Tài liệu tóm tắt Hoàng lê nhất thống chí Ngữ văn lớp 8 bộ Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ ý gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 8.
Tóm tắt Hoàng lê nhất thống chí ngắn nhất
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 1)
Lo sợ quân Tây Sơn kéo quân ra Bắc để bắt Vũ Văn Nhậm, vua Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Triều đình nhà Thanh nhân cơ hội đó kéo quân sang với mong muốn thôn tính nước ta. Được tin, Quang Trung bàn bạc với tướng sĩ, chuẩn bị kế sách tiến đánh quân Thanh.
Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) liền họp các tướng sĩ tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc. Ông thân hành vừa đi vừa tuyển lính. Ngày 30 tháng chạp đến Tam Điệp, vua đã mở tiệc khao quân và đến mùng 7 năm mới sẽ vào thành Thăng Long.
Với sự chỉ huy tài giỏi của Quang Trung, quân Tây Sơn hành binh thần tốc, đánh đâu thắng đó. Mồng 3 Tết diệt đồn Hà Hồi. Trưa mồng 5, Quang Trung tiến quân giải phóng Thăng Long. Quân giặc thảm bại, Tôn Sĩ Nghị khiếp vía trốn về nước. Lũ quân tướng theo chủ tranh nhau vượt cầu sang sông, cầu gãy hàng ngàn tên giặc chết đuối.
Tổng đốc của giặc là Tôn Sĩ Nghị nghe tin cấp báo liền tìm cách trốn về nước. Vua Lê đang ở trong điện, nghe tin vội vã cùng tùy tùng đưa Thái Hậu ra ngoài thì gặp Tôn Sĩ Nghị cũng đang chạy trốn trong tình cảnh thê thảm. Nghĩa quân Tây Sơn đại thắng trước quân Thanh.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 2)
Ngày 20 tháng 11 năm Mậu Thân, được tin quân Thanh tiến vào đánh chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương giận lắm, mở cuộc họp các tướng sĩ và quyết định tự mình ra trận. Nhưng nghe lời khuyên có lí của mọi người, Bắc Bình Vương liền làm lễ để tế cáo trời đất và lên ngôi Hoàng Đế, sau đó hạ lệnh xuất quân ra bắc vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân.
Vua Quang Trung tự mình đốc thúc đại binh, vừa đi vừa tuyển thêm quân. Các sự kiện diễn ra liên tục từ ngày 29 (đoàn quân đến Nghệ An, sau đó là Tam Điệp). Tiếp đó vào ngày 30 tháng Chạp, bữa tiệc khao quân được tổ chức và Vua Quang Trung dự định là mùng 7 năm mới sẽ vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Vua Quang Trung đứng đầu, chỉ huy sáng suốt cùng với đoàn binh tinh nhuệ đi đến đâu, giặc chạy tán loạn đến đó. Sức mạnh của đội quân ngày càng lan rộng, khiến nhiều đội quân trấn thủ của giặc phải xin hàng.
Vào lúc chiến đấu với quân Thanh, sự quyết liệt và tài giỏi của quân lính Vua Quang Trung, làm quân Thanh không chống cự nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Sầm Nghi thắt cổ chết, quan Thanh đại bại. Ở Phía Đông, quân Thanh tìm cách chạy trốn. Đội quân tiếp tục tiến vào Thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mặt, Vua Lê, quân lính tranh nhau bỏ chạy.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 3)
Hình tượng người anh hùng Quang Trung xuất hiện nổi bật trong đoạn trích Hồi thứ mười bốn Hoàng Lê nhất thống chí với sự sáng suốt, quyết đoán, tài trí, uy dũng, được miêu tả ở cách ứng xử, lời nói, mệnh lệnh, hành động trong nhiều tình huống khác nhau.
Lê Chiêu Thống lại rất lo sợ trước đạo quân Tây Sơn, bèn cầu cứu nhà Thanh, được cơ hội đó quân Thanh tiến vào kinh thành Thăng Long với âm mưu thôn tính nước ta. Nghe tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung sau đó đưa quân ra Nghệ An, mở cuộc duyệt binh lớn rồi tiến quân ra Bắc. Ngày 30 tháng Chạp, nghĩa quân hội tại Tam Điệp.
Rạng sáng mùng 3 Tết chiếm được đồn Hà Hồi, tiếp tục tiến vào Ngọc Hồi. Vua Quang Trung nhìn ra nhân tài là Ngô Thì Nhậm, bèn giao cho nhiệm vụ hòa hiếu giữa hai nước cho ông. Tôn Sĩ Nghị cùng vua tôi nhà Lê vẫn mải mê ăn Tết mà không biết rằng nghĩa quân Tây Sơn đã đánh vào thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị khi ấy sợ mất mật, vua Lê cùng thái hậu sợ hãi bỏ trốn khỏi kinh thành.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 4)
Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo quân vào Thăng Long, định thôn tính nước ta. Bắc Bình Vương nhận được tin cấp báo từ tướng Ngô Văn Sở, lập tức lên ngôi vua, chiêu dụ vạn quân để tiêu diệt quân giặc. Ông chọn thời điểm Tết Nguyên đán để tấn công, mượn thời cơ khi quân giặc mải mê ăn Tết mà không kịp chuẩn bị, trở tay không kịp.
Lên đường từ Nghệ An đến tối ngày 30 tháng Chạp nghĩa quân Tây Sơn đã hội tại dãy núi Tam Điệp, sau đó đội quân thần tốc của vua Quang Trung đến được Thăng Long vào nửa đêm mùng 3 Tết, đánh chiếm thành công đồn Hà Hồi, sau đó tiến vào Ngọc Hồi. Nghĩa quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn còn Tôn Sĩ Nghị cùng vua tôi Lê Chiêu Thống phải bỏ chạy về phương Bắc.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 5)
Tôn Sĩ Nghị hứa với Lê Chiêu Thống rằng sẽ diệt sạch đạo quân Tây Sơn. Nhưng Lê Chiêu Thống lại rất lo sợ trước đạo quân ấy, bèn cầu cứu nhà Thanh. Nghe tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung sau đó đưa quân ra Nghệ An, mở cuộc duyệt binh lớn rồi tiến quân ra Bắc. Ngày 30 tháng Chạp, nghĩa quân hội tại Tam Điệp. Rạng sáng mùng 3 Tết chiếm được đồn Hà Hồi, tiếp tục tiến vào Ngọc Hồi. Vua Quang Trung nhìn ra nhân tài là Ngô Thì Nhậm, bèn giao cho nhiệm vụ hòa hiếu giữa hai nước cho ông. Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh vào thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị khi ấy sợ mất mật, vua Lê cùng thái hậu sợ hãi bỏ trốn khỏi kinh thành.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 6)
Được tin báo quân thanh vào thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra bắc, thân chinh cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính. ngày ba mươi tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 7)
Khi Quang Trung – Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần thứ hai để bắt Vũ Văn Nhậm, sợ thanh thế Tây Sơn, sau khi Nguyễn Huệ đã rút về Phú Xuân, vua Lê Chiêu Thống sợ hãi sang cầu cứu triều đình Mãn Thanh. Giặc Thanh ồ ạt kéo sang, nhân cơ hội này muốn thôn tính nước ta làm quận, huyện. Được tin, vua Quang Trung rất giận, bèn bàn bạc với tướng sĩ, sắp sẵn kế hoạch tiến đánh, mở cuộc duyệt binh, đích thân an ủi và kêu gọi binh sĩ đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 8)
Được tin báo quân thanh vào thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra bắc, thân chinh cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính. ngày ba mươi tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 9)
Lo sợ trước sự lớn mạnh không ngừng của nghĩa quân Tây Sơn, Lê Chiêu Thống hèn hạ cầu cứu nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh vào Thăng Long mà không mất một mũi tên hòn đạn nên rất kiêu căng tự đắc. Tôn Sĩ Nghị hứa với Lê Chiêu Thống mùng 6 sẽ làm cỏ quân Tây Sơn. Tướng Lân và Sở theo kế của Ngô Thì Nhậm rút về Tam Điệp ,mặt khác sai Văn Tuyết đi báo tin cho Bắc Bình Vương ở kinh đô Huế. Nghe tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận và lập tức lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung. Xuất quân ngày 25 thì 29 đến Nghệ An. Tại đây Quang Trung chiêu lính cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính, chẳng mấy chốc đã được một đội quân tinh nhuệ. Nhà vua chia quân thành 5 đạo và đọc hịch dụ binh. 30 tháng chạp nghĩa quân hội tại Tam Điệp, trách phạt tướng bại trận nhưng nhà vua không quên động viên, khích lệ lòng quân. Tại Tam Điệp, Quang Trung đã nhìn thấu vận nước 10 năm sau và nhìn ra nhân tài Ngô Thì Nhậm giao trọng trách hòa hiếu giữa hai nước cho ông .Vua cho quân ăn tết trước, hẹn mùng 7 ca khúc khải hoàn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật ngựa không kịp đóng yên người ko kịp mặc áo giáp chạy về Phương Bắc.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn lịch sử chương hồi của một số tác giả trong Ngô gia văn phái. Tác phẩm đã khái quát một giai đoạn lịch sử với bao biến cố dữ dội đẫm máu từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa đến khi Gia Long chiếm Bắc Hà (1868 – 1802) như: loạn kiêu binh, triều Lê Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Gia Long lật đổ triều đại Tây Sơn…
Sự sụp đổ không thể cưỡng nổi của triều đại Lê Trịnh và khí thế sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn là hai nội dung lớn được phản ánh qua Hoàng Lê nhất thống chí. Đặc biệt Hồi thứ mười bốn đã thể hiện một cách hào hùng sức mạnh quật khởi của dân tộc trước thù trong giặc ngoài và khắc họa hình tượng Nguyễn Huệ, người anh hùng dân tộc đã làm nên chiến công Đống Đa bất tử.
Được tin báo quân thanh vào thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra bắc, thân chinh cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính. ngày ba mươi tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng.
Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về biên giới phía bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Tóm tắt ý chính văn bản Hoàng Lê Nhất thống chí:
Nghĩa quân Tây Sơn dựa theo kế của Ngô Thì Nhậm đã rút về Tam Điệp và sai quân về Huế báo tin. Nghe tin, Nguyễn Huệ đã vô cùng tức giận và lập tức lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung. Vua Quang Trung xuất quân từ 25 và đến 29 thì tới Nghệ An. Tại đây vua đã triêu mộ được một đội quân tinh nhuệ và chia thành 5 đạo quân. Vào đúng 30 Tết nghĩa quân hợp lại tại Tam Điệp và vua Quang Trung đã động viên, khích lệ nghĩa quân.
Dưới sự chỉ huy tài tình của Quang Trung thì nghĩa quân nhanh chóng giành được thắng lợi. Đến mồng 5 Tết thì nghĩa quân từ Ngọc Hồi tiến vào Thăng Lòng và đại thắng. Tôn Sĩ Nghị mải đón tết mà không hề hay biết sự tấn công bất chợt của nghĩa quân. Chúng cuống cuồng tháo chạy còn vua tôi nhà Lê thì chạy trốn sang phương Bắc.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Lo sợ trước sức mạnh không ngừng phát triển của quân Tây Sơn, Lê Chiêu Thống kêu cứu nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh vào Thăng Long một cách kiêu căng và tự mãn. Tôn Sĩ Nghị hứa hẹn với Lê Chiêu Thống rằng sẽ đánh bại quân Tây Sơn vào ngày 6 tháng giêng. Tướng Lân và Sở, theo kế của Ngô Thì Nhậm, rút quân về Tam Điệp và sai Văn Tuyết báo tin cho Bắc Bình Vương ở kinh đô Huế. Nghe tin này, Nguyễn Huệ trở nên rất tức giận và lập tức lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung. Quân đội của Quang Trung xuất phát vào ngày 25 và đến Nghệ An vào ngày 29. Tại đó, Quang Trung chiêu mộ quân lính cứ ba suất đinh thì lấy một suất lính, nhanh chóng tập hợp một đội quân tinh nhuệ. Nhà vua chia quân thành 5 đạo và đọc hiệu lệnh dự trữ binh. Ngày 30 tháng giêng, quân Tây Sơn họp tại Tam Điệp, trách phạt các tướng bại trận nhưng không quên động viên và khích lệ tinh thần quân. Tại Tam Điệp, Quang Trung đã nhìn thấu tương lai 10 năm sau và chọn Ngô Thì Nhậm làm người giữ vai trò quan trọng trong việc giảng hòa giữa hai nước. Vua cho quân ăn tết trước, hẹn mùng 7 sẽ tổ chức tiệc ca khúc khải hoàn. Rạng sáng mùng 3 tết, quân Tây Sơn tiến gần và đánh bại đồn Hà Hồi, tiếp tục mùng 5 tết tiến đến đồn Ngọc Hồi và xông vào Thăng Long khiến quân Thanh không hề hay biết. Về phía Tôn Sĩ Nghị và vua Lê, họ đón tết mà không hay biết về cuộc nổi dậy của quân Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, không kịp đóng yên ngựa và mặc áo giáp, chạy về phương Bắc. Đám tàn quân theo chạy và làm gãy cầu phao, rơi xuống và gây tắc nghẽn sông Nhị Hà. Vua Lê sợ hãi đưa thái hậu cũng tùy tùng bỏ trốn, cướp cả thuyền của dân, đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị nước mắt lã chã rơi vô cùng thê thảm.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Phản ánh cảm nhận về hình ảnh anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và thất bại của quân Thanh cùng số phận bi đát của Lê Chiêu Thống.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Sau khi nhận được tin báo rằng quân địch đã tiến đến Thăng Long, Bắc Bình Vương trở nên cực kỳ tức giận. Ngay lập tức, ông đã tổ chức một cuộc họp với các tướng sĩ và tế cáo trời đất, rồi lên ngôi Hoàng đế và ban lệnh xuất quân ra phía bắc. Ông tự mình dẫn đầu quân đội và tuyển quân lính trên đường đi. Vào ngày mùng ba mươi tháng chạp, quân đội đã đến núi Tam Điệp, và Bắc Bình Vương đã mở tiệc khao quân để khích lệ tinh thần chiến sĩ. Ông hẹn rằng mùng bảy năm mới sẽ vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Dưới sự chỉ huy tài ba của Quang Trung, quân đội Tây Sơn tiến lên như vũ bão, khiến quân giặc thất trận và bỏ chạy. Tôn Sĩ Nghị, vốn lo sợ mất mật, đã bỏ chạy về phía bắc không kịp đóng yên ngựa và mặc áo giáp, khiến vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy trốn để bảo toàn tính mạng.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Nhận được tin báo Tôn Sĩ Nghị định diệt cỏ đội quân Tây Sơn, Bắc Bình Vương lập tức lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung. Ông mở cuộc duyệt binh lớn, cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính, chiêu mộ được cả một đội quân hùng hậu. Sau đó, nhà vua đọc bài Hịch để khơi dậy lòng quân. Nhà vua chia quân thành 5 đạo, hẹn 30 tháng Chạp hội tụ tại Tam Điệp. Khi ấy, tướng của ông là Ngô Văn Sở bại trận nhưng nhà vua không hề trách phạt mà lại động viên, khích lệ tinh thần binh lính, khiến cho ai nấy đều cảm phục. Nửa đêm ngày mùng 3 Tết Kỉ Dậu, khi quân Thanh còn đang mải mê ăn Tết thì nghĩa quân của Quang Trung đã đánh vào đồn Hà Hồi, sau đó tiến đến Ngọc Hồi khiến cho quân giặc không kịp trở tay mà bỏ chạy toán loạn. Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê phải nhận cái kết bi thảm.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Ngày 24 tháng Chạp 1788, khi nghe tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ tức giận và lập tức đắp đàn ở núi Bân, tế cáo trời đất. Sau đó, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và lập tức ra lệnh xuất quân. Ngày 25, quân đại binh cả bộ lẫn thủy ra Bắc, đến ngày 29 đến Nghệ An. Tại đây, Nguyễn Huệ gặp cống sĩ Nguyễn Thiếp và kén lính. Trong thời gian ngắn, Nguyễn Huệ đã tập hợp được hơn vạn binh tinh nhuệ, sau đó tổ chức duyệt binh lớn và chia quân thành bốn đoàn. Vua Quang Trung dẫn đầu quân ra chiến trường và kêu gọi quân lính rằng:
- Nay quân Thanh đang lên kế hoạch chiếm lấy Thăng Long để biến nước ta thành quận huyện của chúng. Hãy cùng ta đánh đuổi chúng.
Hôm sau, vua Quang Trung ra lệnh tiến quân đến núi Tam Điệp. Các tướng sĩ đều tỏ ra sẵn lòng chịu trách nhiệm. Vua ca ngợi các tướng sĩ và nhấn mạnh về tài năng của họ trong chiến trận. Sau đó, vua tổ chức tiệc mừng và vào đêm mùng 30 Tết, quân ra đường. Họ hứa vào mồng 7 năm mới sẽ nhập thành Thăng Long và mở tiệc ăn mừng. Mọi nơi mà quân Tây Sơn đi qua, quân Thanh đều bị hoảng loạn và chạy trốn. Quân Tây Sơn đã chiếm được lương thực và vũ khí từ đồn Hà Hồi và Ngọc Hồi. Vua đã tổ chức các nhóm lính mang theo ván lớn lấp đường và dẫn đầu chiến hạm. Trên đường đi, quân Thanh không còn cách nào khác ngoài việc chạy trốn, và một lần nữa, họ đã bị đánh bại. Khi quân Tây Sơn tiến vào thành, Tôn Nghị Sĩ cũng phải chạy trốn, còn vua Lê trong cung cũng phải cướp thuyền để qua bờ bắc. Đó là số phận của những kẻ phản dân và vong quốc.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Lê Chiêu Thống sợ uy danh của quân Tây Sơn, sang cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo quân vào Thăng Long. Ngô Văn Sở, tướng của Tây Sơn cho quân lui về núi Tam Điệp để bảo tồn lực lượng và cho quân cấp báo với Nguyễn Huệ. Thuận theo lòng tướng sĩ Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung sau đó tiến quân ra Nghệ An. Ở Nghệ An nhà vua lấy thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn, huấn dụ quân sĩ ai nấy đều đồng sức đồng lòng rồi tiến quân ra Bắc. Đến núi Tam Điệp gặp hai tướng Lân, Sở, Ngô Thời Nhiệm bàn kết hoạch sau khi đánh xong quân Thanh, mở tiệc khao quân.
Hẹn với tướng sĩ tối 30 lên đường, ngày 7 Tết tới Thăng Long. Giặc trấn thủ ở đó chưa đánh đã tan vỡ. Toán quân do thám bị bắt sống hết. Nửa đêm ngày mồng 3 Kỉ Dậu bắt đầu tấn công đồn Hạ Hồi quân giặc sợ hãi xin hàng. Sau đó tiếp tục dang thành chữ nhất tiến công đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, rơi vào kế nghi binh của Tây Sơn, bị dồn xuống đầm vực, bị vùi giày đạp chết hàng vạn người. Giữa trưa hôm ấy quân Tây Sơn kéo vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị nghe tin sợ hãi không kịp mặc áo giáp chạy trốn. Vua Lê Chiêu Thống đem hoàng thân quốc thích rời bỏ kinh thành chạy theo quân Thanh đại bại.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Ngay khi nghe tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ tức giận, họp các tướng sĩ để quyết định ra trận ngay, nhưng được quần thần khuyên nên kiên nhẫn để thu phục lòng dân trước khi tiến hành dẹp loạn. Bắc Bình Vương sau khi nghe tin đã lập tức lên ngôi vua, niên hiệu Quang Trung. Ngày 25-12-1788 (âm lịch), quân Tây Sơn xuất quân ra Bắc, trong một tháng Nguyễn Huệ đã tổ chức đại binh, tuyển mộ lính, tổ chức duyệt binh ở Nghệ An, và lập kế hoạch chiến đấu và đối phó với quân Thanh sau khi giành chiến thắng. Lời kêu gọi của vua tới quân lính ở Nghệ An:
- Quân Thanh tiến đánh, dự định chiếm lấy miền Nam làm địa bàn của họ. Để phá vỡ âm mưu của họ, chúng ta cần hợp sức để thực hiện một sự nghiệp vĩ đại.
Vào đêm 30 tháng Chạp, quân Tây Sơn tiến quân đến Thăng Long. Vua Quang Trung tự lãnh đạo cuộc tấn công, dẫn đầu quân lính, và vượt qua kẻ thù bằng mưu đồ và chiến lược. Dưới sự lãnh đạo tài ba của vua Quang Trung, quân đội đã chiến thắng quân địch, bắt sống các đội do thám của quân Thanh, vây kín làng Hà Hồi, tiêu diệt đồn Ngọc Hồi, tạo nên tinh thần chiến đấu khiến quân Thanh khiếp sợ. Tướng Thanh lo sợ mất quyền lực và lập tức tháo chạy, lính Thanh xin hàng và bỏ chạy. Vua Lê Chiêu Thống và các quan tham đã phải chạy trốn, cướp thuyền của dân để vượt sông và trải qua những ngày đói khát.
Kết thúc, quân Tây Sơn giành chiến thắng, không chỉ đánh đuổi quân Thanh mà còn đàn áp lũ quan phản dân. Chiến công vĩ đại của vua Quang Trung là nguồn tự hào của cả dân tộc.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Nghĩa quân Tây Sơn theo kế hoạch của Ngô Thì Nhậm đã tiến hành rút về Tam Điệp, sau đó cho quân vào Huế báo tin. Nhận được tin, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Quang Trung. Vua Quang Trung tiến quân từ ngày 25, đến ngày 29 về Nghệ An. Tại đây, Quang Trung đã tích cực chiêu mộ được tôn làm đội quân tinh nhuệ, chia làm 5 đạo quân lên kế hoạch đanh giặc. Ngày 30 Tết, nghĩa quân tập hợp tại Tam Điệp và vua Quang Trung đã liên tục động viên, khích lệ tinh thần của nghĩa quân. Binh lính như được tiếp thêm sức mạnh
Dưới sự chỉ huy tài tình của Quang Trung, nghĩa quân nhanh chóng giành được ưu thế. Ngày 5 Tết, nghĩa quân từ Ngọc Hồi tiến về Thăng Long, giành thắng lợi to lớn. Tôn Sĩ Nghị vẫn đang vui vẻ đón tết mà không hề hay biết quân ta tấn công bất chợt. Chúng vội cuống cuồng tìm đường thoát thân còn vua tôi nhà Lê cũng trong tình huống khốn khổ chạy trốn sang phương Bắc.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Lo sợ trước sự lớn mạnh ko ngừng của nghĩa quân Tây Sơn, Lê Chiêu Thống hèn hạ cầu cứu nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh vào Thăng Long mà không mất một mũi tên hòn đạn nên rất kiêu căng tự đắc. Tôn Sĩ Nghị hứa với Lê Chiêu Thống mùng 6 sẽ làm cỏ quân Tây Sơn.
Tướng Lân và Sở theo kế của Ngô Thì Nhậm rút về Tam Điệp, mặt khác sai Văn Tuyết đi báo tin cho Bắc Bình vương ở kinh đô Huế. Nghe tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận và lập tức lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung. Xuất quân ngày 25 thì 29 đến Nghệ An. Tại đây Quang Trung chiêu lính cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính chẳng mấy chốc đã được một đội quân tinh nhuệ. Nhà Vua chia quân thành 5 đạo và đọc hịch dụ binh. 30 tháng chạp nghĩa quân hội tại Tam Điệp, trách phạt tướng bại trận nhưng nhà vua không quên động viên, khích lệ lòng quân.
Tại Tam Điệp, Quang Trung đã nhìn thấu vận nước 10 năm sau và nhìn ra nhân tài Ngô Thì Nhậm giao trọng trách hòa hiếu giữa hai nước cho ông. Vua cho quân ăn tết trước, hẹn mùng 7 ca khúc hải hòan. Rạng sáng mùng 3 tết, đọa quân tiến sát và diệt gọn đồn Hà Hồi, tiếp tục mùng 5 tết tiến đến đồn Ngọc Hồi tiến vào Thăng Long mà quân Thanh vẫn không hề biết, nghĩa quân đại thắng.
Lại nói về Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê, chúng đón tết mà không hề hay biết sự vũ bão của quân Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật ngựa không kịp đóng yên người ko kịp mặc áo giáp chạy về Phương Bắc. Đám tàn quân chạy theo làm gẫy cầu phao nòi rơi xuống tắc nghẽn sông Nhị Hà. Vua Lê sợ hãi đưa thái hậu cùng tùy tùng bỏ chốn cướp cả thuyền của dân, đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị nước mắt lã chã rơi vô cùng thê thảm.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Run sợ trước sức mạnh của nghĩa quân Tây Sơn, vua Lê Chiêu Thống đã cầu viện Quân Thanh. Lấy cớ giúp vua Lê Chiêu Thống, quân Thanh đã kéo sang nước ta ồ ạt với hai mươi vạn quân giặc. Chúng âm mưu xâm lược biến nước ta thành thuộc địa. Khi vừa sang nước ta chúng đã lên kế hoạch tiêu diệt nghĩa quân Tây Sơn. Sau khi nhận được tin Tôn Sĩ Nghị quyết định diệt sạch quân Tây Sơn, Bắc Bình Vương vô cùng tức giận lập tức lên ngôi, lấy hiệu là Quang Trung. Ông mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn, cứ 3 suất đinh thì chọn ra 1 suất lính, từ đó chiêu mộ được một đội quân lớn. Sau đó, vua đọc Chiếu chỉ để khích lệ tinh thần quân sĩ. Vua chia quân làm 5 đạo, định ngày 30 tháng 12 họp tại Tam Điệp. Khi ấy, tướng của ông là Ngô Văn Sở bị đánh bại trong trận đánh cuối cùng, vua không hề trách phạt mà đích thân động viên, khích lệ tinh thần quân sĩ, khiến ai cũng khâm phục. Vua Quang Trung liên tục vạch ra các kế hoạch tác chiến với quân địch. Bằng sự thông minh, mưu lược hơn người, đã nhanh chóng xoay chuyển tình thế. Đến nửa đêm ngày mồng 3 Tết Kỷ Dậu, khi quân Thanh còn đang mải mê ăn Tết thì quân của Quang Trung đã đánh vào đồn Hà Hồi, rồi tiến về Ngọc Hồi, bỏ lại quân địch tay không, tháo chạy trong cảnh hỗn loạn. Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê phải tìm đường tháo chạy trong tình cảnh bi thảm.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Thấy được sức mạnh của quân Tây Sơn, vua Lê Chiêu Thống đã “Cõng rắn cắn nhà gà”, sang cầu cứu nhà Thanh. Nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị cùng 20 vạn quân đánh nước ta nhân danh “giúp” nhà Lê. Nguyễn Huệ nghe tin liền lên ngôi, lấy hiệu là Quang Trung. Nhà vua nhanh chóng tập hợp và dẫn quân ra Bắc đánh quân Thanh. Chỉ trong bốn ngày, quân ta tiến vào Nghệ An. Tại đây, vua Quang Trung tích cực chiêu mộ thêm quân sĩ, tập hợp thanh một đội quân tinh nhuệ đi chinh phạt giặc ngoại xâm. Ngày 30 tháng Chạp, nghĩa quân di chuyển đến Tam Điệp. Quang Trung hứa sẽ mở tiệc mừng chiến thắng và ăn Tết ở kinh thành Thăng Long vào ngày mùng 7 Tết. Giữa lúc vận mệnh đất nước lâm nguy, Quang Trung tin tưởng vào tài năng và sự tận tụy của Ngô Thì Nhậm nên trọng dụng ông để bàn mưu lược cho cuộc chiến. Quân Tây Sơn bất ngờ tấn công ra Bắc. Vào nửa đêm ngày 3 tháng 3 âm lịch năm Kỷ Dậu, quân của vua Quang Trung bao vây làng Hà Hồi, làm cho giặc mất hết can đảm. Rạng sáng ngày 5, nghĩa quân tiến vào thành Ngọc Hồi. Vua dẫn quân vào thành. Quân Thanh chủ quan không có phòng bị, bị quân ta đánh tan tác. Tôn Sĩ Nghị cùng các tướng lĩnh và vua Lê phải giẫm đạp nhau để tìm đường thoát thân.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Khi Quang Trung – Nguyễn Huệ dẫn quân ra Bắc lần thứ hai đánh giặc, khiếp sợ trước uy thế của nghĩa quân Tây Sơn, sau khi Nguyễn Huệ đã rút về Phú Xuân, vua Lê Chiêu Thống sợ hãi và cầu cứu triều đình Mãn Thanh. Quân Thanh ồ ạt kéo đến, lợi dụng cơ hội này để chia làng xã nước ta thành quận, huyện. Nghe tin đó, vua Quang Trung rất tức giận, lập tức bàn bạc với các tướng sĩ, sắp xếp kế hoạch tiến công, tổ chức duyệt binh, đích thân an ủi và kêu gọi binh lính đứng dậy đánh giặc ngoại xâm.
Quang Trung mở tiệc thưởng quân, chia quân thành 5 đạo, đích thân dẫn quân ra trận, đêm 30 Tết lên đường, hứa sẽ mở tiệc mừng chiến thắng tại kinh thành Thăng Long vào ngày mùng 7 Tết.
Quân Tây Sơn đến sông Gián, quân giặc đóng ở đó đều bị đánh tan, quân Thanh đi do thám đều bị bắt sống. Vào nửa đêm ngày mồng 3 Tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung đánh tới Hà Hồi, ông cho binh lính lặng lẽ đóng cửa thành. Quân giặc lúc đó mới nhận ra, sợ hãi buông vũ khí và đầu hàng.
Rạng sáng ngày mồng 5 Tết, quân Tây Sơn xếp thành đội hình “chữ nhất” và tiến về thành Ngọc Hồi. Quân Thanh không chống cự được, chúng tháo chạy tán loạn, giẫm đạp nhau đến chết. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự vẫn. Phía đông thành Thăng Long, vua Quang Trung lừa giặc xuống đầm Mục, cho voi giẫm đạp quân giặc, khiến chúng khiếp sợ và chết như rơm. Giữa trưa, quân Tây Sơn tiến về Thăng Long. Tướng Tôn Sĩ Nghị đang tiệc tùng, nghe tin khẩn cấp, ông sợ đến mất vía. Quân lính chen chúc nhau, giẫm đạp nhau và chạy trốn về nước. Vua Lê Chiêu Thống cũng chạy sang Trung Quốc. Quân Tây Sơn đã giành được toàn thắng trước sự thất bại thạm hại của quân Thanh.
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - (mẫu 10)
Trước sức mạnh to lớn của quân Tây Sơn, vua Lê Chiêu Thống lập tức cầu viện nhà Thanh. Nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị cùng vạn binh lính tính sang nước ta với mưu đồ xâm lược. Nghe tin, thủ lĩnh quân Tây Sơn lúc bấy giờ là Nguyễn Huệ liền lên ngôi ở kinh đô Huế, lấy hiệu là Quang Trung, nhanh chóng dẫn quân ra Bắc đánh giặc. Ngày hai mươi lăm, quân lên đường, đến ngày hai mươi chín, quân có mặt tại Nghệ An. Tại đây, vua Quang Trung chiêu mộ thêm quân lính, ông cứ lọc ra ba suất đinh sẽ lấy một suất lính, và chỉ trong thời gian ngắn, ông đã có một đội quân tinh nhuệ, chia thành năm tốp và cùng hành quân ra Bắc. Đến ngày ba mươi tháng Chạp, quân có mặt tại Tam Điệp. Tại đây, vua đã động viên, khích lệ quân lính nâng cao tinh thần chiến đấu, đồng thời cho quân lính ăn Tết sớm và hứa sẽ ăn mừng chiến thắng vào ngày mùng bảy Tết. Tại đây, vua Quang Trung cũng đã ghi nhận tài năng của Ngô Thì Nhậm và dự đoán tương lai đất nước trong mười năm tới. Nghĩa quân tiếp tục tiến ra Bắc, trong khi ở Bắc, Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê tự mãn, không biết chuyện gì đang xảy ra, đắm chìm trong thú vui rượu chè, thịt nướng trong ngày Tết. Rạng sáng ngày mùng 3 Tết, nghĩa quân tiến công tiêu diệt quân Hà Hồi, tiếp tục mùng Năm tết tiến vào quân Ngọc Hồi, tiến vào Thăng Long đánh, kết quả là quân nghĩa quân giành thắng lợi to lớn, còn Tôn Sĩ Nghị sợ đến mất vía, người không kịp mặc áo giáp mà tháo chạy về Phương Bắc; vua Lê Chiêu Thống cũng mang theo gia quyến, cướp thuyền của dân rồi đuổi theo Tôn Sĩ Nghị một cách rất thảm thương.
Bố cục Hoàng Lê nhất thống chí
- Phần 1: (từ đầu đến “...hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng cháp năm Mậu Thân 1788”): được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc.
- Phần 2: (tiếp theo đến “… vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Phần 3: (còn lại): Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Nội dung chính Hoàng Lê nhất thống chí
Qua đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí”, cảm nhận về vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước hại dân.
Xem thêm các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tóm tắt Tốt-Tô-Chan (totto – chan) bên cửa sổ: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương
Tóm tắt Hoàng lê nhất thống chí
Tóm tắt Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
Tóm tắt Bến nhà rồng năm ấy
Tóm tắt Hiểu rõ bản thân