15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 5 (Kết nối tri thức) có đáp án: Thực hành: Quang hợp ở thực vật

2.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 5: Thực hành: Quang hợp ở thực vật sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 5: Thực hành: Quang hợp ở thực vật. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 5: Thực hành: Quang hợp ở thực vật

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 5: Thực hành: Quang hợp ở thực vật

 Câu 1: Trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột, việc đun sôi cách thủy lá trong cồn 90o nhằm mục đích

A. Loại bỏ sắc tố xanh của lá giúp dễ quan sát thí nghiệm hơn.

B. Loại bỏ gân lá giúp dễ quan sát thí nghiệm hơn.

C. Làm cho lá tan trong nước giúp dễ quan sát thí nghiệm hơn.

D. Làm cho nước trong lá bốc hơi hết giúp dễ quan sát thí nghiệm hơn.

Đáp án đúng là: A

Trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột, việc đun sôi cách thủy lá trong cồn 90o nhằm mục đích loại bỏ sắc tố xanh của lá giúp dễ quan sát thí nghiệm hơn.

Câu 2: Nguyên lí của thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp là

A. Một số dung môi hữu cơ có khả năng chuyển hóa tinh bột thành màu đỏ đặc trưng.

B. Ethanol là thuốc thử tinh bột. Khi nhỏ iodine vào tinh bột, tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh tím.

C. Iodine là thuốc thử tinh bột. Khi nhỏ iodine vào tinh bột, tinh bột sẽ chuyển thành màu đỏ.

D. Iodine là thuốc thử tinh bột. Khi nhỏ iodine vào tinh bột, tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh tím.

Đáp án đúng là: D

Nguyên lí của thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp là: Iodine là thuốc thử tinh bột. Khi nhỏ iodine vào tinh bột, tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh tím.

Câu 3: Bọt khí nổi lên ở cành rong đuôi chó được đặt ngoài ánh sáng là khí

A.carbon dioxide thoát ra trong quá trình quang hợp.

B. oxygen thoát ra trong quá trình quang hợp.

C. nitrogen thoát ra trong quá trình quang hợp.

D. hydrogen thoát ra trong quá trình quang hợp.

Đáp án đúng là: B

Bọt khí nổi lên ở cành rong đuôi chó được đặt ngoài ánh sáng là khíoxygen thoát ra trong quá trình quang hợp.

Câu 4: Lá cây khi quang hợp tổng hợp được

A. tinh bột và thải ra khí carbon dioxide.

B. tinh bột và thải ra khí oxygen.

C. tinh bột và thải ra khí nitrogen.

D. lipid và thải ra khí oxygen.

Đáp án đúng là: B

Lá cây khi quang hợp tổng hợp được tinh bột và thải ra khí oxygen.

Câu 5: Vì sao trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp cần sử dụng iodine làm thuốc thử?

A. Vì dung dịch iodine phản ứng với tính bột tạo thành màu đỏ đặc trưng.

B. Vì dung dịch iodine phản ứng với tính bột tạo thành màu xanh tím đặc trưng.

C. Vì chỉ có dung dịch iodine mới tác dụng với tinh bột.

D. Vì dung dịch iodine chuyển hóa tinh bột thành đường đơn dễ quan sát.

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp cần sử dụng iodine làm thuốc thử vì dung dịch iodine phản ứng với tính bột tạo thành màu xanh tím đặc trưng.

Câu 6: Để quan sát lục lạp trong tế bào thực vật, người ta thường sử dụng mẫu vật nào dưới đây?

A. Lá tía tô.

B. Lá rong mái chèo.

C. Củ cà rốt.

D. Củ khoai tây.

Đáp án đúng là: B

Để quan sát lục lạp trong tế bào thực vật, người ta thường sử dụng mẫu vật có màu xanh và dễ thao tác như lá rong mái chèo, rong đuôi chó, …

Câu 7: Các sắc tố quang hợp có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tan hoàn toàn trong nước.

B. Tan tốt trong nước và dung môi hữu cơ.

C. Ít tan trong nước và tan trong dung môi hữu cơ.

D. Ít tan trong dung môi hữu cơ và tan trong nước.

Đáp án đúng là: C

Các sắc tố quang hợp có đặc điểm ít tan trong nước và tan trong dung môi hữu cơ.

Câu 8: Có thể sử dụng dung dịch nào sau đây để tiến hành thí nghiệm tách chiết sắc tố trong lá cây?

A. Dung dịch Acetone.

B. Nước.

C. Dầu ăn.

D. NaCl.

Đáp án đúng là: A

Có thể sử dụng dung dịch acetone 80% để tiến hành thí nghiệm tách chiết sắc tố trong lá cây, do acetone là dung môi hữu cơ có khả năng phá vỡ liên kết giữa diệp lục, lipid và protein trong lá, nhờ đó có thể tách chiết sắc tố ở dạng dung dịch.

Câu 9: Dung dịch dùng để chạy sắc kí là hỗn hợp

A. nước và đường tỉ lệ 10 : 1.

B. nước và dầu ăn với tỉ lệ 14 : 1.

C. petroleum ether và ethanol tỉ lệ 10 : 1.

D. petroleum ether và ethanol tỉ lệ 14 : 1.

Đáp án đúng là: D

Dung môi dùng để chạy sắc kí là hỗn hợp petroleum ether và ethanol tỉ lệ 14 : 1.

Câu 10: Trong thí nghiệm tách chiết sắc tố quang hợp từ lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Muốn tách chiết diệp lục thì phải sử dụng lá vàng hoặc sử dụng các loại củ có màu.

B. Sử dụng acetone để bảo quản sắc tố, ngăn cản sắc tố tách ra khỏi tế bào.

C. Muốn tách chiết diệp lục thì phải ngâm các mẫu lá trong dung môi thích hợp từ 10 – 25 giờ.

D. Sử dụng cồn hoặc acetone để tách chiết diệp lục ra khỏi lá.

Đáp án đúng là: D

Vì diệp lục là chất bị hòa tan trong dung môi hữu cơ.

A - sai. Vì lá vàng hoặc các loại củ màu vàng thì chủ yếu là sắc tố carotenoid (hàm lượng diệp lục rất thấp).

B - sai. Vì acetone là dung môi hữu cơ nên nó sẽ hòa tan các sắc tố.

C - sai. Vì chỉ cần ngâm lá trong dung môi khoảng 1 giờ.

Câu 11: Trong thí nghiệm phát hiện có sự tạo thành khí oxygen trong quá trình quang hợp, việc thiết kế để cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng nhằm mục đích

A. tạo ra điều kiện quang hợp khác nhau: cây ở cốc A quang hợp mạnh, cây ở cốc B quang hợp yếu.

B. tạo ra điều kiện quang hợp khác nhau: cây ở cốc A quang hợp yếu, cây ở cốc B quang hợp mạnh.

C. tạo ra điều kiện quang hợp khác nhau: cây ở cốc A không quang hợp, cây ở cốc B quang hợp bình thường.

D. tạo ra điều kiện quang hợp khác nhau: cây ở cốc A quang hợp bình thường, cây ở cốc B không quang hợp.

Đáp án đúng là: C

Mục đích của việc thiết kế để cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng nhằm mục đích tạo ra điều kiện quang hợp khác nhau để so sánh kết quả thí nghiệm: Để cốc A ở chỗ tối để cây ở cốc A không nhận được ánh sáng → không tiến hành quang hợp được; để cốc B ở chỗ có ánh sáng để cây ở cốc B nhận được ánh sáng → tiến hành quang hợp bình thường.

Câu 12: Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh, khi nhỏ thuốc thử iodine, phần lá bị che không xuất hiện màu xanh tím đặc trưng là do

A. phần lá bị che không nhận được ánh sáng nên không thể quang hợp để tạo ra tinh bột.

B. phần lá bị che không nhận được ánh sáng nên không thể quang hợp để tạo ra diệp lục.

C. phần lá bị che không nhận được oxygen nên không thể quang hợp để tạo ra tinh bột.

D. phần lá bị che không nhận được oxygen nên không thể quang hợp để tạo ra diệp lục.

Đáp án đúng là: A

Phần lá bị che sẽ không nhận được ánh sáng → Phần lá này sẽ không tiến hành quá trình quang hợp, không tạo ra được tinh bột → Khi nhỏ iodine, sẽ không cho màu xanh tím đặc trưng.

Câu 13: Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh,việc đặt cây thí nghiệm vào chỗ tối 2 ngày nhằm

A. làm tạm dừng quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho tinh bột hình thành trong lá trước đó được vận chuyển hoặc phân giải hết.

B. làm tạm dừng quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho diệp lục hình thành trong lá trước đó được vận chuyển hoặc phân giải hết.

C. làm tăng cường quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho tinh bột được tổng hợp nhanh và nhiều hơn.

D. làm tăng cường quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho diệp lục được tổng hợp nhanh và nhiều hơn.

Đáp án đúng là: A

Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh,việc đặt cây thí nghiệm vào chỗ tối 2 ngày nhằmlàm tạm dừng quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho tinh bột hình thành trong lá trước đó được vận chuyển hoặc phân giải hết. Điều này sẽ đảm bảo được tính chính xác của kết quả khi nhỏ thuốc thử iodine.

Câu 14: Trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp, vì sao phải dùng băng giấy đen để che phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt?

A. Để hạn chế sự thoát hơi nước ở lá.

B. Để phần bị che phủ không tiếp xúc với ánh sáng.

C. Để xác định mẫu lá khảo sát thí nghiệm.

D. Giúp lá cây không bám bụi.

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp, phải dùng băng giấy đen để che phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt để phần bị che phủ không tiếp xúc với ánh sáng.

Câu 15: Việc cho các loại cây thủy sinh (ví dụ như rong đuôi chó) vào các bể cá cảnh ngoài tác dụng tạo tính thẩm mĩ còn có tác dụng nào sau đây?

A. Cung cấp thêm oxygen cho sinh vật sống trong bể cá.

B. Cung cấp thêm carbon dioxide cho sinh vật sống trong bể cá.

C. Cung cấp thêm diệp lục cho sinh vật sống trong bể cá.

D. Cung cấp thêm chất khoáng cho sinh vật sống trong bể cá.

Đáp án đúng là: A

Môi trường nước có nồng độ oxygen thấp mà cây thủy sinh có khả năng quang hợp tạo khí oxygen → Việc cho các loại cây thủy sinh (ví dụ như rong đuôi chó) vào các bể cá cảnh ngoài tác dụng tạo tính thẩm mĩ còn có tác dụng cung cấp thêm oxygen cho sinh vật sống trong bể cá.

Phần 2. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 5: Thực hành: Quang hợp ở thực vật

Yêu cầu cần đạt:

  • Quan sát được lục lọ trong tế bào thực vật nhận biết tách chiết các sắc tố trong lá cây
  • Thiết kế và thực hiện được thí nghiệm về sự hình thành tính bột thải khí oxygen trong quá trình quang hợp

Chuẩn bị:

  • Dụng cụ, thiết bị: kim mũi mác, lam kính, lamen, kính hiển có vật kính 10x và 40x, bình tam giác, cốc thuỷ tính, giấy sắc ký, ống eppendorf, bình sắc ký hình trụ có nắp đậy, ống mao dẫn chuyên dùng cho sắc ký, thước kẻ, bút chì, giá thí nghiệm, panh, bằng giấy đen, nước ấm (khoảng 400C), đĩa petri, đèn cồn, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, que đóm, bật lửa/diêm.
  • Hóa chất: nước cất, acetone 80%, dung môi dùng để chạy sắc ký là hỗn hợp petroleum ether và ethanol tỉ lệ 4:1
  • Mẫu vật: cây rong mái chèo hoặc lá thài lài tía, lá cây, chậu cây khoai tây.

Quan sát lục lạp trong tế bào thực vật

  • Nguyên lí: lục lạp là bào quan có màu, di chuyển trong dịch tế bào, có thể quan sát dưới kính hiển vi.
  • Quy trình thí nghiệm:

Bước 1: Lấy một lá rong mái chèo còn tươi, nguyên vẹn và cuốn phiến lá vòng qua ngón tay trỏ (kẹp giữ lá bằng ngón cái và ngón giữa). Dùng kim mũi mác bóc lấy lớp biểu bì của lá.

Bước 2: Đặt mẫu biểu bì lên lam kính, nhỏ 1 giọt nước cất lên trên, đậy lamen. Quan sát bằng kính hiển vi với vật kính 10x và 40x.

Bước 3: Vẽ hình ảnh quan sát được vào vở.

Tách chiết các sắc tố trong lá cây

  • Nguyên lí: một số dung môi hữu cơ có khả năng phá vỡ liên kết giữa diệp lục, lipid và protein trong lá, nhờ đó có thể tách chiết sắc tố ở trạng thái dung dịch. Sử dụng sắc ký giấy với dung môi thích hợp có thể tách và quan sát các sắc tố thành phần
  • Quy trình thí nghiệm:

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch sắc tổ: cân khoảng 2 g lá tươi đã cắt bỏ cuống và gân chính. Dùng kéo cắt nhỏ lá, cho vào bình tam giác. Đổ vào đó khoảng 20 mL acetone 80% cho ngập mẫu. Sau 1 giờ, thu được dung dịch sắc tố.

 

Bước 2: Chuẩn bị dung dịch sắc ký hỗn hợp petroleum ether và ethanol tỷ lệ 14:1.

Bước 3: Tiến hành thí nghiệm: Lấy 0,3 mL dung dịch sắc tố đậm đặc cho vào ống eppendorf, đậy kín để tránh bay hơi. Dùng bút chì và thước kẻ, kẻ một đường mờ trên giấy sắc ký theo Hình 5.1. Dùng ống hút mao dẫn hút dung dịch sắc tố và chấm dịch theo vệt chì mờ trên bản sắc kí khoảng 10 lần. Đặt bản sắc kí theo chiều thẳng đứng vào bình sắc ký đã đựng sẵn dung dịch sắc ký, sao cho vệt sắc tố không chạm vào dung dịch bên dưới như Hình 5.2. Để cho các sắc tố tách riêng thành 4 loại trong khoảng 10 phút.

Bước 4: Quan sát hiện tượng và ghi lại kết quả thí nghiệm vào vỡ.

15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 5 (Kết nối tri thức) có đáp án: Thực hành: Quang hợp ở thực vật (ảnh 1) 

Sự tạo thành tinh bột trong quang hợp

  • Nguyên lí: Iodine là thuốc thử tinh bột. Khi nhỏ iodine vào tinh bột, tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh tím.
  • Quy trình thí nghiệm:

Bước 1: Chuẩn bị thí nghiệm:

- Đặt chậu cây khoai tây trong bóng tối 2 ngày.

- Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt, đem chậu cây để ra ngoài nắng khoảng 4-6 giờ.

- Ngắt chiếc lá, bỏ băng giấy đen.

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm:

- Đun sôi cách thuỷ lá trong cồn 90°.

- Rửa sạch lá trong cốc nước ấm.

- Nhúng lá vào dung dịch iodine đựng trong đĩa Petri và quan sát sự thay đổi màu sắc trên lá.

Bước 3: Ghi lại kết quả thí nghiệm vào vở

Sự thải oxygen trong quang hợp

  • Nguyên lí: oxygen tạo thành trong quang hợp có thể làm tàn đỏ của que đóm sáng lên hoặc làm que đóm cháy nhẹ
  • Quy trình thí nghiệm:

Bước 1: Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 phễu thuỷ tỉnh sao cho phần ngọn rong ở phía miệng phễu.

Bước 2: Úp ngược 2 phễu vào 2 cốc thủy tinh đựng nước

Đồ đầy nước vào 2 ống nghiệm, dùng ngón tay cái bịt miệng từng ống nghiệm và nhanh tay úp ống nghiệm vào cuống phễu (H 5.4).

Bước 3: Đề một cốc trong tối hoặc bọc giấy đen, cốc còn lại để ra nắng hoặc ánh sáng đền.

Bước 4: Sau 30 phút, quan sát hiện tượng xảy ra ở 2 ống nghiệm.

Đánh giá

0

0 đánh giá