mạc mà vẫn tràn ngập tinh thần bất khuất. Còn với hình ảnh anh thanh niên, với lý tưởng sống cao đẹp vì nhân dân, vì đất nước, họ tạo nên một vẻ đẹp lãng mạn và tận cùng trách nhiệm.
Ba tác phẩm đã đưa chúng ta đến với những khía cạnh khác nhau của cuộc sống trong thời kỳ chiến tranh, từ đó tô điểm thêm cho bức tranh lịch sử, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tâm hồn và lòng dũng cảm của những người lính và thanh niên Việt Nam trong thời kỳ gian khó khăn đó.
Đoạn văn suy nghĩ về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ Lá đỏ - Mẫu 8
Trong bài thơ "Lá Đỏ," nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khéo léo sử dụng ít chi tiết mô tả nhưng vẫn thành công trong việc lập dựng hình ảnh chân thực và rõ nét về những cô gái tiền phương. Dù không nhiều chi tiết, nhưng bức tranh về họ hiện lên vô cùng thân thuộc và gần gũi trong tâm trí độc giả. Tác giả tận dụng việc so sánh các cô gái tiền phương với những "người đứng bên đường chỉ lối cho xe qua như quê hương," làm nổi bật sự thân thuộc và lòng quý mến mà ông dành cho những người phụ nữ đó.
Mặc dù tên tuổi và tuổi tác của những cô gái không được tiết lộ, nhưng qua hình dáng giàu sự hi sinh, tác giả tận thấy được họ như những người chị, người mẹ, người bà Việt Nam vĩ đại của mình. Điểm nổi bật duy nhất về ngoại hình của họ là chiếc vai áo đã bị sờn đi bởi chiếc súng trường. Điều này không chỉ làm nổi bật sự khó khăn, vất vả mà những cô gái đã phải trải qua ở nơi đây, mà còn là minh chứng cho sức mạnh, can đảm không kém cạnh những đàn ông chiến sĩ của họ.
Nguy cơ của việc giặc đến nhà đàn bà cũng không tránh khỏi, vì vậy, dù là phụ nữ, những cô gái tiền phương cũng không ngần ngại khoác trên vai chiếc súng trường, sẵn sàng đối đầu với kẻ thù bất cứ lúc nào. Tất cả những tình cảm yêu thương, sự kính trọng và hy sinh của tác giả dành cho họ được gói gọn trong lời hẹn gặp lại những "em gái tiền phương" tại Sài Gòn, khi đất nước đã hòa bình. Điều này là biểu tượng cho lòng mong đợi và niềm hi vọng vào một tương lai tươi sáng và hạnh phúc cho những người phụ nữ dũng cảm ấy.
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 7 (trang 42 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ là gì?...
Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: