Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 9: Hô hấp ở động vật. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật
Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật
Câu 1: Phát biểu nào sai khi nói về trao đổi khí qua mang?
A. Cá xương là động vật trao đổi khí qua mang.
B. Mang cá được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và phiến mang.
C. Mỗi mang gồm có 2 cung mang, mỗi cung mang có 4 sợi mang, mỗi sợi mang có nhiều phiến mang.
D. Hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với dòng nước chảy qua phiến mang.
Đáp án đúng là: C
C - Sai. Mỗi mang có 4 cung mang, mỗi cung mang có hàng trăm sợi mang, mỗi sợi mang có nhiều phiến mang.
Câu 2: Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang miệng và khoang mang, làm cho
A. dòng nước giàu O2 đi qua mang theo hai chiều song song, không bị ngắt quãng.
B. dòng nước giàu O2 đi qua mang theo một chiều liên tục, không bị ngắt quãng.
C. dòng nước giàu CO2 đi qua mang theo hai chiều song song, không bị ngắt quãng.
D. dòng nước giàu CO2 đi qua mang theo một chiều liên tục, không bị ngắt quang.
Đáp án đúng là: B
Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang miệng và khoang mang, làm cho dòng nước giàu O2 đi qua mang theo một chiều liên tục, không bị ngắt quãng.
Câu 3: Vì sao lưỡng cư có thể sống được cả ở môi trường nước và môi trường cạn?
A. Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú và đa dạng.
B. Vì chi của chúng có màng, vừa bơi được dưới nước và vừa nhảy được ở trên cạn.
C. Vì da của chúng ẩm ướt khi ở dưới nước và khô ráo khi ở trên cạn.
D. Vì lưỡng cư có khả năng hô hấp bằng da và phổi.
Đáp án đúng là: D
Lưỡng cư có thể sống được ở cả môi trường nước và môi trường cạn vì chúng có khả năng hô hấp qua da và qua phổi.
Câu 4: Phổi ở người có diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn là do
A. phổi được cấu tạo từ hàng triệu phế nang.
B. phổi được cấu tạo từ hàng triệu khí quản.
C. phổi có các van đóng, mở phối hợp nhịp nhàng.
D. phổi có hệ thống túi khí nhiều và phân nhánh.
Đáp án đúng là: A
Do phổi được cấu tạo từ hàng triệu phế nang nên diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn (từ 100 – 120 m2, gấp hơn 50 lần diện tích da).
Câu 5: Hoạt động của những loại cơ nào dưới đây gây ra cử động hít vào thở ra bình thường của người?
A. Cơ liên sườn và cơ hoành.
B. Cơ bụng và cơ vai.
C. Cơ vai và cơ hoành.
D. Cơ liên sườn và cơ lưng.
Đáp án đúng là: A
Hoạt động của liên sườn và cơ hoành gây ra cử động hít vào thở ra bình thường của người.
Câu 6: Phát biểu nào đúng khi nói về vai trò của hô hấp?
A. Hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống.
B. Hô hấp lấy CO2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống.
C. Hô hấp thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài, làm mất cân bằng môi trường trong cơ thể.
D. Hô hấp lấy CO2 và thải ra O2 giúp đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.
Đáp án đúng là: A
Hô hấp là quá trình lấy O2 liên tục từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài.
Câu 7: Ở động vật, bộ phận hoặc cơ quan thực hiện trao đổi khí O2 và CO2 với môi trường gọi là
A. ống trao đổi khí.
B. bề mặt trao đổi khí.
C. áp suất trao đổi khí.
D. thể tích trao đổi khí.
Đáp án đúng là: B
Ở động vật, bộ phận hoặc cơ quan thực hiện trao đổi khí O2 và CO2 với môi trường gọi là bề mặt trao đổi khí.
Câu 8: Trao đổi khí của thủy tức và giun đất thuộc hình thức nào sau đây?
A. Trao đổi khí qua mang.
B. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
C. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
D. Trao đổi khí qua phổi.
Đáp án đúng là: C
Trao đổi khí của thủy tức và giun đất thuộc hình thức trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
Câu 9: Phát biểu nào đúng khi nói về trao đổi khí qua hệ thống ống khí?
A. Ngành ruột khoang và giun dẹp trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
B. Hệ thống ống khí bao gồm các ống khí lớn phân thành thành các phế quản và phế nang.
C. Ống khí lớn nhất là ống khí tận, tạo ra bề mặt trao đổi khí lớn.
D. Lỗ thở có van đóng, mở điều tiết không khí ra, vào ống khí.
Đáp án đúng là: D
Lỗ thở có van đóng, mở điều tiết không khí ra, vào ống khí.
A – Sai. Ngành ruột khoang và giun dẹp trao đổi khí qua bề mặt cơ thể. Côn trùng và một số chân khớp khác sống trên cạn trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
B – Sai. Hệ thống ống khí bao gồm các ống khí lớn phân nhánh thành các ống khí nhỏ dần và ống khí nhỏ nhất là ống khí tận.
C – Sai. Ống khí nhỏ nhất là ống khí tận.
Câu 10: Thông khí ở côn trùng là
A. nhờ khí O2 và CO2 khuếch tán qua toàn bộ bề mặt cơ thể.
B. nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang miệng và khoang mang.
C. nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân, phối hợp với đóng, mở các van lỗ thở.
D. nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích các van lỗ thở, phối hợp với đóng, mở thành bụng.
Đáp án đúng là: C
Thông khí ở côn trùng là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân, phối hợp với đóng, mở các van lỗ thở.
Câu 11: Ở chim, khi hít vào không khí giàu
A. CO2 đi vào phổi và vào nhóm túi khí sau.
B. CO2 đi vào phổi và vào nhóm túi khí trước.
C. O2 đi vào phổi và vào nhóm túi khí sau.
D. O2 đi vào phổi và vào nhóm túi khí trước.
Đáp án đúng là: C
Ở chim, khi hít vào không khí giàu O2 đi vào phổi và vào nhóm túi khí sau.
Câu 12: Rèn luyện thể dục, thể thao có lợi ích gì đối với hệ hô hấp?
A. Giúp cơ hô hấp phát triển to hơn, săn chắc hơn, co khỏe hơn.
B. Giúp tăng nhịp thở, lấy được nhiều khí oxygen hơn.
C. Giúp giảm thể tích khi hít vào hoặc thở ra, giảm áp lực lên phổi.
D. Giúp phòng chống mọi bệnh tật gây ra với hệ hô hấp.
Đáp án đúng là: A
Rèn luyện thể dục, thể thao tác động rõ rệt đến hệ hô hấp. Cơ hô hấp phát triển hơn (to hơn, săn chắc hơn, co khỏe hơn), dẫn đến tăng thể tích khí lưu thông, tăng thông khí phổi/phút và giảm nhịp thở.
Câu 13: Khói thuốc lá gây ra những tác động xấu cho sức khỏe người hút và người hít phải khói thuốc vì
A. khói thuốc có chứa tác nhân gây bệnh là virus gây bệnh cho con người.
B. khói thuốc có chứa tác nhân gây bệnh là nấm mốc gây bệnh cho con người.
C. khói thuốc có chứa các chất hóa học độc hại như nicotine, carbon monoxide, tar.
D. khói thuốc có chứa bụi mịn làm hệ hô hấp ngừng hoạt động ngay lập tức.
Đáp án đúng là: C
Khói thuốc lá gây ra những tác động xấu cho sức khỏe người hút và người hít phải khói thuốc vì khói thuốc có chứa các chất hóa học độc hại như nicotine, carbon monoxide, tar,…
Câu 14: Khi nuôi tôm, cá với mật độ cao người ta thường dùng máy sục khí vào nước nuôi nhằm
A. loại bỏ các tạp chất và vi sinh vật trong nước, giúp tôm, cá khỏe mạnh hơn.
B. giúp cho nước trong hơn để tôm, cá có thể nhìn thấy nguồn thức ăn.
C. đảm bảo cung cấp đủ lượng carbon dioxide giúp cho tôm, cá hô hấp.
D. đảm bảo cung cấp đủ lượng oxygen trong nước giúp cho tôm, cá hô hấp.
Đáp án đúng là: D
Khi nuôi tôm, cá với mật độ cao người ta thường dùng máy sục khí vào nước nuôi nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxygen trong nước giúp cho tôm, cá hô hấp.
Câu 15: Vì sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu quả trao đổi khí của chim bồ câu lại cao hơn so với chuột?
A. Vì chim có đời sống bay lượn nên lấy được các khí ở trên cao sạch và có nhiều oxi hơn.
B. Vì chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh chim giúp phổi chim co giãn tốt hơn.
C. Vì phổi chim có hệ thống ống khí trao đổi khí nên chứa được nhiều khí hơn, còn phổi của chuột không có hệ thống ống khí nên chứa được ít khí.
D. Vì hệ thống hô hấp của chim gồm phổi và hệ thống túi khí, hô hấp kép và không có khí cặn.
Đáp án đúng là: D
Phổi của chim có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với phổi của thú nhưng hiệu quả trao đổi khí lại rất cao vì: Phổi của chim gồm hệ thống các ống khí xếp song song. Ngoài ra còn có các túi khí trước và túi khí sau, có hệ thống các van chỉ cho khí lưu thông một chiều từ mũi → túi khí sau → phổi → túi khí trước → mũi → môi trường ngoài. Chim hô hấp kép cả khi hít vào và thở ra đều có hoạt động trao đổi khí ở phổi. Trong phổi không có khí cặn nên hiệu quả trao đổi khí cao hơn thú.
Phần 2. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật
I. Vai trò của hô hấp
- Hô hấp có vai trò quan trọng trong việc lấy O2 và thải CO2, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống và duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.
- Vai trò với động vật
+ Lấy O2 từ môi trường sống cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
+ Thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hoá ra môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.
II. Các hình thức trao đổi khí
- Ở động vật, bề mặt trao đổi khí gọi là bề mặt trao đổi khí bé. Bề mặt này có thể là da, mang, phổi, hệ thống ống khí hoặc bề mặt cơ thể. Trao đổi khí O2 và CO2 đi qua bề mặt trao đổi khí dựa trên hai nguyên lý: khuếch tán từ nơi có phân áp cao sang nơi có phân áp thấp và khuếch tán qua bề mặt mỏng, ẩm ướt.
1. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể
- Động vật không có cơ quan trao đổi khí chuyên hoá như Ruột khoang, Giun dẹp, v.v... và cả động vật có cơ quan trao đổi khí chuyên hoá như Giun đốt, ếch, v.v... đều trao đổi khí qua toàn bộ bề mặt cơ thể.
2. Trao đổi khi qua hệ thống ống khí
- Côn trùng và một số chân khớp khác sống trên cạn trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
- Hệ thống ống khí bao gồm các ống khi lớn nhánh thành các ống khí nhỏ hơn dần, và ống khí nhỏ nhất là ống khi tận.
- Ống khí tận là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào, và các ống khí thông với bên ngoài qua các lỗ thở.
- Thông khí ở côn trùng được tạo ra bởi hoạt động của các cơ hô hấp, phối hợp với đồng để mở các van lỗ thở và thay đổi thể tích khoang thân.
3. Trao đổi khí qua mang
- Mang là cơ quan trao đổi khí chuyên hoá của động vật sống trong môi trường nước như Thân mềm, Chân khớp, Cá sụn, Cá xương, nòng nọc lưỡng cư. Mỗi loài có cấu trúc mang khác nhau nhưng đều có diện tích trao đổi khí lớn.
- Mỗi mang được cấu tạo từ các cung mang, soi mang và phiến mang, mỗi mang nằm trong một khoang mang. Trong khoang mang, dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước đi qua phiến mang, tối ưu hoá trao đổi khí giữa máu mao mạch với nước.
- Trao đổi khí qua mang của Thân mềm, Chân khớp cũng tương tự nhưng không có dòng máu trong mao mạch chảy ngược chiều với dòng nước.
4. Trao đổi qua phổi
- Phổi là cơ quan trao đổi khi chuyển hoá của nhiều động vật sống trên cạn như Bò sát, Chim và Thủ.
- Lưỡng cư cũng có phổi nhưng phổi ít phế nang nên trao đổi khi diễn ra chủ yếu qua da.
- Phổi cùng với đường dẫn khí, cơ hô hấp tạo nên hệ hô hấp của người. Do phổi được tạo thành từ hàng triệu phế nang nên diện tích bề mặt trao đổi khi rất lớn (từ 100 m đến 120 m, gấp hơn 50 lần diện tích da). Phế nang có hệ thống mao mạch bao quanh dày đặc.
- Kiểu thông khí nhờ áp suất âm: Phổi là cơ quan trao đổi khi của nhiều động vật sống trên cạn như Bò sát, Chim và Thủ.
- Phổi chim có cấu tạo khác so với phổi người và Thú. Phổi chim thông với hệ thống túi khí và không có phế nang. Ở Chim, phế quản phân nhánh thành các ống khi rất nhỏ, gọi là mao mạch khí. Không khí trong các mao mạch khi trao đổi khi O2 và CO2, với máu trong các mao mạch máu.
III. Bệnh về hô hấp
- Bệnh hô hấp ở người có nhiều loại và có thể gây ra hậu quả xấu cho sức khoẻ, thậm chí dẫn đến tử vong.
- Bệnh có thể ở đường dẫn khí hoặc ở phổi, ví dụ như viêm mũi, viêm phế quản, ung thư khí quản, viêm phổi, lao phổi, và nhiều loại khác.
- Bệnh hô hấp có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ô nhiễm không khí và khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu.
IV. Lợi ích của luyện tập thể dục thể thao với hô hấp
- Luyện tập thể dục, thể thao còn giúp tăng cường sự tuần hoàn của máu và oxy hóa tốt hơn, cải thiện chức năng của hệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nó cũng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi và tăng khả năng chống lại các bệnh lây nhiễm.
Sơ đồ tư duy Bài 9: Hô hấp ở động vật