Tài liệu tác giả tác phẩm Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư lớp 11.
Tác giả tác phẩm: Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Ngữ văn 11
- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
* Thời đại:
- Đầy biến động: giang sơn mấy lần đổi chủ.
- Chế độ phong kiến suy tàn, phong trào khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi.
→ Suy ngẫm về cuộc đời và thế thái nhân sinh.
* Quê hương – gia đình:
- Quê hương:
+ Quê cha: Hà Tĩnh → giàu truyền thống văn hóa, hiếu học.
+ Quê mẹ: Bắc Ninh – cái nôi của dân ca quan họ.
+ Nguyễn Du sống chủ yếu ở Thăng Long → Mảnh đất nghìn năm văn hiến.
+ Quê vợ: Thái Bình, nhiều truyền thống văn hóa.
→ Tiếp nhận văn hóa nhiều vùng miền tạo tiền đề cho sự tổng hợp tài năng nghệ thuật.
- Gia đình:
+ Sinh ra và trưởng thành trong gia đình quý tộc phong kiến quyền quý:
Cha: Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều Lê.
Anh là Nguyễn Khản, làm chức Tham tụng (ngang Thừa tướng) trong phủ chúa Trịnh.
→ Có điều kiện dùi mài kinh sử và am hiểu vốn văn hóa văn học bác học.
+ Mẹ: Trần Thị Tần: quê ở Bắc Ninh, thông minh xinh đẹp, nết na.
→ Hiểu biết về văn hóa dân gian.
→ Gia đình nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thích hát xướng.
* Bản thân:
- Thời thơ ấu và thanh niên (1765 – 1789): Sống sung túc, hào hoa ở kinh thành Thăng Long trong gia đình quyền quý → Là điều kiện để có những hiểu biết về cuộc sống ông phong lưu của giới quý tộc phong kiến.
- Mười năm gió bụi (1789 – 1802): Sống cuộc đời nghèo khổ, phong trần, gió bụi → Đem lại cho Nguyễn Du vốn sống thực tế gần gũi với quần chúng, học tập ngôn ngữ dân tộc và thôi thúc ông suy ngẫm về cuộc đời con người.
- Từ khi ra làm quan triều Nguyễn (1802 – 1820): Giữ nhiều chức vụ cao, được đi nhiều nơi, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.
→ Giúp ông mở mang, nâng tầm khái quát về xã hội, con người.
1. Thể loại Thơ lục bát.
2. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt chính là Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
3. Xuất xứ
- Văn bản trích từ câu 1799 – 1884 trong “Truyện Kiều”, là cảnh Thúy Kiều bị bắt hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư.
4. Bố cục
4 phần:
+ Phần 1: Thúc Sinh trở về thăm nhà, Hoạn Thư đon đả, vui vẻ ra đón chàng.
+ Phần 2: Hoạn Thư và Thúc Sinh cùng nhau bày tiệc rượu hàn huyên, tâm tình.
+ Phần 3: Hoạn Thư gọi Thúy Kiều được gọi ra hầu rượu vợ chồng mình để hạ nhục Kiều và răn đe Thúc Sinh.
+ Phần 4: Thúc Sinh khi chứng kiến Thúy Kiều hầu rượu đã ngờ ngợ nhận ra đó là nàng, tâm trạng từ đó cũng thay đổi, trở lại tâm trạng buồn bã, gan héo ruột đầy, nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng.
5. Tóm tắt
Đoạn trích kể lại cảnh Thúy Kiều bị bắt hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư.
6. Giá trị nội dung
- Đoạn trích kể lại truyện Thúy Kiều bị bắt hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư. Đọc đoạn trích ta cảm nhận được những cảm xúc, tâm trạng phức tạp khó tả của các nhân vật. Qua đoạn trích, ta thấy xót thương cho người con gái "tài hoa bạc mệnh". Họ đều là những thân phận đánh thương, bị xã hội dồn tới đường cùng, bị mắc kẹt trong cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh, không thể phản kháng, chỉ biết lặng lẽ chấp nhận một mình, mặc cho dòng đời xô ngã, quyết định vận mệnh thay họ. Nghĩ về tương lai, họ chỉ đầy tâm trạng bất an, mơ hồ, không rõ ràng.
7. Giá trị nghệ thuật
- Nhân vật phản diện được khắc họa theo lối hiện thực hóa bằng những biện pháp cu thể, hiện thực.
- Ngôn ngữ: tác phẩm là nơi tập trung những cái hay, cái đẹp, cái hoàn thiện của ngôn ngữ văn học dân tộc.
1. Các sự kiện trong văn bản
- Thúc Sinh về thăm nhà, Hoạn Thư vui vẻ đón chào.
- Hoạn Thư bày tiệc hàn huyên, tâm tình cùng Thúc Sinh.
- Hoạn Thư gọi Thúy Kiều ra hầu rượu để hạ nhục nàng và răn đe Thúc Sinh.
- Thúc Sinh nhận ra Thúy Kiều và thương xót chứng kiến cảnh nàng hầu rượu.
2. Tâm trạng Thúy Kiều
- Ngỡ ngàng khi gặp lại Thúc Sinh “Bước ra một bước một dừng”
- Xót xa khi nhận ra Thúc Sinh đã có vợ “tình mới rõ tình”
- Đau đớn khi biết rõ mưu kế và con người thật của Hoạn Thư “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai/ Chước đâu có chước lạ đời?/ Người đâu mà lại có người tinh ma?/ Bề ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không dao”
- Tiếc nuối cho duyên phận của mình “Lỡ làng chút phận thuyền quyên/ … Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh”.
=> Tâm trạng Kiều theo thời gian càng trở nên nặng nề, đau đớn, càng nghĩ càng cay đắng, khóc than cho phận mình đầy oan trái, nghiệt ngã.
3. Hoạn Thư và Thúc Sinh
Tình huống |
Nhân vật |
Hành động/ vẻ bề ngoài |
Nội tâm |
Thúy Kiều mời rượu |
Hoạn Thư |
- Vui vẻ nói cười “Chén tạc chén thù” - Ân cần hỏi han, an ủi Thúc Sinh khi thấy chàng đổ lệ |
- Mưu mô, dùng nhiều thủ đoạn để hành hạ tinh thần Kiều, bắt nàng ra hầu rượu cho mình và Thúc Sinh. - Chứng kiến Thúc Sinh khóc, Hoạn Thư sinh lòng ghen, mượn cớ thét mắng, sai Thúy Kiều ra gảy đàn cho Thúc Sinh vui. |
Thúc Sinh |
- Bàng hoàng, ngỡ ngàng. - Buồn bã, muộn phiền, khóc khi mãn tang mẹ. |
- Khóc vì xót thương khi nhận ra Kiều và nghe khúc đàn nàng đánh “Giọt dài giọt ngắn chén đầy chén vơi”; “nát ruột nát gan” |
|
Thúy Kiều hầu đàn |
Hoạn Thư |
- Ân cần hỏi han, an ủi Thúc Sinh, bảo Kiều gảy khúc đàn khác cho vui. |
- Sinh lòng ghen, mượn cớ thét mắng, sai bảo Kiều, làm cho nàng tan nát cõi lòng. - Hả hê khi chứng kiến cảnh Thúy Kiều buồn bã, đau thương gảy khúc đoạn trường. “Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay” |
Thúc Sinh |
- Gượng nói gượng cười cho qua chuyện |
- Buồn bã, thương xót cho Kiều, càng nghĩ càng cay đắng nhưng vẫn “gạt thầm giọt tương”, để Hoạn Thư không làm khó Kiều nữa. - Nhận ra bản chất ghen tuông của Hoạn Thư |
IV. Đọc tác phẩm Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư –Thúc Sinh
Chạnh niềm nhớ cảnh gia hương,
Nhớ quê, chàng lại tìm đường thăm quê.
Tiểu thư đón cửa dã dề,
Hàn huyện vừa cạn mọi bề gần xa.
Nhà hương cao cuốn bức là,
Buồng trong truyền gọi nàng ra lạy mừng.
Bước ra một bước một dừng,
Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa:
“Phải chăng nắng quáng đèn loà,
Rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh?
Bây giờ tình mới rõ tình,
Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai.
Chước đâu có chước lạ đời?
Người đâu mà lại có người tinh ma?
Rõ ràng thật lứa đôi ta,
Làm ra con ở chúa nhà đôi nơi.
Bề ngoài thon thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao.
Bây giờ đất thấp trời cao,
Ăn làm sao nói làm sao bây giờ?”
Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ,
Ruột tằm đòi đoạn như tơ rối bời.
Sợ uy dám chẳng vâng lời,
Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.
Sinh đà phách lạc hồn xiêu:
“Thương ôi chẳng phải nàng Kiều ở đây?
Nhân làm sao đến thế này?
Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi!”
Sợ quen dám hở ra lời,
Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa.
Tiểu thư trông mặt hỏi tra:
− “Mới về có việc chi mà động dong?”
Sinh rằng: – “Hiếu phục vừa xong,
“Suy lòng trắc Dĩ đau lòng chung thiên.”
Khen rằng: – “Hiếu tử đã nên!
Tẩy trần mượn chén giải phiền đêm thu.”
Vợ chồng chén tạc chén thừ,
Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi.
Bắt khoan bắt nhặt đến lời,
Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.
Sinh càng như dại như ngây,
Giọt dài giọt ngắn chén đầy chén voi.
Ngoảnh đi chợt nói chợt cười,
Cáo say chàng đã tính bài lảng ra.
Tiểu thư vội thét: – “Con Hoa!
Khuyên chàng chẳng cạn thì ta có đòn.”
Sinh càng nát ruột tan hồn,
Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay.
Tiểu thư cười nói tỉnh say, tao
Chưa xong cuộc rượu lại bày trò chơi.
Rằng: – “Hoa nô đủ mọi tài,
Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe.”
Nàng đà tán hoán tê mê,
Vâng lời ra trước bình the vặn đàn.
Bốn dây như khóc như than,
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng.
Cùng trong một tiếng tơ đồng”,
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.
Giọt châu lã chã khôn cầm,
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt tương”.
Tiểu thư lại thét lấy nàng:
- “Cuộc vui gảy khúc đoạn trường ấy chi?
Sao chẳng biết ý tứ gì?
họ chàng buồn bã tội thì tại ngươi.”
Sinh càng thảm thiết bồi hồi,
Vội vàng gượng nói gượng cười cho qua.
Giọt rồng canh đã điểm ba,
Tiểu thư nhìn mặt dường đà cam tâm.
Lòng riêng khấp khởi mừng thầm:
“Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay.”
Sinh thì gan héo ruột đầy, tao
Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng.
Người vào chung gối loan phòng,
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài:
“Bây giờ mới rõ tăm hơi,
Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen!
Chước đâu rẽ thuý chia uyên,
Ai ra đường nấy ai nhìn được ai.
Bây giờ một vực một trời,
Hết điều khinh trọng hết lời thị phi.
Nhẹ như bấc nặng như chì,
Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên?
Lỡ làng chút phận thuyền quyên,
Bể sâu sóng cả có tuyền được vay?”
Một mình âm ỉ đêm chầy,
Đĩa dầu voi, nước mắt đầy năm canh.