Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 4: Bảo vệ lẽ phải. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
Phần 1. 15 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “……là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội”.
A. Đạo đức.
B. Luân lí.
C. Lí tưởng.
D. Lẽ phải.
Đáp án đúng là: D
Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
Câu 2. “Tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bảo vệ lẽ phải.
B. Bảo vệ đạo đức.
C. Tôn trọng sự thật.
D. Tôn trọng pháp luật.
Đáp án đúng là: A
Bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác.
Câu 2. Câu ca dao nào dưới đây có nội dung phản ánh về vấn đề bảo vệ lẽ phải?
A. “Người sao một hẹn thì nên/ Người sao chín hẹn thì quên cả mười”.
B. “Sông sâu còn có kẻ dò/ Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng”.
C. “Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời”.
D. “Thốt ra lời nói thật hay/ Nhưng mà lòng dạ thì đầy mưu mô”.
Đáp án đúng là: C
Câu ca dao “Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời” phản ánh về việc bảo vệ lẽ phải.
Câu 3. Bảo vệ lẽ phải không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng, pháp luật.
B. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển.
C. Hạn chế sự phát triển của các cá nhân và cộng đồng.
D. Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp.
Đáp án đúng là: C
- Việc bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa quan trọng:
+ Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp.
+ Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển.
+ Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng, pháp luật và lương tri.
Câu 4. Câu tục ngữ “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng” phản ánh về vấn đề nào dưới đây?
A. Bảo vệ lẽ phải.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Yêu nước, đoàn kết.
D. Yêu thương con người.
Đáp án đúng là: D
Câu tục ngữ “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng” phản ánh về việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.
Câu 5. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Tôn trọng, ủng hộ và tuân theo ý kiến của đa số.
B. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.
C. Bảo vệ quan điểm cá nhân đến cùng bất chấp đúng sai.
D. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.
Đáp án đúng là: B
- Biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải
+ Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.
+ Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.
+ Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải.
+ Phê phán thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.
Câu 6. Những người có đức tính trung thực, biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải sẽ
A. nhận được nhiều lợi ích vật chất.
B. bị mọi người xung quanh lợi dụng.
C. được mọi người yêu mến, quý trọng.
D. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
Đáp án đúng là: C
Những người có đức tính trung thực, biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và quý trọng.
Câu 7. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?
A. Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với đạo lí làm người.
B. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.
C. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.
D. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, quý trọng.
Đáp án đúng là: B
Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân là nhận định không đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải.
Câu 8. Hành vi của nhân vật nào dưới đây là biểu hiện của tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Anh P thu thập chứng cứ và tố cáo việc làm vi phạm pháp luật của ông K.
B. Bạn D không ôn tập kiến thức mà chuẩn bị tài liệu để mang vào phòng thi.
C. Biết người thân tàng trữ ma túy, chị H đã che dấu khi cơ quan công an điều tra.
D. Thấy hàng xóm tổ chức đánh bạc, ông S ngó lơ vì không ảnh hưởng đến mình.
Đáp án đúng là: A
Hành động thu thập chứng cứ và tố cáo việc làm vi phạm pháp luật của ông K đã cho thấy anh P biết bảo vệ lẽ phải.
Câu 9. Hành vi của nhân vật nào dưới đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Thấy nhà hàng xóm tổ chức đánh bạc, anh S báo cáo với chính quyền.
B. Chị P nhắc nhở bà X khi thấy bà X cố tình trả thiếu tiền cho khách hàng.
C. Phát hiện kẻ móc túi trên xe bus, bạn T đã bí mật báo cho bác phụ xe.
D. Thấy bạn D mở tài tài liệu trong giờ kiểm tra nhưng K ngó lơ, im lặng.
Đáp án đúng là: D
Việc bạn K im lặng, ngó lơ khi thấy bạn D mở tài liệu trong giờ kiểm tra đã cho thấy bạn K chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.
Câu 10. Trên đường đi học về, bạn T vô tình chứng kiến cảnh bạn M đang bị nhóm của bạn K đe dọa, trấn lột tiền. Thấy bạn T đi đến, bạn K cảnh cáo rằng: “Nếu không muốn bị đòn thì phải giữ im lặng”. Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Hợp sức với bạn M để cùng đánh lại nhóm bạn của K.
B. Tỏ thái độ và lời nói thách thức vì K dám đe dọa mình.
C. Im lặng như lời bạn K nói để bản thân tránh bị liên lụy.
D. Báo cáo sự việc với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời xử lí.
Đáp án đúng là: D
Nếu là bạn T, em nên báo cáo sự việc với giáo viện chủ nhiệm để thầy/ cô kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lí.
Câu 11. Trong tình huống sau đây, bạn học sinh nào đã biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
Tình huống. Trên đường đi học về, bạn P rủ bạn K vào cửa hàng tạp hóa mua quà vặt. Khi ra khỏi cửa hàng, bạn P phát hiện và nói với bạn K rằng: “cô chủ cửa hàng đã đưa thừa 20.000 đồng cho mình, chúng mình lấy số tiền này đi chơi điện tử đi”. Tuy nhiên, K không đồng tình, K khuyên P nên trả lại số tiền thừa cho cô bán hàng, nhưng P không đồng ý.
A. Bạn P.
B. Bạn K.
C. Hai bạn K và P.
D. Không có bạn học sinh nào.
Đáp án đúng là: B
Trong tình huống trên, bạn K đã biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, vì: K đã góp ý và khuyên bạn P nên trả lại số tiền thừa cho cô bán hàng.
Câu 12. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Gần đến ngày thi học kì, nhóm học sinh gồm bạn M, K và T đến thư viện trường để đọc sách. Trong lúc mọi người đang im lặng, tập trung thì bạn M và K vừa đọc sách, vừa cười đùa lớn tiếng gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Câu hỏi: Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm vì việc đó không liên quan tới mình.
B. Lập tức bỏ về vì không khí ồn ào nên không học được.
C. Khuyên các bạn M và K giữ trật tự, không nên làm ồn.
D. Hùa theo, cùng chơi đùa với M và N để thư giãn đầu óc.
Đáp án đúng là: C
Trong trường hợp trên, nếu là T, em nên khuyên hai bạn M và K giữ trật tự, không nên làm ồn, tránh ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Câu 13. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Trên đường đi học về, bạn A vô tình chứng kiến cảnh bạn G bị nhóm bạn H và T chặn đánh, trấn lột tiền. Thấy A đi đến, bạn H cảnh cáo: “Nếu không muốn bị ăn đòn thì phải giữ im lặng”. Vì sợ bị liên lụy nên bạn A đã từ chối khi bạn G yêu cầu làm chứng để tố cáo nhóm H và T với giáo viên chủ nhiệm.
Câu hỏi: Thái độ và hành động của bạn A trong tình huống trên đã cho thấy điều gì?
A. Bạn A chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.
B. Bạn A có tấm lòng yêu thương, giúp đỡ H.
C. Bạn A là người biết giữ chữ tín và tốt bụng.
D. Bạn A quan tâm, chia sẻ khó khăn với bạn H.
Đáp án đúng là: A
Thái độ và hành động của bạn A trong tình huống trên đã cho thấy bạn A chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.
Câu 14. Phát hiện cửa hàng của bà K sử dụng các chất độc hại trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, bạn P định báo lên các cơ quan có thẩm quyền thì bạn C khuyên không nên làm như vậy, vì việc đó không liên quan đến mình.
Câu hỏi: Trong trường hợp này, nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Im lặng, làm theo lời khuyên của bạn C để tránh bị liên lụy.
B. Không tố cáo hành vi của bà K và không mua hàng của bà.
C. Im lặng, rồi cảnh báo người thân không mua hàng của bà K.
D. Bí mật thu thập chứng cứ và báo cáo với lực lượng chức năng.
Đáp án đúng là: D
Bà K đã có nhiều hành vi sai trái, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nếu là P, trong trường hợp này, em nên: bí mật thu thập chứng cứ và báo cáo với lực lượng chức năng.
Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
Tình huống. Lớp 8B là lớp cuối cùng nộp sản phẩm của phong trào kế hoạch nhỏ. Khi mang sản phẩm xuống khu tập trung phế liệu, nhìn danh sách các lớp đã nộp, T thấy lớp mình chỉ kém lớp 9C có 1kg giấy vụn. Cô Tổng phụ trách lại vừa đi ra ngoài, T nói với H: “Mình khai tăng lên 2kg để được vị trí số 1 toàn trường nhé”. Tuy nhiên, H kiên quyết phản đối và ghi đúng khối lượng sản phẩm của lớp mình.
A. Bạn T.
B. Bạn H.
C. Hai bạn T và H.
D. Không có bạn học sinh nào.
Đáp án đúng là: B
Trong tình huống trên, bạn H đã biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.
Phần 2. Lý thuyết GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
1. Khái niệm
- Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
- Bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác.
=> Bảo vệ lẽ phải được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người.
2. Ý nghĩa
- Bảo vệ lẽ phải giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp; góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển.
- Những người có ý thức bảo vệ lẽ phải sẽ luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.
3. Trách nhiệm của học sinh
- Học sinh cần có những lời nói, hành động cụ thể để bảo vệ lẽ phải thông qua các việc làm như:
+ Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điêu đứng đắn.
+ Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.
+ Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải.
+ Lên án, phê phán những hành vi sai trái, không phù hợp lẽ phải.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: