Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 19: Đòn bẩy sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 19: Đòn bẩy
Bài 19.1 trang 39 Sách bài tập KHTN 8: Đòn bẩy là dụng cụ dùng để
A. làm thay đổi tính chất hóa học của vật.
B. làm biến đổi màu sắc của vật.
C. làm đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
D. làm thay đổi khối lượng của vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Đòn bẩy là dụng cụ dùng để làm đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
Bài 19.2 trang 39 Sách bài tập KHTN 8: Hoạt động nào dưới đây không dùng vật dụng như một đòn bẩy?
A. Dùng kéo cắt giấy.
B. Dùng búa đóng đinh.
C. Dùng kìm cắt sắt.
D. Dùng búa nhổ đinh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
B là cách dùng để tăng áp lực giúp đinh cắm sâu vào vật.
Bài 19.3 trang 39 Sách bài tập KHTN 8: Khi hoạt động, đòn bẩy sẽ quay quanh
A. điểm tựa.
B. đầu chịu lực.
C. điểm giữa của đòn.
D. điểm tác dụng lực.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Khi hoạt động, đòn bẩy sẽ quay quanh điểm tựa.
Bài 19.4 trang 39 Sách bài tập KHTN 8: Bộ phận ở xe đạp khi hoạt động có vai trò như đòn bẩy là
A. yên xe.
B. khung xe.
C. má phanh.
D. tay phanh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bộ phận ở xe đạp khi hoạt động có vai trò như đòn bẩy là tay phanh
Bài 19.5 trang 39 Sách bài tập KHTN 8: Vật nào sau đây không thể dùng tạo ra đòn bẩy?
A. Thanh sắt.
B. Cây gậy.
C. Bút chì.
D. Quả bóng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Quả bóng không thể dùng để tạo ra đòn bẩy.
Lời giải:
Nên tác dụng lực vào đầu A của búa, tác dụng theo hướng từ trái qua phải. Khi đó sẽ tăng được khoảng cách từ trục quay đến giá của lực để làm tăng mômen lực, gây ra tác dụng làm quay búa để nhổ đinh lên.
a) Để nâng vật lên một chút, phải tác dụng lên đầu A một lực có hướng như thế nào? Khi đó điếm tựa của thanh gỗ là vị trí nào?
b) Để hạ vật xuống một chút, phải tác dụng lên đầu A một lực có hướng thế nào? Khi đó điểm tựa của thanh gỗ là vị trí nào?
Lời giải:
a) Khi nâng vật, ta cần tác dụng lực lên đầu A phương thẳng đứng chiều hướng xuống. Điểm tựa lúc này là điểm M.
b) Khi hạ vật xuống, cần tác dụng lực lên đầu A phương thẳng đứng chiều hướng lên. Điểm tựa lúc này là điểm N.
Lời giải:
Hai lực được vẽ tại cán kìm, các mũi tên hướng vào khoảng giữa hai cán kìm.
Lời giải:
Lực tác dụng vào đầu A phải có hướng lên trên.
a) Cách dùng chiếc kẹp để gắp đồ vật.
b) Vị trí điểm tựa, lực tác dụng và vật cần tác dụng lực khi dùng kẹp để gắp đồ vật.
Lời giải:
a) Để gắp được đồ, cần đưa vật vào khoảng giữa hai đầu kẹp, sau đó dùng lực của hai ngón tay ép vào hai nhánh của kẹp và hướng gần vào nhau.
b) Điểm tựa của hai đòn bẩy này là đầu uốn hai nhánh kẹp. Lực tác dụng ở khoảng giữa nhánh kẹp, vật cần tác dụng lực là vật cần kẹp.
Lý thuyết KHTN 8 Bài 19: Đòn bẩy
I. Đòn bẩy có thể làm đổi hướng tác dụng của lực
Khi một vật quay do chịu lực tác dụng, nó có thể tác dụng lực lên một vật khác. Từ đó, người ta đã tạo ra đòn bẩy. Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.
Mô hình đơn giản của đòn bẩy:
II. Các loại đòn bẩy
- Đòn bẩy loại 1: Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa. Có thể lợi về lực hoặc không.
- Đòn bẩy loại 2: Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia. Luôn cho lợi về lực.
- Đòn bẩy loại 3: Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy). Luôn không cho lợi về lực.
III. Sử dụng đòn bẩy trong thực tiễn
Đòn bẩy được ứng dụng nhiều trong đời sống và kĩ thuật. Trong thực tiễn, việc sử dụng đòn bẩy sẽ giúp thực hiện nhiều công việc thuận tiện và hiệu quả hơn. Ta có thể, thay đổi vị trí tác dụng của lực và vị trí điểm tựa để phù hợp với khả năng tác dụng lực.
Ví dụ: xe đẩy hàng, chày giã gạo dùng sức nước,…