15 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 8 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Lập kế hoạch chi tiêu

2.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Câu 1. “Tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Kế hoạch chi tiêu.

B. Quản lí tiền hiệu quả.

C. Kế hoạch tài chính.

D. Mục tiêu tài chính.

Đáp án đúng là: A

- Kế hoạch chi tiêu là tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu?

A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai.

B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả.

C. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

D. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.

Đáp án đúng là: C

- Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta:

+ Quản lý tiền một cách hiệu quả, phát hiện được những điểm chưa đúng trong việc sử dụng tài chính, chi tiêu không hợp lý.

+ Định hướng tương lai, phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.

Câu 3. Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện bao nhiêu bước?

A. 4 bước.

B. 5 bước.

C. 6 bước.

D. 7 bước.

Đáp án đúng là: B

Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân bao gồm 5 bước:

- Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

- Bước 2: Xác định các khoản cần chi.

- Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi.

- Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

- Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Câu 4. Cho các dữ liệu sau:

(1) Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

(2) Xác định các khoản cần chi.

(3) Thiết lập quy tắc thu, chi.

(4) Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

(5) Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Câu hỏi: Em hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng trình tự các bước lập kế hoạch chi tiêu.

A. (5) => (4) => (3) => (2) => (1).

B. (4) => (1) => (5) => (3) => (2).

C. (1) => (2) => (3) => (4) => (5).

D. (2) => (5) => (1) => (4) => (3).

Đáp án đúng là: C

Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân bao gồm 5 bước:

- Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

- Bước 2: Xác định các khoản cần chi.

- Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi.

- Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

- Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Câu 5. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc.

B. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp.

D. Cần rèn luyện kĩ năng quản lí tài chính ngay từ khi còn nhỏ.

Đáp án đúng là: B

Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu là ý kiến không đúng, vì: quản lí chi tiêu là một kĩ năng quan trọng mà bất cứ ai cũng cần rèn luyện.

Câu 6. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người lớn đã đi làm kiếm tiền.

B. Khi lâm vào cảnh nợ nần, chúng ta mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu khiến cho việc sử dụng tiền không thoải mái.

D. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp ta đạt được mục tiêu tài chính.

Đáp án đúng là: D

Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp ta đạt được mục tiêu tài chính là nhận định đúng.

Câu 7. Nhân vật nào dưới đây đã chi tiêu, sử dụng tiền chưa hợp lí?

A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.

B. Anh K dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.

C. Mỗi tháng, chị V tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh.

D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.

Đáp án đúng là: A

Hành vi dùng hết số tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu đã cho thấy chị X sử dụng tiền chưa hợp lí (chị đã chi tiêu vượt quá khả năng chi trả của bản thân; mặt khác, chiếc túi xách hàng hiệu cũng không thuộc danh mục đồ dùng thiết yếu)

Câu 8. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bạn K rất thích những mô hình lắp ráp 3D Lego mô phỏng các nhân vật siêu anh hùng. Hằng tháng, bạn đều dành tất cả số tiền tiêu vặt mẹ cho để mua mô hình. Sáng chủ nhật, trong lúc dạo phố cùng với bạn N, bạn K thấy cô bán hàng trưng bày một bộ mô hình mới, nhưng K đã hết sạch tiền tiêu vặt. K bèn quay sang nói với N: “Cậu cho mình vay tiền mua bộ Lego mới này nhé, tháng sau mình sẽ gửi trả cậu tiền”.

Câu hỏi: Nếu là N, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Từ chối, khuyên K nên tiết kiệm trong chi tiêu.

B. Giả vờ không mang tiền để không phải cho K vay.

C. Đồng ý cho K vay dù trong lòng cảm thấy khó chịu.

D. Từ chối và lập tức bỏ về, không đi chơi với K nữa.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống trên, nếu là N, em nên: từ chối không cho K vay tiền và khuyên K nên tiết kiệm chi tiêu, sử dụng tiền một sách hợp lí hơn.

Câu 9. Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu không hợp lí?

A. Bạn T luôn xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

B. Anh K chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

C. Chị X luôn chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.

D. Trước khi đi mua sắm, bạn M thường liệt kê đồ cần mua.

Đáp án đúng là: C

Việc chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp là thói quen chi tiêu không hợp lí, vì: những sản phẩm có chất lượng thấp có thể gây nguy hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Câu 10. Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu hợp lí?

A. Để có tiền mua thỏi son hàng hiệu, chị T đã ăn mì tôm mỗi ngày.

B. Anh M thường xuyên vay tiền bạn để đi xem phim, đi du lịch,…

C. Chị H mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì giá thành rẻ.

D. Anh K chỉ mua những thứ thật sự cần thiết, trong khả năng chi trả.

Đáp án đúng là: D

Việc  “chỉ mua những thứ thực sự cần thiết, trong khả năng chi trả” đã cho thấy anh K có thói quen chi tiêu hợp lí.

Câu 11. Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây chưa biết cách chi tiêu hợp lí?

Tình huống. Thấy V và K thường xuyên mua đồ ăn vặt được bày bán trước cổng trường, bạn N đã nhắc nhở và khuyên hai bạn không nên chi tiêu như vậy, vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.

A. Bạn V.

B.  Bạn K.

C. Bạn N.

D. Hai bạn V và K.

Đáp án đúng là: D

Trong tình huống trên, hai bạn V và K chưa biết cách chi tiêu hợp lí.

Câu 12. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Thu nhập của anh P tương đối cao, nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong tháng, anh thường chi tiêu không kiểm soát, lúc thì mua giày thể thao hàng hiệu, lúc thì đến các nhà hàng, quán café sang trọng để check in, chụp ảnh rồi đăng lên Facebook,… Tới cuối tháng, anh ăn mì tôm cho qua bữa hoặc phải vay thêm tiền của bạn bè, người thân.

Câu hỏi: Nếu là em trai của anh P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Mặc kệ, vì anh P có toàn quyền sử dụng số tiền anh ấy làm ra.

C. Khuyên anh P cứ thoải mái, vì “đời có mấy tý, vui được mấy khi”.

D. Khuyên anh P cần tiết kiệm, chỉ chi tiêu vào những việc cần thiết.

Đáp án đúng là: D

Nếu là em trai của anh P, em nên: khuyên anh P cần tiết kiệm, chỉ chi tiêu tiền vào những việc thực sự cần thiết.

Câu 13. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu?

Tình huống. Trong dịp Tết, bạn N nhận được 2.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà sinh nhật tặng bố, mẹ; mua bộ sách học tiếng Anh,,... Chiều chủ nhật, N cùng K và H đến khu vui chơi, biết N có tiền, K và H ngỏ ý muốn N dùng 600.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn. Tuy nhiên, N đã từ chối và giải thích rõ với các bạn về kế hoạch sử dụng tiền của mình.

A. Bạn K.

B. Bạn H.

C. Bạn N.

D. Hai bạn K và H.

Đáp án đúng là: C

Trong tình huống trên, bạn N đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu.

Câu 14. Sắp tới ngày sinh nhật của bố, bạn A muốn mua một món quà tặng bố, nhưng số tiền tiết kiệm của A chỉ có 150.000 đồng. Nếu là A, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Trộm tiền của mẹ để có thêm tiền mua quà tặng bố.

B. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng bố.

C. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của bố.

D. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng bố.

Đáp án đúng là: B

Nếu là A, trong trường hợp trên, em nên: tự tay làm một món quà nhỏ (ví dụ: thiệp chúc mừng, bánh,…) để tặng bố. Việc tự tay chuẩn bị quà tặng bố vừa ý nghĩa lại vừa giúp em tiết kiệm, chi tiêu hợp lí.

Câu 15. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Chú của bạn B sinh sống và làm việc tại Mỹ. Dịp này về Việt Nam thăm nhà, chú đã cho B một khoản tiền (1 triệu đồng). B dự định dùng số tiền này để đăng kí một khóa học đàn ghi-ta. Sáng chủ nhật, khi tới nhà bạn V chơi, B đã vui vẻ kể lại với V việc mình được chú cho tiền. Thấy vậy, V liền gợi ý: “Cậu có nhiều tiền vậy, hay chúng mình cùng tới rạp xem phim “Vua sư tử” đi”

Câu hỏi: Nếu là B, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Ngay lập tức đồng ý để không làm mất lòng bạn.

B. Lảng tránh sang chuyện khác, coi như chưa nghe thấy.

C. Từ chối, giải thích rõ kế hoạch chi tiêu với các bạn.

D. Từ chối, lập tức bỏ về nhà, không giải thích gì thêm.

Đáp án đúng là: C

Nếu là B, trong trường hợp trên, em nên: từ chối lời đề nghị của bạn V; đồng thời giải thích rõ với các bạn về kế hoạch chi tiêu của bản thân.

Phần 2. Lý thuyết GDCD 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

1. Thế nào là kế hoạch chi tiêu?

- Kế hoạch chi tiêu là tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả (tranh minh họa)

2. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch chi tiêu

- Lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp quản lý tiền một cách hiệu quả, phát hiện được những điểm chưa đúng trong việc sử dụng tài chính, chi tiêu không hợp lý.

- Kế hoạch chi tiêu còn giúp định hướng tương lai, phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.

3. Các bước lập kế hoạch chi tiêu

- Để lập kế hoạch chi tiêu, cần thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có

+ Bước 2: Xác định các khoản cần chi.

+ Bước 3: Thiết lập nguyên tắc thu chi.

+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

+ Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

4. Trách nhiệm của học sinh

- Học sinh phải rèn luyện những thói quen chi tiêu tốt và lập được kế hoạch chi tiêu cho cá nhân một cách phù hợp.

- Ngoài ra, cần giúp đỡ người thân, bạn bè lập kế hoạch chi tiêu hợp lệ trong khả năng của mình.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Trắc nghiệm Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Trắc nghiệm Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Trắc nghiệm Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Đánh giá

0

0 đánh giá