Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 12 (Cánh diều 2024): Vương quốc Lào

4.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 7 Bài 12: Vương quốc Lào sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Lịch sử lớp 7 Bài 12: Vương quốc Lào

Video giải Lịch sử 7 Bài 12: Vương quốc Lào - Cánh diều

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 12: Vương quốc Lào

1. Quá trình hình thành, phát triển của vương quốc Lào

Năm 1353, trên cơ sở liên minh các bản làng, thủ lĩnh Pha Ngừm đã lập ra Vương quốc Lan Xang (Triệu Voi) =đánh dấu mốc mở đầu của lịch sử nước Lào.

- Vương quốc Lan Xang tồn tại từ năm 1353 – 1707

- Tình hình đất nước dưới thời Lan Xang:

Chính trị: Vua Lan Xang chia đất nước thành các mường đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do vua chỉ huy.

Kinh tế: canh tác lúa nương, săn bắn, đánh cá trồng cây ăn quả, dệt vải...

Đối ngoại: quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng như Đại Việt, Lan-na...

2. Văn hóa Lào

- Tôn giáo: Phật giáo là quốc giáo của Lan Xang.

- Chữ viết và văn học

+ Chữ viết: sử dụng chữ Ấn Độ, chữ Lào được sử dụng và phổ biến.

+ Văn học: Truyện thơ như Phạ lắc, Phạ Lam và truyền thuyết Khún Bu-lôm.

- Kiến trúc và điêu khắc: nổi tiếng với công trình như cung điện hoàng gia, chùa Thạt Luổng,…

Lý thuyết Bài 12: Vương quốc Lào - Cánh diều (ảnh 1)

Chùa Thạt Luổng (Viêng Chăn)

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 12: Vương quốc Lào

Câu 1. Tôn giáo nào là quốc giáo ở Lào?

A. Phật giáo.

B. Thiên Chúa giáo.

C. Ấn Độ giáo.

D. Hồi giáo.

Đáp án đúng là: A

Phật giáo là quốc giáo ở Lào (SGK 7 – trang 40)

Câu 2. Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Lào thời phong kiến?

A. Thạt Luổng.

B. Đền Bay-on.

C. Phra Keo.

D. Vát Xiềng Thong.

Đáp án đúng là: B

Đền Bay-on là công trình kiến trúc của Campuchia.

Câu 3. Tộc người bản địa ở Lào là

A. Lào Lùm.

B. Chăm.

C. Khơ-me.

D.Lào Thơng.

Đáp án đúng là: D

Tộc người bản địa ở Lào là người Lào Thơng, sau này người Lào Thơng kết hợp với người Lào Lùm (di cư đến) và lập nên Vương quốc Lào (SGK 7 – trang 39).

Câu 4.“Trâu bò phục vụ trên đồng ruộng có số lượng gần như vô tận. Họ (người Lào) cũng thu lợi từ cây ăn quả trồng trong vườn và lúa canh tác trên đất đai với sự giàu có không hề thua kém một vương quốc nào”

(Mô tả mới và thú vị về Vương quốc Lào, GF.Ma-ri-ni)

Qua đoạn trích trên thể hiện điều gì về Vương quốc Lao?

A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.

B. Thương nghiệp là ngành chủ đạo.

C. Thủ công nghiệp là ngành chủ đạo.

D. Lào có quan hệ hòa hiếu với các láng giềng.

Đáp án đúng là: A

Đoạn trích trên thể hiện nền kinh tế nông nghiệp của Vương quốc Lào phát triển.

Câu 5. Văn hóa Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nào dưới đây?s

A. Văn hóa Hồi giáo.

B. Văn hóa Khơme.

C. Văn hóa Trung Quốc.

D. Văn hóa Ấn Độ.

Đáp án đúng là: D

Văn hóa Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Ấn Độ, điều này được thể hiện ở một số điểm sau:

+ Người Lào sử dụng chữ viết Ấn Độ (trước khi sáng tạo ra chữ viết riêng).

+ Phật giáo là quốc giáo ở Lào

+ Truyện thơ Phạ-lắc Phạ-lam của Lào ra đời trên cơ sở sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ.

Câu 6. Ai là người có công thống nhất các mường Lào, lập ra Vương quốc Lan Xang vào năm 1353?

A. Chậu A Nụ.

B. Xu-li-nha Vông-xa.

C. Pha Ngừm.

D. Giay-a-vác-man II.

Đáp án đúng là: C

Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào, lập ra Vương quốc Lan Xang (SGK 7 – trang 39).

Câu 7. Giữa thế kỉ XIV, Vương quốc Lan Xang được thành lập ở

A. lưu vực sông I-ra-oa-đi.

B. đảo Su-ma-tra.

C. lưu vực sông Mê Công.

D. đảo Gia-va.

Đáp án đúng là: C

Giữa thế kỉ XIV, Vương quốc Lan Xang được thành lập ở lưu vực sông Mê Công (SGK 7 – trang 40).

Câu 8. Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Vương quốc Lào là

A. đền tháp Bô-rô-bu-đua.

B. Thạt Luổng.

C. chùa Vàng.

D. đô thị cổ Pa-gan.

Đáp án đúng là: B

Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Vương quốc Lào là Thạt Luổng.

Câu 9. Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là gì?

A. Sự trường tồn.

B. Triệu voi.

C. Niềm vui lớn.

D. Triệu mùa xuân.

Đáp án đúng là: B

Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là Triệu voi (SGK 7 – trang 39).

Câu 10. Hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người Lào Thơng là

A. Những chiếc chum đá khổng lồ.

B. Đền Ăng-co vát.

C. Tượng thần, phật.

D. Đền Ăng-co Thom.

Đáp án đúng là: A

Hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người Lào Thơng là những chiếc khum đá khổng lồ trên vùng cao nguyên Xiêng Khoảng (SGK 7 – trang 39).

Câu 11. Vương quốc Lan Xang tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. 1353 – 1707.

B. 1353 – 1884.

C. 1535 – 1707.

D. 1707 – 1884.

Đáp án đúng là: A

Vương quốc Lan Xang tồn tại trong khoảng thời gian 1353 – 1707 (SGK 7 – trang 39).

Câu 12. Vương quốc Cam-puchia và Vương quốc Lan Xang đều

A. chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ.

B. được hình thành tại lưu vực sông I-ra-oa-đi.

C. là những vương quốc phong kiến do người Thái lập nên.

D. tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Hồi giáo.

Đáp án đúng là: A

Vương quốc Cam-puchia và Vương quốc Lan Xang đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ.

Câu 13. Chủ nhân đầu tiên của các nền văn hóa kim khí ở Lào là

A. người Môn cổ.

B. người Lào Lùm.

C. người Lào Thơng.

D. người Khơ-me.

Đáp án đúng là: C

Chủ nhân đầu tiên của các nền văn hóa kim khí ở Lào là người Lào Thơng (SGK 7 – trang 39).

Câu 14. Vương quốc Lan Xang được hình thành tại lưu vực dòng sông nào?

A. Sông I-ra-oa-đi.

B. Sông Hồng.

C. Sông Mê Công.

D. Sông Dương Tử.

Đáp án đúng là: C

Vương quốc Lan Xang được hình thành tại lưu vực dòng sông Mê Công (SGK 7 – trang 40).

Câu 15. Tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Lào là

A. sử thi Riêm Kê.

B. vở kịch Sơ-cun-tơ-la.

C. truyện thơ Phạ-lắc Phạ-lam.

D. sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.

Đáp án đúng là: C

Tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Lào là truyện thơ Phạ-lắc Phạ-lam (SGK 7 – trang 40).

Bài giảng Lịch sử 7 Bài 12: Vương quốc Lào - Cánh diều

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009)

Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)

Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

Đánh giá

0

0 đánh giá