Giải SGK Sinh học 10 (Chân trời sáng tạo) Ôn tập chương 2

11.3 K

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Ôn tập chương 2 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Ôn tập chương 2 từ đó học tốt môn Sinh 10.

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Ôn tập chương 2

Bài tập (trang 55)

Bài 1 trang 55 Sinh học 10: Chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ trong hình dưới đây.

Sinh học 10 Ôn tập chương 2 | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Tế bào nhân sơ được cấu tạo gồm các phần chính là thành tế bào và màng sinh chất, tế bào chất (gồm ribosome, plasmid, hạt dự trữ) và vùng nhân. Ngoài màng tế bào, tế bào nhân sơ còn  có thể có lông, roi, thành tế bào và lớp vỏ nhầy.

Trả lời:

1. Roi   

2. Lông

3. Ribosome

4. Tế bào chất

5. Vùng nhân

6. Màng tế bào

7. Thành tế bào

8. Vỏ nhầy

Bài 2 trang 55 Sinh học 10: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.

a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 – 7 µm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bao bọc.

b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.

c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.

d. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.

e. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: lưới nội chất, tế bào chất và nhân tế bào.

g. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.

h. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn lam.

i. Chỉ có tế bào thực vật và tế bào nấm mới có thành tế bào.

Phương pháp giải:

- Tế bào nhân sơ được cấu tạo gồm các phần chính là thành tế bào và màng sinh chất, tế bào chất (gồm ribosome, plasmid, hạt dự trữ) và vùng nhân. Ngoài màng tế bào, tế bào nhân sơ còn  có thể có lông, roi, thành tế bào và lớp vỏ nhầy.

- Tế bào động vật gồm: Màng tế bào, tế bào chất chứa các bào quan (bộ máy Golgi,  mạng lưới nội chất,  khung xương tế bào,  ty thể,  lysosome, trung thể, không bào, ribosome, khung xương tế bào, trung thể) và nhân tế bào.

- Tế bào động vật gồm: Thành tế bào, Màng tế bào, tế bào chất chứa các bào quan (bộ máy Golgi,  mạng lưới nội chất,  khung xương tế bào,  ty thể,  lysosome, trung thể, không bào, ribosome, khung xương tế bào, lục lạp) và nhân tế bào.

Trả lời:

a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 – 7 µm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bao bọc.

Đúng. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh (chưa có màng nhân) nên được gọi là nhân sơ và chỉ có một bào quan là ribosome.

b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.

Sai. Vi khuẩn là vi sinh vật những là tế bào nhân sơ.

c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.

Đúng. Tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất cấu tạo nên thế giới sống.

d. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.

Đúng. Mỗi tế bào vi khuẩn là một cơ thể vi khuẩn.

e. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: lưới nội chất, tế bào chất và nhân tế bào.

Sai. Có những tế bào thiếu một trong các thành phần đó như tế bào hồng cầu thiếu nhân; tế bào vi khuẩn không có lưới nội chất,...

g. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.

Đúng. Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là màng tế bào; tế bào chất và vùng nhân, trong đồ tế bào chất chứa ribosome là bào quan duy nhất.

h. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn lam.

Sai. Vi khuẩn lam là tế bào nhân sơ và tế bào nhân sơ chỉ có ribosome là bào quan duy nhất.

i. Chỉ có tế bào thực vật và tế bào nấm mới có thành tế bào.

Đúng. Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu từ cellulose (ngoài ra còn có pectin và protein), còn thành tế bào nấm là chitin.

Bài 3 trang 55 Sinh học 10: Khi bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh nhân thường được kê đơn thuốc có chứa kháng sinh. Tại sao kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn mà ít gây ảnh hưởng đến tế bào người?

Phương pháp giải:

Kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn.

Trả lời:

Kháng sinh bởi nó có khả năng nhận diện và tấn công vào các quá trình sống của chúng nên kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn mà ít gây ảnh hưởng đến tế bào người.

Bài 4 trang 55 Sinh học 10: Tại sao khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) thường ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra?

Phương pháp giải:

- Động vật kí sinh là các sinh vật được cấu tạo từ các tế bào nhân thực.

- Vi khuẩn là sinh vật được cấu tạo từ tế bào nhân sơ.

Trả lời:

  Vì động vật kí sinh và con người đều được cấu tạo từ tế bào nhân thực, nên đến bị thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh tác động nhầm đến tế bào người; còn vi sinh vật có cấu tạo tế bào khác với con người nên con người ít bị ảnh hưởng bởi kháng sinh hơn.

Bài 5 trang 55 Sinh học 10: Tại sao lá ở một số loài thực vật (tía tô, rau dền, huyết dụ,..) lại có màu đỏ hoặc tím trong khi lá ở các loài khác thì không?

Phương pháp giải:

Ở thực vật có các sắc tố thực vật như Chlorophyll, carotenoid, Anthocyanin,... có vai trò hấp thu năng lượng ánh sáng để thực vật thực hiện quang hợp.

Trả lời:

Một số loài thực vật (tía tô, rau dền, huyết dụ,..) lại có màu đỏ hoặc tím trong khi lá ở các loài khác thì không vì ngoài Chlorophyll thì chúng còn có sắc tố anthocyanin tạo nên màu đỏ hoặc tím, còn các thực vật khác thì không có sắc tố này.

Bài 6 trang 55 Sinh học 10: Khi hình dạng tế bào thay đổi có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, ví dụ: Tế bào hồng cầu bình thường có hình đĩa, khi bị đột biến có hình liềm (bệnh hồng cầu hình liềm). Hãy tìm hiểu thông tin về bệnh hồng cầu hình liềm và cho biết sự thay đổi hình dạng của tế bào hồng cầu đã gây ra những hậu quả gì.

Phương pháp giải:

Em có thể tìm hiểu các thông tin về nguyên nhân, cách điều trị, dấu hiệu và hậu quả của bệnh,....

Trả lời:

- Nguyên nhân: Đột biến gen sản xuất hemoglobin dẫn đến biến hồng cầu.

- Triệu chứng: Thiếu máu, mệt mỏi, nhiễm trùng, tăng trưởng chậm,  ảnh hưởng đến thị giác, da nhợt nhạt, da vàng, nhịp tim nhanh,...

- Hậu quả và biến chứng:

+ Người sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan do thiếu O2 cho các hoạt động trong tế bào.

+ Đột quỵ do thiếu máu đến não và có thể gây tử vong.

+ Hội chứng ngực cấp: bệnh nhân đau ngực, khó thở và sốt.

+ Tổn thương cơ quan: Mù mắt, loét da, có thể làm tổn thương các dây thần kinh và các cơ quan trong cơ thể, bao gồm thận, gan và lá lách

+ Sỏi mật.

+...

- Bệnh có thể di truyền, và nếu em bé bị bệnh này là do cả bố và mẹ đều mang gen đột biến.

- Biện pháp điều trị:

+ Ghép tủy xương (ghép tế bào gốc) giúp tạo ra các tế bào hồng cầu mới bình thường. Biện pháp này có thể gây rủi ro và khó khăn để tìm người hiến tủy phù hợp.

+ Truyền máu: giúp tăng số lượng hồng cầu bình thường trong cơ thể người bệnh. + Thuốc: Thuốc có vai trò trong ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm đau.

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 10: Thực hành: Quan sát tế bào

Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Bài 12: Thực hành: Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Đánh giá

0

0 đánh giá