Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 10 (Cánh diều 2024): Khái quát lịch sử Đông Nam Á

4.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 7 Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Lịch sử lớp 7 Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á

Video giải Lịch sử 7 Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á - Cánh diều

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á

1. Quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đong Nam Á

* Quá trình hình thành:

- Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, ở Đông Nam Á diễn ra quá trình hình thành của nhiều vương quốc mới.

- Tại vùng Đông Nam Á lục địa:

+ Nhà nước độc lập của người Việt được xác lập trên vùng châu thổ sông Hồng.

+ Tại khu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Pa-gan được thành lập.

+ Dọc theo đồng bằng sông Mê Công và Chao Phray-a, nhiều vương quốc mới của người Thái đã ra đời, như: Lan-na, Xu-khô-thai, Lan Xang…

Lý thuyết Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á - Cánh diều (ảnh 1)

Vương quốc Lan Xang (Triệu voi) – tranh minh họa

- Ở Đông Nam Á hải đảo:

+ Vương quốc Mô-giô-pa-hit ra đời ở thế kỉ XIII trên đảo Gia-va

+ Nhiều vương quốc Hồi giáo được thành lập: Ma-lắc-ca, A-chê…

* Sự phát triển:

- Bộ máy chính trị được củng cố, phát triển về tổ chức hành chính, bộ máy quan lại, luật pháp..

- Kinh tế phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đông Nam Á trở thành một trong những thị trường thương mại sôi động nhất thế giới, nổi tiếng với các hương liệu, gia vị.

2. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu

- Tôn giáo: Hin đu giáo, Nho giáo và Hồi giáo chi phối đời sống tinh thần nhiều quốc gia.

- Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn và Hán sáng tạo chữ viết riêng như chữ Nôm, chữ Thái…

- Kiến trúc Đông Nam Á đã để lại nhiều công trình đặc sắc: như Hoàng thành Thăng Long (Đại Việt); đền tháp Ăng-co (Cam-pu-chia),...

Lý thuyết Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á - Cánh diều (ảnh 1)

Đền Ăng-co Vát ở Cam-pu-chia

Lý thuyết Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á - Cánh diều (ảnh 1)

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Việt Nam)

Nhận xét: Kế thừa, phát triển thành tựu văn hoá nhân loại, đồng thời cho thấy sự cần cù, sáng tạo trong xây dựng bản sắc riêng của cư dân khu vực.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á

Câu 1. Vương quốc Pa-gan (ở lưu vực sông I-ra-oa-đi) ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ X.

B. Thế kỉ XIV.

C. Thế kỉ XV.

D. thế kỉ XIII.

Đáp án đúng là: A

Vương quốc Pa-gan (ở lưu vực sông I-ra-oa-đi) ra đời vào khoảng thế kỉ X (SGK 7 – trang 34).

Câu 2. Vương quốc hồi giáo Ma-lắc-ca ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ X.

B. Thế kỉ XIV.

C. Thế kỉ XV.

D. thế kỉ XIII.

Đáp án đúng là: C

Vương quốc hồi giáo Ma-lắc-ca ra đời vào khoảng thế kỉ XV (SGK 7 – trang 34).

Câu 3. Vương quốc Ma-gia-pa-hít ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ X.

B. Thế kỉ XIV.

C. Thế kỉ XV.

D. thế kỉ XIII.

Đáp án đúng là: D

Vương quốc Ma-gia-pa-hít ra đời vào khoảng thế kỉ XIII (SGK 7 – trang 34).

Câu 4. Vương quốc Lan Xang là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?

A. Cam-pu-chia.

B. Lào.

C. Phi-lip-pin.

D. Mi-an-ma.

Đáp án đúng là: B

Vương quốc Lan Xang là tiền thân của Lào hiện nay.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển kinh tế của các vương quốc ở Đông Nam Á thời phong kiến?

A. Hoàn toàn không có sự giao lưu kinh tế.

B. Sản xuất nông nghiệp được mở rộng.

C. Các nghề thủ công nghiệp phát triển.

D. Thị trường thương mại rất sôi động.

Đáp án đúng là: A

- Sự phát triển kinh tế của các vương quốc ở Đông Nam Á thời phong kiến

+ Sản xuất nông nghiệp được mở rộng.

+ Các nghề thủ công nghiệp phát triển.

+ Thị trường thương mại rất sôi động, Đông Nam Á là nơi nổi tiếng với các hương liệu, gia vị như: trầm hương, hồ tiêu, đậu khấu…

Câu 6. Vào khoảng thế kỉ X, Vương quốc Pa-gan được thành lập ở

A. đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).

B. đồng bằng sông Mê Công.

C. lưu vực công I-ra-oa-đi.

D. Lưu vực sông Chao Phray-a.

Đáp án đúng là: C

Vào khoảng thế kỉ X, Vương quốc Pa-gan được thành lập ở lưu vực công I-ra-oa-đi (SGK 7 – trang 34)

Câu 7. Quá trình xâm nhập của Hồi giáo vào khu vực Đông Nam Á đã đưa đến sự ra đời của quốc gia nào dưới đây?

A. Lan Xang.

B. A-chê.

C. Xu-khô-thay-a.

D. Chăm-pa.

Đáp án đúng là: B

Quá trình xâm nhập của Hồi giáo vào khu vực Đông Nam Á đã đưa đến sự ra đời của Vương quốc A-chê (thế kỉ XV).

Câu 8. Pa-gan là vương quốc do tộc người nào lập nên?

A. Người Thái.

B. Người Miến.

C. Người Chăm.

D. Người Khơ-me.

Đáp án đúng là: B

Pa-gan là vương quốc của người Miến, được hình thành tại lưu vực sông I-ra-oa-đi (SGK 7 – trang 34).

Câu 9. Vào khoảng thế kỉ XIII, Vương quốc Ma-gia-pa-hít ra đời ở

A. đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).

B. đồng bằng sông Mê Công.

C. lưu vực công I-ra-oa-đi.

D. Lưu vực sông Chao Phray-a.

Đáp án đúng là: A

Vào khoảng thế kỉ XIII, Vương quốc Ma-gia-pa-hít ra đời ở đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) – SGK 7 – trang 34.

Câu 10. Vương quốc Lan Xang ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ X.

B. Thế kỉ XIV.

C. Thế kỉ XV.

D. thế kỉ XIII.

Đáp án đúng là: B

Vương quốc Lan Xang ra đời vào khoảng XIV (SGK 7 – trang 34).

Câu 11. Trên cơ cở chữ Hán (của Trung Quốc), người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Chăm cổ.

C. Chữ Nôm.

D. Chữ Khơ-me cổ.

Đáp án đúng là: C

Trên cơ cở chữ Hán (của Trung Quốc), người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm.

Câu 12. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ viết riêng dựa trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Hán.

C. Chữ Nôm.

D. Chữ Khơ-me.

Đáp án đúng là: A

Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ viết riêng dựa trên cơ sở của chữ Phạn.

Câu 13. Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Đông Nam Á thời phong kiến?

A. Hoàng thành Thăng Long.

B. Đền tháp Pa-gan.

C. Đại bảo tháp San-chi.

D. Chùa Suê-đa-gon.

Đáp án đúng là: C

Đại bảo tháp San-chi là công trình kiến trúc của cư dân Ấn Độ.

Câu 14. Hiện nay, Đông Nam Á gồm có bao nhiêu nước?

A. 9 nước.

B. 10 nước.

C. 11 nước.

D.12 nước.

Đáp án đúng là: C

Khu vực Đông Nam Á ngày nay bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Thái Lan và Bru-nây.

Câu 15. Thời phong kiến, văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa nào?

A. La Mã.

B. Nhật Bản.

C. Ấn Độ.

D. Ai Cập.

Đáp án đúng là: C

Văn hóa các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là về chữ viết, tôn giáo và kiến trúc.

+ Chữ viết của nhiều quốc gia Đông Nam Á hình thành trên cơ sở chữ Phạn.

+ Phật giáo và Ấn Độ giáo được truyền bá và phát triển mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á.

+ Nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc của các nước Đông Nam Á cũng mang đậm dấu ấn từ nghệ thuật tạo hình của các tôn giáo: Phật giáo, Ấn Độ giáo…

Bài giảng Lịch sử 7 Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á - Cánh diều

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến

Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

Bài 12: Vương quốc Lào

Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009)

Đánh giá

0

0 đánh giá